Giới thiệu về hệ tọa độ VN2000

Hệ tọa độ VN2000 là gì, các thông số của hệ VN2000 và một số cách chuyển đổi hệ tọa độ từ VN2000 sang WGS84 và ngược lại. Cùng Đo Vẽ Nhanh tìm hiểu ở phần sau nhé.

Giới thiệu về hệ tọa độ VN2000

Hệ tọa độ vn2000 gồm những thông số nào? Kinh tuyến trung ương hệ tọa độ VN2000 ở các tỉnh. Cùng tìm hiểu ngay sau đây

Theo quyết định số 83/2000/QĐ-TTg ngày 12/7/2000 của Thủ tướng chính phủ, hệ tọa độ VN-2000 được ban hành:

Hệ tọa độ vn2000 gồm những thông số nào

  1. Bán trục lớn: a = 6378137m
  2. Độ dẹt: f=1:298,257223563
  3. Tốc độ góc quay quanh trục: ω=7292115,0.10^-11
  4. Hằng số trọng trường trái đất: GM=3986005.10^8
Các tham số của hệ tọa độ VN2000
Các tham số của hệ tọa độ VN2000
  • Elipxoid quy chiếu là WGS 84 toàn cầu có bán trục lớn a=6.378.137,000m, độ det f=1/298.257223563
  • Điểm gốc tọa độ là điểm N00, thuộc khuôn viên Viện Nghiên cứu Địa chính, nằm tại đường Hoàng Quốc Việt, thành phố Hà Nội.
  • Phép chiếu sử dụng là phép chiếu lưới hình trụ ngang đồng góc UTM quốc tế.

Xác định hệ tọa độ VN2000 bằng thiết bị GPS

Thiết bị định vị GPS ngày càng phổ biến bởi tính năng tiện lợi và cơ động của nó. Thay vì thực hiện các phương pháp quy chiếu phức tạp, có thể xác định dễ dàng tọa độ VN2000 bằng thiết bị này.

Nguyên tắc là hệ thống GPS đã nhận hệ tọa độ thế giới WGS-84 làm cơ sở hoạt động. Việt Nam có hệ tọa độ được định vị trên Ellipsoid của WGS-84 nên có thể dùng thiết bị này để đo tọa độ và chuyển đổi hệ tọa độ WGS84 sang VN2000 bằng Excel rất đơn giản.

Chuyển đổi hệ tọa độ VN2000 sang WGS84 và ngược lại

Phần này, dovenhanh.com viết chi tiết tại: Các hệ tọa độ trong trắc địa? Cách chuyển hệ tọa độ

Trong bài viết đó, dovenhanh.com cũng giới thiệu đầy đủ kinh tuyến trung ương các tỉnh tại Việt Nam theo hệ VN2000.

Giới thiệu quá trình xây dựng và cách thức xây dựng hệ VN2000

Đây là một tài liệu cực kỳ quý để hiểu tại sao có hệ tọa độ VN2000 hiện nay. Cách để chúng ta xây dựng hệ tọa độ VN2000. Tác giả là tiến sĩ Trần Bạch Giang biên soạn.

Quá trình thành lập hệ tọa độ VN2000

Giới thiệu về hệ tọa độ VN2000
Giới thiệu về hệ tọa độ VN2000

Xem thêm:

Mình xin phép được trích đoạn quá trình thành lập hệ tọa độ VN2000. Quá trình xây dựng hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia nước ta được phân ra các giai đoạn như sau:

II.1  GIAI ĐOẠN 1959 – 1975

Trong giai đoạn này Cục Đo đạc – Bản đồ nước ta với sự giúp đỡ trực tiếp của Tổng cục Trắc hội Trung quốc đã xây dựng lưới các điểm toạ độ cơ sở theo phương pháp tam giác đo góc truyền thống phủ trùm toàn Miền Bắc ở dạng lưới tam giác hạng I (mật độ khoảng 250 Km2 có 1 điểm) và lưới tam giác hạng II (mật độ khoảng 100 Km2 có 1 điểm).

Song song với lưới tọa độ, lưới độ cao hạng I và hạng II cũng được xây dựng phủ trùm Miền Bắc. Hệ tọa độ – độ cao này có độ chính xác khá cao và đáp ứng mọi nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

II.2  GIAI ĐOẠN 1975 – 1991

Sau ngày thống nhất đất nước (1975) Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước tiếp tục phát triển lưới tọa độ trên vào các tỉnh phía Nam để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Lưới tam giác đo góc hạng I được phát triển tới Đà Nẵng và lưới tam giác đo góc hạng II dọc theo các tỉnh duyên hải Miền Trung cho tới Thành phố Hồ Chí Minh.

