Quy trình giải quyết và mẫu đơn tranh chấp ranh giới đất

Để xác định được đất đai có bị lấn chiếm hay không cần dựa vào ranh giới thửa đất trong Sổ đỏ. Nhưng hiện nay tình trạng tranh chấp ranh giới đất ngày càng phổ biến hơn và mức độ phức tạp cũng cao hơn. Điều này làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của nhiều người. Tìm hiểu về quy trình giải quyết và mẫu đơn tranh chấp ranh giới đất trong bài viết sau đây của Đo Vẽ Nhanh nhé. 

Tranh chấp đất đai là gì?

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu quy trình và mẫu đơn tranh chấp ranh giới đất, bạn cần nắm rõ về tranh chấp đất đai là gì. Tranh chấp đất đai là loại tranh chấp phổ biến, khó giải quyết khi mà các chủ thể cho rằng quyền và lợi ích của họ bị xâm hại liên quan đến đất đai. Điển hình như chuyển nhượng, thừa kế, lấn chiếm, ngõ đi chung…

Tranh chấp đất đai là loại tranh chấp phổ biến, khó giải quyết
Tranh chấp đất đai là loại tranh chấp phổ biến, khó giải quyết

Những mâu thuẫn về tranh chấp đất được nhà nước khuyến khích và ưu tiên giải quyết bằng con đường hòa giải trước khi đi đến tố tụng. Để giải quyết một vụ án tranh chấp đất không chỉ áp dụng những văn bản luật hiện có mà còn có sự kết hợp với những văn bản khác, nếu không có sự hợp tác từ các đương sự, vụ án có thể bị kéo dài. 

Các dạng tranh chấp đất đai hiện nay

Thực tế cuộc sống luôn xuất hiện những vụ án mà tính chất của tranh chấp có nhiều dạng khác nhau liên quan đến quan hệ pháp luật, vậy nên phân loại tranh chấp cũng chỉ là dạng tương đối, cụ thể:  

Tranh chấp địa giới hành chính

Đây là tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất giữa các bên gần nhau, có thể xảy ra ở những người ở hai tỉnh, hai huyện, hai xã kề cận.

Tranh chấp ranh giới liền kề

Đây là dạng tranh chấp giữa những người sử dụng chung với nhau giữa các vùng đất. Trong đó, một bên tự ý chiếm dụng đất hoặc tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai bên không xác định được ranh giới. Đây là dạng phổ biến nhất hiện nay theo thống kê của tòa án.

Tranh chấp đất liền kề tranh chấp giữa những người sử dụng chung với nhau giữa các vùng đất
Tranh chấp đất liền kề tranh chấp giữa những người sử dụng chung với nhau giữa các vùng đất

Tranh chấp đòi lại đất đai

Đây là dạng tranh chấp đòi lại tài sản, đất đai có nguồn gốc từ đời trước, thuộc quyền sở hữu của họ hoặc người thân. Vì nhiều lý do khác nhau mà họ tạm thời không sử dụng, dẫn đến cho mượn không đòi lại được, hoặc bị khai phá. 

Tranh chấp đòi lại đất đai
Tranh chấp đòi lại đất đai

Xem thêm:

Cách giải quyết tranh chấp đất khai hoang không có giấy tờ

Giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ như thế nào?

Khi xảy ra tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ sẽ giải quyết như thế nào?

Mẫu đơn tranh chấp ranh giới đất hiện hành

Khi có tranh chấp đất đai, Nhà nước khuyến khích cho đôi bên tự hòa giải, nhưng nếu không thể tự hòa giải được cần nộp đơn yêu cầu tại UBND cấp xã nơi có đất để tiến hành hòa giải. Để giúp cho các bên có thể giải quyết được mâu thuẫn, bạn cần làm đơn trình lên Cơ quan chức năng có thẩm quyền, với mẫu đơn cụ thể như sau:

Mẫu đơn tranh chấp ranh giới đất 
Mẫu đơn tranh chấp ranh giới đất

Hướng dẫn cụ thể ghi mẫu đơn tranh chấp ranh giới đất

Khi đã chuẩn bị đầy đủ, hồ sơ giấy tờ, bạn có thể tham khảo cách viết mẫu đơn tranh chấp đất như sau:

  •  Kính gửi: UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) nơi xảy ra tranh chấp đất đai.
  • Thông tin người làm đơn: Ghi đầy đủ, chính xác.
  • Tóm tắt sự việc tranh chấp đất đai: Nêu theo trình tự thời gian, nêu rõ tranh chấp giữa 2 bên và  diện tích đất tranh chấp.
  • Yêu cầu cơ quan  giải quyết  sự việc tranh chấp đất đai, cần ghi rõ yêu cầu cụ thể .
  • Chuẩn bị các tài liệu đi kèm như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Hợp đồng chuyển nhượng và các giấy tờ khác có liên quan. 
Ghi chép đầy đủ thông tin và giấy tờ
Ghi chép đầy đủ thông tin và giấy tờ

Có thể bạn quan tâm:

Tranh chấp đất đai mua bán bằng giấy viết tay giải quyết như thế nào?

Hợp đồng mua bán nhà đất giấy tay có hiệu lực không?

Thủ tục giải quyết tranh chấp ranh giới đất liền kề nhanh nhất

Trình tự giải quyết tranh chấp ranh giới đất

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp mẫu đơn tranh chấp ranh giới đất, các cơ quan sẽ giải quyết theo trình tự sau:

Hòa giải tại UBND xã/phường

Thủ tục hòa giải tranh chấp tại  Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện không quá 45 ngày  kể từ khi nộp mẫu đơn. Kết quả hòa giải được lập thành văn bản cho cả hai bên.

Tại Tòa án

Nếu như việc hòa giải không thành tại cấp xã, bạn có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện lên tòa án. Theo trình tự như sau: 

  • Khởi kiện và nộp án phí: Người có yêu cầu khởi kiện chuẩn bị tài liệu và các chứng cứ có liên quan.
  • Tòa án thụ lý và giải quyết: Tòa án tiến hành hòa giải đôi bên và lập biên bản nếu hòa thành đôi bên. 
  • Đưa vụ án ra xét xử theo các quy định: Hòa giải không thành tiến hành xử lý theo quy định.
  • Đôi bên không đồng ý, tiếp tục kháng cáo và phúc thẩm .
Việc hòa giải không thành tại cấp xã, có thể khởi kiện lên tòa án
Việc hòa giải không thành tại cấp xã, có thể khởi kiện lên tòa án

Trong quá trình sử dụng đất đai, ranh giới đất của gia đình, cá nhân có thể bị sai lệch vậy nên chuẩn bị mẫu đơn tranh chấp ranh giới đất và hồ sơ là điều cần thiết. Nếu như có nhu cầu tư vấn pháp lý về nhà đất, các thủ tục bất động sản hãy liên hệ với Đo Vẽ Nhanh qua số hotline  0963951375