Đất đã có sổ đỏ có tranh chấp được không? Các tình huống phổ biến 

Sổ đỏ hay còn gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý quan trong chứng minh quyền sử dụng đất của chủ sở hữu. Vậy đất đã có sổ đỏ có tranh chấp được không và nếu có tranh chấp sẽ được giải quyết như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Đo Vẽ Nhanh để có được câu trả lời chính xác nhất nhé. 

Đất đã có sổ đỏ có xảy ra  tranh chấp được không?

Nhiều người vẫn băn khoăn rằng đất đã có sổ đỏ có tranh chấp được không? Để trả lời cho câu hỏi này, Đo Vẽ Nhanh sẽ chỉ ra điều 203 của Luật đất đai quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đã có giấy chứng nhận (sổ đỏ) tại điều 100 luật này. Như vậy, pháp luật thừa nhận các tranh chấp đất có sổ đỏ có  xảy ra ở trên thực tế, nên mới đưa ra quy định về thẩm quyền giải quyết vấn đề này. 

Đất có sổ đỏ vẫn có thể xảy ra tranh chấp
Đất có sổ đỏ vẫn có thể xảy ra tranh chấp

Tranh chấp này có thể diễn ra giữa những người sử dụng đất hợp pháp với cá nhân khác, hay với nhà nước liên quan tới vấn đề bồi thường đất. Hoặc giữa những người sử dụng chung mảnh đất đó với nhau đang tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, mục đích sử dụng đất,…

Một số trường hợp tranh chấp đất đai đã có sổ phổ biến hiện nay

Sau khi đã tìm hiểu đất đã có sổ đỏ có tranh chấp được không? Hãy cùng xem xét một số trường hợp tranh chấp đất đã được cấp giấy chứng nhận phổ  biến hiện nay.

Tranh chấp liên quan tới ranh giới đất liền kề

Đây là trường hợp tranh chấp đất phát sinh giữa các chủ thể sử dụng đất liền kề nhau. Xảy ra khi các bên  không thể xác định được với nhau về ranh giới phân chia quyền sử dụng đất. Có thể là do một bên cho rằng bên kia có hành vi lấn chiếm, vượt quá ranh giới sử dụng đất của mình. 

Tranh đất có sổ đỏ có thể phát sinh do tranh chấp ranh giới đất liền kề
Tranh đất có sổ đỏ có thể phát sinh do tranh chấp ranh giới đất liền kề

Tranh chấp lối đi chung

Là tranh chấp khi các bên không thể thống nhất được với nhau về việc mở lối đi chung. Có thể là trường hợp đôi bên không đạt được thỏa thuận đền bù trong việc mở lối đi chung. Hoặc cũng xuất phát từ bên kia tự mở lối đi chung trên đất thuộc quyền sử dụng của bên kia. 

Tranh chấp do các bên không thể thỏa thuận được lối đi chung
Tranh chấp do các bên không thể thỏa thuận được lối đi chung

Đối với dạng tranh chấp này, giá trị bằng tiền đối với quyền sử dụng đất tuy không nhiều, nhưng quyền lợi thực tế của các bên có thể hưởng lại rất lớn. 

Tranh chấp khi đất được cấp sổ đỏ (GCN quyền sử dụng đất) bị trùng diện tích

Không ít trường hợp xảy ra sai sót hoặc không để ý trong quá trình cấp GCN quyền sử dụng đất. Đất đã được cấp cho người này lại đi cấp cho người khác. Trường hợp hai bên có thể thương lượng và thỏa thuận đối với loại tranh chấp này rất thấp, đặc biệt là đối với trường hợp 1 bên được cấp sổ do mua đất từ bên thứ ba. 

Tranh chấp thừa kế liên quan tới  quyền sử dụng đất

Quyền sử dụng đất là đối tượng tranh chấp trong trường hợp chia di sản thừa kế. Di sản này được chia thừa kế theo quy định của pháp luật hoặc theo di chúc. Người được cấp sổ đỏ có thể là người đứng trong hàng thừa kế hoặc cũng có thể là người không liên quan tới hàng thừa kế. 

Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất rất phổ biến
Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất rất phổ biến

Tranh chấp đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng là tài sản chung của vợ chồng

Thực trạng vợ chồng khi ly hôn xảy ra các tranh chấp liên quan tới tài sản chung rất nhiều. Mục đích của việc ly hôn là mong muốn chấm dứt cuộc sống hôn nhân không thể cứu vãn. Kéo theo đó là việc cần phải rõ ràng trong mọi vấn đề như tài sản, công nợ, con cái, tất cả phải được giải quyết một cách thỏa đáng. 

Giải quyết đất đã có sổ đỏ có tranh chấp được không?

Để giải quyết tranh chấp đất đai đã được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng được quy định như sau:

Hoà giải giữa hai bên

Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất tự hóa giải, thỏa thuận với nhau nhằm đảm bảo tình cảm và hòa khí đôi bên. Nếu như không tự hòa giải được thì giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải cơ tại UBND cấp xã.

Phương pháp hòa giải được nhà nước ưu tiên thực hiện 
Phương pháp hòa giải được nhà nước ưu tiên thực hiện

Việc hòa giải phải được thành lập phải có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của UBND xã về việc hòa giải thành hay không thành. Biên bản hòa giải được chia thành ba bản, mỗi bên giữ một bản và lưu lại tại UBND xã 1 bản. 

Trường hợp hòa giải thành mà có sự thay đổi về hiện trạng ranh giới, người sử dụng đất, UBND cấp xã sẽ tiến hành gửi biên bản hòa giải tới Phòng tài nguyên và môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa cá nhân, hộ gia đình hay cộng đồng dân cư với nhau. 

Nếu hòa giải không thành sẽ tiến hành thủ tục khởi kiện lên Tòa 
Nếu hòa giải không thành sẽ tiến hành thủ tục khởi kiện lên Tòa

Can thiệp của pháp luật

Hòa giải không thành thì các bên thực hiện khởi kiện đến Tòa án nhân dân nơi có bất động sản tranh chấp. Người khởi kiện cần phải chuẩn bị hồ sơ giấy tờ đầy đủ và chính xác cho Tòa án và nộp tạm ứng án phí khi tòa yêu cầu. Sau khi nộp xong, phải nộp lại biên lai xác nhận đã nộp tiền cho TAND. Tòa ra thông báo thụ lý vụ án, quá trình giải quyết tranh chấp mới bắt đầu. 

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan tới việc đất đã có sổ đỏ có tranh chấp được không? Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp được những băn khoăn và thắc mắc của mình về vấn đề này. Nếu bạn có nhu cầu đo đạc, khảo sát hay mua dụng cụ đo đạc đất hãy liên hệ cho Đo Vẽ Nhanh để được tư vấn một cách chính xác nhất.