Khi xảy ra tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ sẽ giải quyết như thế nào?

Sổ đỏ là chứng thư pháp lý quan trọng do cơ quan nhà nước thẩm quyền cấp, chứng minh quyền sử dụng đất. Tuy nhiên không phải cứ được cấp sổ đỏ thì quyền lợi của người sử dụng đất được bảo đảm. Có rất nhiều trường hợp tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ xảy ra, vậy khi gặp các tình huống này xảy ra người dân cần làm như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Đo Vẽ Nhanh để có thêm thông tin nhé. 

Một số trường hợp tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ phổ biến hiện nay

Tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ là loại đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhưng lại xảy ra mâu thuẫn giữa người sử dụng hợp pháp với các cá nhân khác, hay với nhà nước liên quan tới việc bồi thường đất. Hoặc giữa những người sử dụng chung mảnh đất đó với nhau, và có thể kể tới một số trường hợp phổ biến dưới đây: 

Vấn đề tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ rất phổ biến
Vấn đề tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ rất phổ biến

Tranh chấp ranh giới đất liền kề nhau: Trường hợp tranh chấp đất phát sinh giữa những người sử dụng đất liền kề nhau, xảy ra khi các bên không thể xác định được ranh giới phân chia quyền sử dụng đất. Hoặc có thể là trường hợp một bên cho rằng bên kia có hành vi thay đổi, lấn chiếm hay vượt quá ranh giới sử dụng đất của mình. 

Đọc thêm:  Sơ Lược Công Nghệ 3d Hologram

Tranh chấp lối đi chung: Là khi các bên không thể thống nhất với nhau về lối đi chung. Có trường hợp là do một bên không đồng ý mới mức đền bù khi mở lối đi chung hay có thể 1 bên tự ý mở lối đi chung trên đất của bên kia. 

Tranh chấp đất cho ở nhờ: Tình huống này thường xảy ra với những người đã có quen biết trước đó, có thể là họ hàng, anh em,… Việc cho ở nhờ thường được thể hiện thông qua lời nói miệng và thời gian ở kéo dài.

Tranh chấp quyền sử dụng đất thông qua thừa kế: Trường hợp khá là phổ biến khi phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất. Các dạng tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất có thể là việc bắt buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu về chia di sản, xác nhận quyền thừa kế,…

Vợ chồng ly hôn xảy ra tranh chấp liên quan đến tài sản chung
Vợ chồng ly hôn xảy ra tranh chấp liên quan đến tài sản chung

Tranh chấp đất đã có sổ đỏ khi xảy ra ly hôn: Việc ly hôn của hai vợ chồng sẽ dẫn tới vấn đề phân chia tài sản trong đó có vấn đề về quyền sử dụng đất. Có thể đất đứng tên một mình vợ/chồng hoặc cả hai, hay đứng tên bố mẹ vợ hay bố mẹ chồng,…

Xem ngay:

Tham khảo mẫu biên bản xác định ranh giới mốc giới thửa đất

Cách giải quyết tranh chấp đất khai hoang không có giấy tờ

Quy trình giải quyết và mẫu đơn tranh chấp ranh giới đất

Tranh chấp đất đai có sổ đỏ sẽ được giải quyết như thế nào?

Việc giải quyết một vụ tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ thường không đơn giản và phải trải qua nhiều quy trình. Để có thể giải quyết xong một vụ bạn cần phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức. Bạn cần nắm rõ các quy định về vấn đề này để có thể dễ dàng và nhanh chóng giải quyết vấn đề. 

Đọc thêm:  Hướng dẫn cách tính tỉ lệ bản đồ chuẩn nhất

Tiến hành đàm phán giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ

Khi xảy ra tranh chấp các bên thường có tâm lý mong muốn xử lý nhanh chóng, đôi bên không ai nhường ai và tiến hành khởi kiện lên tòa. Điều này sẽ khiến cho cả hai bên đều sẽ mất rất nhiều thời gian, đồng thời tốn nhiều tiền bạc. Vì vậy khi xảy ra tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ, các bên nên tự tiến hành hòa giải hoặc hòa giải tại UBND xã nếu không thể tự hòa giải được. 

Ưu tiên sự tự hòa giải của hai bên khi xảy ra tranh chấp 
Ưu tiên sự tự hòa giải của hai bên khi xảy ra tranh chấp

Trình tự thủ tục hòa giải cơ sở tại UBND xã được thực hiện theo quy định tại điều 202 Luật đất đai 2013 và điều 88 Nghị định 43/2014 của Chính Phủ hướng dẫn thi hành Luật đất đai. Thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã bao gồm: tiếp nhận đơn yêu cầu, thực hiện điều tra xác minh đơn, thành lập hội đồng, tổ chức cuộc họp cho hai bên hòa giải, thông báo kết quả và lập biên bản hòa giải. 

Nếu không tự hòa giải phải tiến hành hòa giải tại UBND xã
Nếu không tự hòa giải phải tiến hành hòa giải tại UBND xã

Giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ xảy ra tranh chấp tại tòa 

Trong trường hợp tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ mà hai bên đã tiến hành hòa giải tại UBND cấp xã nhưng không thành. Các bên sẽ có quyền tiếp tục khởi kiện lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền nơi có đất tranh chấp để giải quyết. Cá nhân có thể giải quyết thông qua người đại diện hợp pháp. Người khởi kiện tiến hành gửi đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ liên quan tới Tòa án có quyền và hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Tòa và nộp tạm ứng phí. 

Đọc thêm:  Tổng Hợp Các Câu Hỏi Liên Quan Đến Đất công ích 5% Là Gì 
Chuẩn bị kỹ hồ sơ và tài liệu trước khi khởi kiện ra Tòa
Chuẩn bị kỹ hồ sơ và tài liệu trước khi khởi kiện ra Tòa

Sau khi Tòa đã thụ lý giải quyết vụ án thì một lần nữa tòa tiếp tục tiến hành hòa giải để các bên đương sự thỏa thuận với nhau. Việc hòa giải này là giai đoạn bắt buộc do Tòa án chủ trì và tiến hành trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. Trường hợp hòa giải thành thì Tòa sẽ lập biên bản hòa giải thành và hết 7 ngày các bên không có thay đổi ý kiến thì kết thúc tranh chấp. 

Thủ tục hòa giải do Tòa án chủ trì là giai đoạn bắt buộc 
Thủ tục hòa giải do Tòa án chủ trì là giai đoạn bắt buộc

Nếu như hòa giải không thành, Tòa sẽ quyết định đưa vụ án ra xét xử, ngay trong quá trình xét xử thì đôi bên đều vẫn có thể thỏa thuận với nhau. Sau khi tiến hành xác minh, xem xét, tòa sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng. Các phán quyết này dựa trên thực tiễn của vụ việc và trên cơ sở của pháp luật. 

Có thể bạn quan tâm:

Tranh chấp đất đai mua bán bằng giấy viết tay giải quyết như thế nào?

Hợp đồng mua bán nhà đất giấy tay có hiệu lực không?

Thủ tục giải quyết tranh chấp ranh giới đất liền kề nhanh nhất

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan tới tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng qua những chia sẻ trên của Đo Vẽ Nhanh sẽ giúp bạn giải đáp được băn khoăn.