Để đáp ứng cung cấp tọa độ kịp thời cho các ngành và các địa phương, lưới tọa độ phủ trùm cho miền Nam được xây dựng theo từng lưới nhỏ gối nhau, tọa độ điểm cuối của lưới trước là tọa độ khởi đầu của lưới sau, thậm chí tại đồng bằng Nam bộ còn phải chọn 2 điểm khởi đầu là các điểm gần đúng được tính chuyển từ Miền Bắc vào (điểm 64629 – Nhà thờ Hạnh Thông Tây tại Tp. Hồ Chí Minh làm khởi đầu cho lưới tọa độ Đông Nam bộ, điểm II-06 tại An giang làm khởi đầu cho lưới tọa độ Tây Nam bộ).

Đây là một tồn tại lịch sử đương nhiên phải trải qua, đồng thời cũng là nguyên nhân làm cho hệ thống tọa độ hiện tại Hà Nội – 72 thiếu tính thống nhất, một điểm có thể có vài tọa độ tham gia vào các lưới địa phương khác nhau có độ lệch lớn nhất tới trên 10m. Song song với lưới điểm tọa độ, Cục Đo đạc – Bản đồ Nhà nước đã tiến hành xây dựng lưới điểm độ cao hạng I, hạng II nối dài từ Miền Bắc.

Để chỉnh lý chính xác một lưới tọa độ quốc gia cần phải đo lưới các điểm thiên văn (kinh độ, vỹ độ và phương vị) với mật độ khoảng 18.000 Km2 có 1 điểm, lưới điểm trọng lực cơ sở và chi tiết, lưới điểm trắc địa vệ tinh. Trước đây Tổng cục Trắc hội Trung Quốc đã giúp ta đo đạc các điểm thiên văn đủ mật độ cho khu vực Miền Bắc.

Từ sau năm 1975 Tổng cục Trắc địa – Bản đồ Liên xô cũ đã tiếp tục giúp ta đo đạc đủ mật độ các điểm thiên văn phủ kín khu vực phía Nam, xây dựng lưới trọng lực cơ sở toàn quốc có đo nối với lưới quốc tế và đo một số lưới trọng lực chi tiết, xây dựng lưới trắc địa vệ tinh Doppler.

II.3  GIAI ĐOẠN 1991 – 1994

Vào năm 1991 Cục Đo đạc – Bản đồ Nhà nước đã quyết định đưa công nghệ định vị toàn cầu GPS (global positioning system) vào áp dụng ở Việt Nam để hoàn chỉnh hệ thống tọa độ quốc gia.

Lưới tọa độ cơ sở tại các địa bàn chưa phủ lưới là Tây nguyên, Sông bé, Minh hải trên đất liền và lưới tọa độ biển trên tất cả các đảo chính tới tận 21 đảo thuộc quần đảo Trường sa đã được xây dựng bằng công nghệ GPS. Đến năm 1993 trên địa bàn cả nước đã được phủ kín các lưới thiên văn, trắc địa, trọng lực, vệ tinh, đủ số liệu để tính toán chỉnh lý hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia.

Từ 1992 đến năm 1994 công trình tính toán bình sai lưới thiên văn – trắc địa – vệ tinh cả nước đã được tiến hành.

Kết quả chính của công trình này là:

  • xác định hệ quy chiếu phù hợp với lãnh thổ Việt Nam bao gồm ellipsoid Krasovski định vị theo lưới vệ tinh Doppler, điểm gốc tại điểm thiên văn Láng, lưới chiếu tọa độ phẳng Gauss – Kruger như đang sử dụng;
  • xác định độ lệch dây dọi x, h và dị thường độ cao z theo các số liệu thiên văn – trắc địa – trọng lực đủ độ chính xác phục vụ chuyển các trị đo từ mặt đất tự nhiên về ellipsoid quy chiếu;
  • kiểm tra lại toàn bộ tập hợp trị đo toàn lưới, loại trừ các sai số thô, chuyển toàn bộ các trị đo về mặt ellipsoid quy chiếu và mặt phẳng; bình sai tổng thể các trị đo góc, cạnh, phương vị, doppler, GPS của toàn lưới trên mặt phẳng Gauss – Kruger theo phương pháp chia nhóm điều khiển;
  • đánh giá độ chính xác tọa độ tất cả các điểm trong lưới.

