Tranh chấp đất đai mua bán bằng giấy viết tay giải quyết như thế nào?

Trước đây, khi điều kiện còn khó khăn, các giao dịch liên quan đến đất đai hay vấn đề pháp lý khác đều được ghi nhận bằng giấy tờ viết tay. Tuy nhiên, hiện nay các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất đều phải thành lập văn bản và có công chứng, chứng thực. Vậy khi có tranh chấp đất đai mua bán bằng giấy viết tay có được giải quyết không và trình tự như thế nào?

Giá trị pháp lý của giao dịch mua bán đất bằng giấy viết tay

Theo quy định của nhà nước liên quan đến đất đai, về nguyên tắc liên quan đến quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ theo quy định tại  1 Điều 129, các giao dịch mua bán đất dù không được tạo thành văn bản và có công chứng, chứng thực, vẫn được tòa án công nhận là có hiệu lực khi một hoặc các bên đã hoàn thành ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch. 

Đọc thêm:  TCVN 4195:2012 - Phương pháp xác định khối lượng riêng
Về nguyên tắc liên quan đến quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực
Về nguyên tắc liên quan đến quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực

Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai mua bán bằng giấy viết tay

Theo quy định trong Luật Đất đai  và các Nghị định có liên quan, trình tự và thủ tục để giải quyết tranh chấp đất được quy định như sau: 

Hòa giải

Đôi bên có thể tự hòa giải tranh chấp đất đai thông qua tự thỏa thuận, bàn bạc dựa trên tinh thần tự nguyện, tôn trọng lợi ích đôi bên. Nếu không thể giải quyết có thể nộp đơn lên UBND cấp xã để giải quyết. 

Giải quyết tại UBND

Uỷ ban có trách nhiệm thẩm tra và xác minh nguyên nhân đồng thời thu thập các tài liệu có liên quan. Sau đó, cần lập Hội đồng hòa giải tranh chấp và tiến hành họp để thảo luận hòa giải. Việc hòa giải chỉ có hiệu lực khi cả hai bên có mặt, nếu như không thành đương sự sẽ nộp đơn lên cơ quan có thẩm quyền. 

Uỷ ban có trách nhiệm thẩm tra và xác minh nguyên nhân
Uỷ ban có trách nhiệm thẩm tra và xác minh nguyên nhân

Thông qua hành chính

UBND có thẩm quyền sẽ thẩm tra, xác minh vụ việc và giải quyết vấn đề giữa đôi bên. Tổ chức hòa giải, các cuộc họp để giải quyết trong trường hợp cần thiết. 

Thông qua Tòa án

Điều 186 BLTTDS 2015 có quy định cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện và tuyên bố  Hợp đồng bằng Giấy viết tay vô hiệu để bảo vệ quyền cũng như lợi ích hợp pháp của mình. Tòa án sẽ thông qua quy trình, thủ tục theo quy định để giải quyết và thụ lý vụ án. 

Đọc thêm:  Đất Rừng Phòng Hộ Là Gì? Có Được Cấp Sổ Đỏ Không?

Trên thực tế hầu hết các tranh chấp đất đai mua bán bằng giấy viết tay đương nhiên sẽ bị vô hiệu theo như luật định. Nhưng có những trường hợp nhất định, pháp luật vẫn công nhận hiệu lực của giấy viết tay. Khi xảy ra tranh chấp, cá nhân có thể đi theo con đường hành chính hoặc Tòa án giải quyết các tranh chấp để bảo vệ cho quyền lợi của mình. 

Tòa án sẽ thông qua quy trình, thủ tục theo quy định để giải quyết
Tòa án sẽ thông qua quy trình, thủ tục theo quy định để giải quyết

Như vậy, hầu hết các giao dịch đất đai bằng giấy viết tay sẽ đương nhiên bị vô hiệu vì vi phạm hình thức mà luật định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, pháp luật vẫn công nhận hiệu lực của giấy viết tay. Khi xảy ra tranh chấp, cá nhân có thể thông qua con đường hành chính hoặc Tòa án nhằm giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền lợi của mình.

Một số trường hợp nhất định, pháp luật vẫn công nhận hiệu lực của giấy viết tay
Một số trường hợp nhất định, pháp luật vẫn công nhận hiệu lực của giấy viết tay

Xem thêm:

Cách giải quyết tranh chấp đất khai hoang không có giấy tờ

Tham khảo mẫu biên bản xác định ranh giới mốc giới thửa đất

Khi xảy ra tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ sẽ giải quyết như thế nào?

Án phí tranh chấp đất đai mua bán bằng giấy viết tay

Theo Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 về án phí trong xử lý tranh chấp đất đai có quy định cụ thể như sau:

Trường hợp 1

Đối với trường hợp bên yêu cầu công nhận hợp đồng mua bán nhà đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và một bên cho rằng những hợp đồng này là vô hiệu và không có yêu cầu gì thêm. Nếu như Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu, bên công nhập sẽ chịu án phí như những vụ án dân sự không có giá ngạch. Nếu tòa án tuyên bố công nhận hợp đồng trên, bên tuyên bố vô hiệu sẽ chịu án phí tương tự. 

Đọc thêm:  Tranh chấp đất đai là gì và nên giải quyết như thế nào?
Tùy vào bên thắng, thua kiện sẽ phải chịu án phí riêng
Tùy vào bên thắng, thua kiện sẽ phải chịu án phí riêng

Trường hợp 2

Nếu một bên công nhận hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bên còn lại tuyên bố vô hiệu và có yêu cầu Tòa án giải quyết hậu quả. Bên cạnh việc chịu án phí, người thực hiện nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại chịu án phí có giá ngạch đối với giá trị tài sản đó. 

Trường hợp 3

Trường hợp tranh chấp hợp đồng, mua bán tài sản, chuyển nhượng đất đai, một bên yêu cầu trả lại tiền, đặt cọc, phạt cọc, bên còn lại chấp nhận trả cọc nhưng không chấp thuận phạt cọc. Tòa án đồng ý phạt cọc, bên không chấp thuận phạt cọc phải chịu án phí như những vụ án dân sự có giá ngạch đối với giá trị phạt cọc. 

Án phí tranh chấp đất đai phụ thuộc vào nhiều trường hợp
Án phí tranh chấp đất đai phụ thuộc vào nhiều trường hợp

Có thể bạn cần biết:

Hợp đồng mua bán nhà đất giấy tay có hiệu lực không?

Giấy cam kết không tranh chấp ranh giới đất đai chuẩn nhất

Thời hạn khởi kiện tranh chấp ranh giới đất theo pháp luật hiện hành

Trên đây, Đo Vẽ Nhanh đã tư vấn và giải đáp về tranh chấp đất đai mua bán bằng giấy viết tay. Mọi tư vấn pháp luật về đất đai liên hệ 0963951375 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.