Tham khảo mẫu biên bản xác định ranh giới mốc giới thửa đất

Trong thực tế hiện nay có rất nhiều vụ tranh chấp đất đai xảy ra không đang có. Vì ranh giới đất đai không được phân định rạch ròi, dẫn tới những mâu thuẫn xảy ra về vấn đề lấn chiếm đất. Vậy khi nào cần biên bản xác định ranh giới mốc giới thửa đất? Và người làm đơn cần ghi những thông tin gì? Hãy để  Đo Vẽ Nhanh giải đáp nhé!

Khi nào cần lập biên bản xác định ranh giới mốc giới thửa đất?

Các bạn sẽ lập biên bản xác định ranh giới mốc giới thửa đất khi xảy ra hai trường hợp sau đây:

  • Thứ nhất: Bạn mong muốn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn gọi là sổ đỏ.
  • Thứ hai: Khi bạn yêu cầu xin bổ sung hồ sơ để thực hiện xử lý giải quyết tranh chấp. 
Những trường hợp để lập biên bản xác định ranh giới
Tiến hành đo đạc đất đai

Về phía bên cơ quan Nhà nước sẽ tiến hành đo đạc đất đai, lập bản đồ địa chính đồng thời có trách nhiệm xem xét về hiện trạng đất đang được sử dụng, ý kiến của mọi người khi sử dụng đất liền kề, lập bản đồ mô tả ranh giới của khu đất. Sau đó, người nhận bản đồ mô tả sẽ ký kết xác nhận rằng đã nhận bản đồ miêu tả này. 

Bạn có muốn biết: Giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ như thế nào?

Những thông tin cần ghi khi lập biên bản 

Người làm đơn xác định ranh giới mốc giới thửa đất cần phải điền đầy đủ các thông tin liên quan một cách chính xác trên biên bản. Điều này sẽ giúp cho quá trình làm việc được tiến hành thuận lợi và dễ dàng hơn. Các thông tin mà bạn cần phải điền là họ và tên, ngày tháng năm sinh, CMND/CCCD, địa chỉ thường trú, thông tin về thửa đất,… 

Cần ghi chuẩn xác và đầy đủ thông tin theo yêu cầu trên biên bản
Xem xét về hiện trạng đất

Có thể bạn quan tâm Khi xảy ra tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ sẽ giải quyết như thế nào?

Nộp biên bản xác định ranh giới mốc giới thửa đất ở đâu?

Theo như quy định của luật thì người làm đơn biên bản xác định ranh giới mốc thửa đất phải tiến hành nộp tại chi nhánh của văn phòng đăng ký đất đai ở cấp quận, huyện, thị xã hay thành phố. Sau đó văn phòng đăng ký đất đai sẽ có chức năng và nhiệm vụ xử lý yêu cầu của bạn theo quy định của UBND tỉnh. 

Căn cứ vào Nghị định 43/2014 của Chính Phủ tại điều 5 thì Văn phòng đăng ký đất đai sẽ phục vụ việc đăng ký đất đai hay tài sản gắn liền với đất, các vấn đề về xin phép xây dựng. Ngoài ra còn thực hiện việc chỉnh sửa hồ sơ địa chính, thu thập dữ liệu về tình hình và thực trạng đất đai. Đồng thời tiến hành kiểm kê các thông tin đất đai, cung cấp các thông tin liên quan cho các cá nhân và tổ chức khi có yêu cầu. 

Có thể bạn muốn biết: Tranh chấp đất đai mua bán bằng giấy viết tay giải quyết như thế nào?

Khi thực hiện lập biên bản xác định ranh giới mốc giới thửa đất bạn cần lưu ý: 

Trường hợp đất đang bị tranh chấp về ranh giới mốc giới thì phía cơ quan đo đạc cần báo lại bằng văn bản cho bên Ủy ban nhân dân cấp xã của nơi đó để giải quyết. 

Với những trường hợp chưa giải quyết xong hết được các tranh chấp còn trong thời gian đo đạc ranh giới nhưng vẫn chưa thể xác định được ranh giới thực tế để sử dụng. Bên phía cơ quan quản lý có quyền được phép đo rồi khoanh lại thửa đất đang có tranh chấp.

Mẫu biên bản xác định ranh giới mốc giới thửa đất 
Mẫu biên bản xác định ranh giới mốc giới thửa đất

Phía bên đơn vị đo đạc sẽ có trách nhiệm đo và lập bản mô tả hiện trạng của thửa đất đang tranh chấp thành hai bản. Trong đó, một bản sẽ dùng để lưu lại còn bản còn lại sẽ gửi lên Ủy ban nhân dân cấp xã để giải quyết tranh chấp. 

Hi vọng, những chia sẻ của Đo Vẽ Nhanh sẽ giúp bạn giải đáp được những vấn đề về biên bản xác định ranh giới mốc giới thửa đất.

Có thể bạn cần: Cách giải quyết tranh chấp đất khai hoang không có giấy tờ