II.4  GIAI ĐOẠN 1994 – 1999

Khi xem xét việc hoàn chỉnh hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia, Tổng cục Địa chính đã nhận thấy một số yếu tố mới về công nghệ cần nghiên cứu thêm để sự lựa chọn phù hợp hơn cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Các định hướng sau đây đã được xác định:

  1. Công nghệ GPS đã được xác định là công nghệ định vị của tương lai và sẽ được áp dụng rộng rãi trong hầu hết các mục đích kinh tế và quốc phòng, vì vậy hệ quy chiếu cần xác định phù hợp với việc áp dụng công nghệ GPS.
  2. Có thể sử dụng ngay công nghệ GPS khoảng cách dài để xây dựng lưới tọa độ cơ sở cạnh dài có độ chính xác cao hơn hạng I, một mặt để kiểm tra lại độ chính xác các trị đo truyền thống và mặt khác nâng cao độ chính xác hệ thống điểm cơ sở tọa độ.
  3. Xác định chính xác mối liên hệ giữa hệ quy chiếu quốc gia với hệ quy chiếu quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết các bài toán toàn cầu, khu vực.
  4. Nghiên cứu xác định một hệ tọa độ phẳng hợp lý hơn so với hệ thống đang sử dụng, phù hợp với tập quán quốc tế.

Trong 2 năm 1996 và 1997 Tổng cục Địa chính đã quyết định đo lưới GPS cạnh dài độ chính xác cao phủ lên lưới tọa độ truyền thống đã xây dựng, lưới này có tên là lưới tọa độ cơ sở cấp “0”.

Quá trình thành lập hệ tọa độ VN2000
Quá trình thành lập hệ tọa độ VN2000

Cuối năm 1998 đến cuối năm 1999 công trình xây dựng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia đã tổ chức nhiều hội thảo quốc gia để thảo luận các kết quả đã đạt được.

Các kết quả chủ yếu là:

  • tính toán lại toàn bộ các trị đo GPS;
  • sử dụng các trị đo GPS cấp “0” để kiểm tra các trị đo mặt đất, từ đó phát hiện các khu vực có trị đo không đạt yêu cầu độ chính xác để tiến hành đo bổ sung hoặc đo lại; xây dựng điểm gốc tại Hà nội và đo nối điểm gốc với lưới cạnh ngắn và lưới cấp “0”;
  • đo tọa độ tuyệt đối trong hệ WGS-84 Quốc tế với độ chính xác tọa độ khoảng 1m tại 7 điểm phân bố đều cả nước; đo nối với lưới tọa độ IGS quốc tế (trong hệ quy chiếu WGS-84 Quốc tế) tại 6 điểm phân bố đều cả nước;
  • xây dựng một tập hợp khá dầy đặc các điểm GPS có độ cao thuỷ chuẩn để xây dựng mô hình dị thường độ cao Geoid, tính toán độ lệch dây dọi theo phương pháp nội suy thiên văn – trắc địa – trọng lực;
  • lựa chọn 25 điểm GPS có độ cao thuỷ chuẩn phân bố đều trên địa bàn cả nước để định vị ellipsoid quy chiếu phù hợp tại Việt Nam; lựa chọn hệ quy chiếu quốc gia bao gồm ellipsoid WGS-84, định vị phù hợp tại Việt Nam, điểm gốc tại Hà nội, lưới chiếu tọa độ phẳng UTM, danh pháp bản đồ theo hệ hiện hành có ghi chú danh pháp quốc tế;
  • bình sai tổng thể tất cả các loại trị đo của lưới trên hệ WGS-84 Quốc tế và hệ quy chiếu Việt Nam; đánh giá độ chính xác tọa độ, cạnh, phương vị sau bình sai;
  • đưa ra giải pháp hợp lý để chuyển tọa độ giữa các hệ thống đang sử dụng.

Cho đến nay tất cả các ý kiến cá nhân cũng như cơ quan đều nhất trí với kết luận trên của công trình.

Để hiểu hơn về họa tọa độ, có thể tham khảo bài viết ” hệ tọa độ WGS84 ” của Đo Vẽ Nhanh

Kết luận

Qua bài viết trên, bạn đã hiểu hệ tọa độ VN2000 là gì rồi đúng không nào. Mong rằng với những chia sẽ trên sẽ giúp ích cho bạn trong học tập cũng như công việc của mình. Nếu bạn có thắc mắc về bài viết trên hãy liên hệ với Đo Vẽ Nhanh qua thông tin sau.

Thông tin liên hệ

  • Hotline: 0903692185
  • Website: https://dovenhanh.com/
  • Facebook: fb.com/dovenhanh