Thời hạn khởi kiện tranh chấp ranh giới đất theo pháp luật hiện hành

Khi nhắc đến tranh chấp đất đai, hầu hết các chủ thể trong quan hệ tranh chấp hoặc các cá nhân, tổ chức có liên quan đều lo lắng về thời hạn khởi kiện trong tranh chấp đất đai. Pháp luật Việt Nam tuỳ thuộc vào từng loại tranh chấp đất mà có thời hạn khởi kiện khác nhau. Vậy các bạn hãy cùng Đo Vẽ Nhanh tìm hiểu về thời hạn khởi kiện tranh chấp ranh giới đất trong bài viết dưới đây nhé.

Thế nào là ranh giới đất đai, tranh chấp đất đai?

Ranh giới đất đai được xác định bởi mốc giới cụ thể do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất hoặc cho thuê thực hiện trên thực địa; được ghi trong quyết định cho thuê đất, giao đất và được mô tả trong hồ sơ địa chính. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đai giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. 

Khái niệm tranh chấp đất đai theo pháp luật hiện hành
Khái niệm tranh chấp đất đai theo pháp luật hiện hành

Theo quy định tại khoản 16 điều 3 của Luật đất đai năm 2013: “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản khác gắn liền với đất đai là chứng từ pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất đai, quyền sở hữu nhà ở và sở hữu tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của chủ thể có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Xem thêm:

Tham khảo mẫu biên bản xác định ranh giới mốc giới thửa đất

Cách giải quyết tranh chấp đất khai hoang không có giấy tờ

Giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ như thế nào?

Các thông tin về thời hạn khởi kiện tranh chấp ranh giới đất

Đối với mỗi loại đất đai hoặc tài sản gắn liền với đất khác nhau, Nhà nước sẽ có các quy định khác nhau về thời hạn khởi kiện tranh chấp. Cùng tìm hiểu chi tiết các thông tin cần biết về thời hạn khởi kiện tranh chấp ranh giới đất ở phần dưới đây.

Trường hợp nào không áp dụng thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai?

Đối với trường hợp các bên tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai (Tranh chấp về quyền sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật về đất là tranh chấp ai sẽ có quyền sử dụng đất đó theo điểm C khoản 2 điều 23 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012) thì thời hiệu khởi kiện không được áp dụng theo điều 155 Bộ Luật Dân sự năm 2015.

Trường hợp không áp dụng thời hạn khởi kiện tranh chấp đất đai
Trường hợp không áp dụng thời hạn khởi kiện tranh chấp đất đai

Điều này đồng nghĩa với việc những tranh chấp về quyền sử dụng đất, khi một trong các chủ thể nhận thấy quyền và nghĩa vụ của mình bị xâm phạm vào bất kỳ thời điểm nào đều có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật bởi thời hạn khởi kiện ở trường hợp này không được xét đến và áp dụng.

Thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp đất đai khác

Căn cứ vào điều 23 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012: “Đối với tranh chấp dân sự mà văn bản quy phạm pháp luật có ghi quy định về thời hạn khởi kiện thì áp dụng thời hạn khởi kiện được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật đó.”

Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP của Tòa án Nhân dân tối cao
Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP của Tòa án Nhân dân tối cao

Từ quy định trên cùng các văn bản pháp luật có liên quan, có thể thấy:

  • Đối với tranh chấp dân sự phát sinh trong giao dịch dân sự (hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê quyền sử dụng đất) thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu toà án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 3 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm (Điều 429 Bộ luật Dân sự năm 2015).
  • Đối với tranh chấp di sản thừa kế là đất đai thì thời hạn để người thừa kế yêu cầu được chia di sản là 30 năm kể từ thời điểm bắt đầu mở thừa kế. Thời hạn để người thừa kế yêu cầu được xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm kể từ thời điểm bắt đầu mở thừa kế. Thời hạn yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 3 năm kể từ thời điểm mở thừa kế (Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Tranh chấp đất đai khi đó là di sản thừa kế
Tranh chấp đất đai khi đó là di sản thừa kế

Thời gian không được tính vào thời hạn khởi kiện

Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện một vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

Thứ nhất, sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền yêu cầu không thể khởi kiện, quyền yêu cầu khởi kiện, trong phạm vi thời hiệu:

  • Sự kiện bất khả kháng là một sự kiện xảy ra một cách khách quan mà không thể lường trước được và không thể khắc phục được, mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết và trong khả năng cho phép.
  • Trở ngại khách quan là các trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động vào làm cho người có quyền và nghĩa vụ dân sự không được biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền và nghĩa vụ dân sự của mình.
Sự kiện bất khả kháng khiến chủ thể không thể khởi kiện 
Sự kiện bất khả kháng khiến chủ thể không thể khởi kiện

Thứ hai, chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa đủ tuổi thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong việc nhận thức, không thể làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

Thứ ba, người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:

  • Người đại diện đã chết nếu là cá nhân, chấm dứt việc tồn tại nếu là pháp nhân;
  • Người đại diện vì một lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được nữa.
Người chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự không thể khởi kiện
Người chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự không thể khởi kiện

Có thể bạn quan tâm:

Giải đáp: Ranh giới thửa đất có thay đổi phải làm sao?

Giấy cam kết không tranh chấp ranh giới đất đai chuẩn nhất

Thủ tục giải quyết tranh chấp ranh giới đất liền kề nhanh nhất

Như vậy, ở bài viết trên đây, Đo Vẽ Nhanh đã cùng các bạn tìm hiểu về thời hạn khởi kiện tranh chấp ranh giới đất. Mong rằng với các thông tin hữu ích đã được chia sẻ, bạn sẽ nắm rõ và tìm hiểu thêm được các quy trình, thủ tục nhằm bảo vệ quyền lợi cho bản thân mình.