Trình tự giải quyết tranh chấp lối đi chung và mẫu đơn khởi kiện

Giải quyết tranh chấp lối đi chung hiện nay vẫn còn là một vấn đề rất phức tạp bởi liên quan tới quan hệ họ hàng, láng giềng hay tình làng, nghĩa xóm. Tuy nhiên, khi nhận thấy một chủ thể đã có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì vẫn cần có sự can thiệp của các cơ quan chức năng. Cùng Đo Vẽ Nhanh tìm hiểu qua bài viết dưới đây để rõ hơn về cách giải quyết tranh chấp lối đi chung nhé.

Tranh chấp lối đi chung nghĩa là gì?

Theo điều 254 của Bộ luật Dân sự năm 2015 về lối đi qua được quy định như sau: “Chủ sở hữu có bất động sản đang bị vây bọc bởi bất động sản của chủ sở hữu khác mà không đủ hoặc không có lối để đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu với chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi ra hợp lý trên phần đất của họ.”

Vậy lối đi là một phần diện tích đất được sử dụng để đi ra đường công cộng. Chủ sở hữu bất động sản chỉ có quyền yêu cầu sử dụng một phần bất động sản liền kề để sử dụng làm lối đi chung trong trường hợp bất động sản của họ bị vây bọc, không đủ hoặc không có lối ra đường công cộng.

Tranh chấp lối đi chung giữa các chủ thể sở hữu bất động sản
Tranh chấp lối đi chung giữa các chủ thể sở hữu bất động sản

Tranh chấp lối đi chung là sự tranh chấp đất đai liên quan tới việc mở hoặc sử dụng lối đi chung giữa các chủ sở hữu bất động sản. Đặc điểm của việc tranh chấp giữa các chủ thể này là:

  • Các chủ thể tranh chấp là các chủ sở hữu bất động sản liền kề hoặc vây bọc nhau.
  • Đối tượng tranh chấp là quyền để sử dụng đất dành riêng cho việc đi lại từ bất động sản ra tới đường công cộng.
  • Nội dung của tranh chấp là sự bất đồng hay xung đột về lợi ích, nghĩa vụ và quyền trong việc mở và sử dụng lối đi chung. 

Thẩm quyền về việc giải quyết tranh chấp lối đi chung

Theo khoản 2 điều 254 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Nếu có tranh chấp về đối đi thì chủ thể có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết”.

Theo điều 203 Luật Đất đai 2013: “Tranh chấp đất đai được thực hiện hòa giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã mà không thành thì các bên có thể lựa chọn giải quyết tại Tòa án hoặc Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền, tuỳ vào từng trường hợp cụ thể. Vậy, Toà án nhân dân và Uỷ ban nhân dân sẽ là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lối đi chung giữa các chủ thể. 

Nếu không thể hoà giải thì chủ thể thực hiện khởi kiện tranh chấp
Nếu không thể hoà giải thì chủ thể thực hiện khởi kiện tranh chấp

Giải quyết tranh chấp lối đi chung tại cấp Uỷ ban nhân dân

Uỷ ban nhân dân là cấp có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lối đi chung khi các chủ thể không có giấy chứng nhận hoặc một trong các giấy tờ quy định tại điều 100 của Luật Đất đai năm 2013.

Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ giải quyết tranh chấp lối đi chung giữa các hộ gia đình, cá nhân hoặc cộng đồng dân cư với nhau. Trường hợp sau khi Chủ tịch UBND giải quyết nhưng các bên không đồng ý thì có thể khiếu nại lên chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện lên Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về việc tố tụng hình sự. 

Giải quyết tranh chấp lối đi chung qua UBND cấp huyện và tỉnh
Giải quyết tranh chấp lối đi chung qua UBND cấp huyện và tỉnh

Chủ tịch UBND tỉnh sẽ giải quyết tranh chấp lối đi chung khi một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Trường hợp nếu sau khi chủ tịch UBND giải quyết nhưng các bên không đồng ý thì có thể khiếu nại trực tiếp lên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện lên Tòa án nhân dân theo quy định về tố tụng hành chính. 

Giải quyết tranh chấp lối đi chung tại Tòa án nhân dân.

Trường hợp các bên tranh chấp lối đi chung nhưng không có giấy chứng nhận hoặc một trong các giấy tờ được quy định tại điều 100 của Luật Đất đai năm 2013 thì có thể khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng. 

Giải quyết tranh chấp lối đi chung tại Tòa án
Giải quyết tranh chấp lối đi chung tại Tòa án

Theo quy định tại khoản 3 điều 2 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP khi khởi kiện tranh chấp lối đi chung, người khởi kiện cần đáp ứng các điều kiện sau: Người khởi kiện có quyền để khởi kiện tranh chấp; Thuộc thẩm quyền của Tòa án theo loại tranh chấp; Tranh chấp lối đi chung chưa được giải quyết; Tranh chấp phải được hòa giải tại UBND cấp xã. 

Mẫu đơn dùng để khởi kiện giải quyết tranh chấp lối đi chung

Hiện nay, mẫu đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp lối đi chung vẫn chưa được quy định riêng. Tranh chấp đất đai và tranh chấp lối đi chung sẽ được áp dụng chung một mẫu đơn kiện số 23-DS được ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NS-HĐTP. 

Mẫu đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp lối đi chung gồm các nội dung sau:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn.
  • Tên Toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lối đi chung.
  • Tên, nơi cư trí, làm việc hoặc trụ sở của chủ thể khởi kiện, người bị kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Các thông tin này cần khớp với thông tin trong giấy tờ nhân thân.
  • Nội dung sự việc tranh chấp lối đi chung: Người làm đơn nêu ngắn gọn, đầy đủ và dễ hiểu về thông tin thửa đất đang tranh chấp làm lối đi chung (diện tích, thửa số bao nhiêu, loại đất, địa chỉ,…). 
  • Đưa ra yêu cầu để được Tòa án giải quyết.
  • Họ tên và địa chỉ người làm chứng.
  • Các tài liệu và chứng cứ liên quan tới nội dung giải quyết tranh chấp lối đi chung tại Tòa án.
  • Chữ ký, xác nhận của người khởi kiện.
  • Luật sư thực hiện soạn đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp lối đi chung. 
Mẫu đơn dùng khởi kiện tranh chấp lối đi chung
Mẫu đơn dùng khởi kiện tranh chấp lối đi chung

Xem thêm:

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai cụ thể

Hướng dẫn theo thông tư hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai

Hướng dẫn viết mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

Như vậy, Đo Vẽ Nhanh đã cung cấp cho bạn thông tin về giải quyết tranh chấp lối đi chung cùng mẫu đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp. Bạn có thể tham khảo các thông tin trên để phòng trường hợp quyền và nghĩa vụ về lối đi chung của mình bị vi phạm nhé.