Hướng dẫn theo thông tư hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai

Khi xảy ra tranh chấp đất đai, nếu các bên không thể thương lượng được với nhau, bắt buộc phải có sự can thiệp của pháp luật. Lúc này, việc nắm rõ các quy định của luật, nghị định và thông tư hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai là điều rất cần thiết. Tham khảo những chia sẻ của Đo Vẽ Nhanh về vấn đề này qua bài viết sau đây.

Khái niệm tranh chấp đất đai là gì?

Theo hiến pháp 2013 ghi nhận đất đai chính là sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu thống nhất và quản lý. Tại khoản 24 điều 3 Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai là tranh chấp liên quan tới quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hay nhiều bên trong quan hệ đất đai. 

Khái niệm tranh chấp đất đai được quy định cụ thể tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất Đai 2013
Khái niệm tranh chấp đất đai được quy định cụ thể tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất Đai 2013

Đây là một dạng tranh chấp rất phổ biến và phức tạp hiện nay. Do đó chúng ta cần phải hiểu các quy định của luật, cũng như các thông tư hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai

Đọc thêm:  Đất thuộc lộ giới có được cấp sổ/bồi thường?

Khi xảy ra tranh chấp đất đai nên giải quyết như thế nào?

Theo đó, khi xảy ra tranh chấp đất đai, nhà nước luôn khuyến khích các bên tự hòa giải với nhau hoặc hòa giải cơ sở tại Ủy ban nhân dân cấp xa. Thủ tục tiến hành hòa giải tại cấp xã không quá 45 ngày kể từ ngày nhận đơn và phải có biên bản xác nhận việc hòa giải thành hay không thành có chữ ký của các bên. 

Khi xảy ra tranh chấp đất đai, các bên thực hiện hòa giải hoặc hòa giải cơ sở
Khi xảy ra tranh chấp đất đai, các bên thực hiện hòa giải hoặc hòa giải cơ sở

Trường hợp, hòa giải không thành thì bạn tiến hành nộp đơn lên UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện lên tòa án.

Thẩm quyền giải quyết 

Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà có giấy chứng nhận QSDĐ hoặc có một trong các loại giấy tờ được quy định tại điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì sẽ do Tòa án nhân dân giải quyết. Trường hợp tranh chấp mà đương sự không có giấy giấy chứng nhận QSDĐ hoặc những loại giấy tờ theo quy định thì đương sự có thể nộp đơn yêu cầu lên UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án. 

Nếu đương sự có GCN hoặc 1 trong các loại giấy tờ tại điều 100 Luật Đất Đai thì nộp đơn khởi kiện lên Tòa án
Nếu đương sự có GCN hoặc 1 trong các loại giấy tờ tại điều 100 Luật Đất Đai thì nộp đơn khởi kiện lên Tòa án

Trình tự thủ tục khởi kiện 

Khi 1 trong các bên có giấy chứng nhận hoặc có một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai, Tòa án nhân dân nơi có đất xảy ra tranh chấp giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự sau đây.

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, bao gồm có: 

  • Đơn khởi kiện theo mẫu có sẵn
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất như: Giấy chứng nhận QSDĐ hoặc một trong những loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100.
  • Biên bản hòa giải có xác nhận của UBND, cùng với chữ ký của các bên. 
  • Các loại giấy tờ của người khởi kiện như sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
  • Một số loại giấy tờ chứng minh khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, ai đang khởi kiện về vấn đề gì thì phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh cho chính yêu cầu khởi kiện của mình. 
Đọc thêm:  Giải Đáp Pháp Lý: Đất Chưa Có Sổ Đỏ Bị Lấn Chiếm Xử Lý Thế Nào
Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện đầy đủ và chính xác
Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện đầy đủ và chính xác

Bước 2: Nộp đơn khởi kiện

Nơi nộp: Tại tòa án nhân dân nơi có bất động sản tranh chấp.

Hình thức nộp: Nộp bằng 1 trong ba hình thức như sau:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa 
  • Gửi tới Tòa theo đường dịch vụ bưu chính
  • Gửi qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). 
Người khởi kiện nộp đơn lên Tòa án nhân dân nơi có đất tranh chấp 
Người khởi kiện nộp đơn lên Tòa án nhân dân nơi có đất tranh chấp

Bước 3: Tòa thụ lý và giải quyết đơn kiện

  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, Tòa án sẽ yêu cầu bổ sung.
  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ và đầy đủ như yêu cầu, Tòa thông báo cho người khởi kiện nộp tạm ứng phí tại cơ quan thuế theo giấy báo tạm ứng án phí, mang biên lai nộp lại cho Tòa. Cuối cùng, Tòa sẽ thụ lý và giải quyết đơn khởi kiện. 

Bước 4: Thủ tục chuẩn bị xét xử và tiến hành xét xử.

Quá trình chuẩn bị xét xử sẽ kéo dài trong thời hạn là 04 tháng, đối với những vụ việc phức tạp thì được gia hạn không quá 02 tháng (tổng cộng là 06 tháng). Trong giai đoạn này Tòa bắt buộc phải thực hiện quy trình hòa giải tại Tòa. 

Trong quá trình xét xử các bên vẫn có thể tự hòa giải 
Trong quá trình xét xử các bên vẫn có thể tự hòa giải

Nếu các bên không hòa giải thành, mới đưa vụ tranh chấp ra xét xử sở thẩm. Sau khi có được bản án sơ thẩm các bên tranh chấp có quyền kháng cáo nếu như không đồng ý với bản án của Tòa và phải đưa ra căn cứ. 

Việc tìm hiểu kỹ các thông tư hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai và các văn bản luật có liên quan sẽ giúp bạn linh hoạt xử lý các tình huống xảy ra. Đặc biệt với những ai đang trong quá trình làm thủ tục kiện tụng tranh chấp đất đai, khi nắm chắc những kiến thức này, sẽ có những chuẩn bị tốt hơn. Qua đó, tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức cũng như tiền bạc, và hơn hết là đảm bảo được đầy đủ quyền và nghĩa vụ của bản thân trước pháp luật. 

Có thể bạn quan tâm:

Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quy định cụ thể

Quy định pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột

Cách thức giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán nhà

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan các quy định pháp luật và các thông tư hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai. Nếu bạn có nhu cầu khảo sát , đo đạc đất thì đừng quên liên hệ cho Đo Vẽ Nhanh để được tư vấn và trải nghiệm những dịch vụ tốt nhất. 

Đọc thêm:  Hướng dẫn quy trình chuyển hệ tọa độ UTM sang VN2000