Hướng dẫn chuyển hệ tọa độ UTM sang VN2000 và ngược lại

Hệ tọa độ là phương thức thể hiện chính xác vị trí của các điểm trên bề mặt Trái Đất cũng như ngoài không gian. VN2000 là một trong những phần mềm xác định hệ tọa độ với tỷ lệ chính xác cao. Vậy tại sao cần phải chuyển hệ tọa độ UTM sang VN2000? Hãy cùng Đo Vẽ Nhanh đi tìm câu trả lời chính xác ngay dưới bài viết sau đây.

LIÊN HỆ ĐO ĐẠC 0903692185

Mục lục nội dung

Tọa độ

UTM là hệ tọa độ được áp dụng từ lâu trong ngành trắc địa
UTM là hệ tọa độ được áp dụng từ lâu trong ngành trắc địa

Hệ VN2000 là gì?

Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thật kỹ về 2 khái niệm này đã nhé.

  1. Tọa độ UTM là gì: Đây là hệ thống dựa trên phép chiếu bản đồ, và đơn vị của nó là mét ở mực nước biển. Là cuộc gọi của tọa độ UTM. Đây là một cơ sở quan trọng của hệ quy chiếu trong ngành trắc địa, bàn đồ.
  2. Tọa độ VN2000 là gì: Đây là tên gọi của hệ tọa độ quốc gia. Nó được áp dụng, thống nhất chung cho mọi trường hợp đo đạc tọa độ ở các cấp hạng, các hệ thống về bản đồ địa hình, bản đồ nền, bản đồ địa chính cơ bản. Hiện tại, Chính phủ việt Nam đã công nhận hệ tọa độ này và sử dụng nó rộng rãi trong các công việc liên quan tới bản đồ, trắc địa cũng như quản lý địa chất.

Một số dịch vụ trắc địa quan trọng:

Tại sao nên chuyển đổi hệ tọa độ UTM sang VN2000?

Mặc dù, đang sống trong thời đại công nghệ, nhưng hiện nay còn rất nhiều nơi trên cả nước vẫn còn sử dụng loại bản đồ được đo vẽ truyền thống. Tuy nhiên, giờ đây việc chuyển hệ tọa độ UTM sang VN2000 được Bộ Tài nguyên và Môi trường áp dụng, thực hiện. Nguyên nhân là do nó mang nhiều ưu điểm trong việc đồng bộ hóa thông tin. Đồng thời người dùng cũng dễ dàng theo dõi bản đồ hơn nếu được chuyển sang tọa độ này.

Chuyển đổi hệ tọa độ UTM sang VN2000 giúp bạn có được số liệu chính xác
Chuyển đổi hệ tọa độ UTM sang VN2000 giúp bạn có được số liệu chính xác

Vì hệ quy chiếu VN2000 và các địa phương sẽ có sự khác khác nhau cả về kích thước lẫn định vị Ellipxoid quy chiếu. Do đó, phép chiếu cũng sẽ khác nhau về số liệu tọa độ. Điều này lý giải vì sao để có được số liệu chính xác bạn cần sử dụng phép chiếu UTM.

Nếu có cùng là tọa độ Quốc gia thì sự chênh lệch về tọa độ XY là không đáng kể. Các địa phương thuộc khu vực miền Nam thường dùng tọa độ UTM để đo vẽ và áp dụng trên bản đồ tỷ lệ 1/50.0000 (hệ UTM dùng múi chiếu 48 – kinh tuyến 1050 hoắc múi 49 – kinh tuyến 1110).

UTM là phép chiếu mang đến có độ biến dạng phân bố đều và trị số nhỏ
UTM là phép chiếu mang đến có độ biến dạng phân bố đều và trị số nhỏ

Chuyển đổi hệ tọa độ UTM sang VN2000 theo múi chiếu 60 với kinh tuyến tương ứng theo gia số là:

  • Với múi 48 – Kinh tuyến 1050) có: X (VN2000) = X(UTM) + 432.19m và Y (VN2000) = Y(UTM) – 618.67m
  • Với múi 49 – Kinh tuyến 1110 thì: X (VN 2000) = X(UTM) + 432.19m và Y (VN2000) = Y(UTM) – 618.67m

Sau khi xác định xong, bank dùng phần mềm Geotool 1.2 để chuyển về hệ tọa độ VN2000 sang múi chiếu 107045″ để biết chính xác vị trí.

Quy trình chuyển hệ tọa độ UTM sang VN2000

VN2000 là ứng dụng xác định hệ tọa độ có độ chính xác cao được nhiều người sử dụng. Vì hệ quy chiếu ở từng địa điểm sẽ có sự khác nhau nên trong quá trình sử dụng người ta phải sử dụng thêm phép chiếu.

Cách chuyển đổi hệ tọa độ UTM sang VN2000 khá đơn giản
Cách chuyển đổi hệ tọa độ UTM sang VN2000 khá đơn giản

Cách chuyển hệ tọa độ UTM sang VN2000 khá đơn giản, thao tác thực hiện cụ thể như sau:

Bước 1: Trước tiên, bạn cần phải mở chương trình “ArcGIS” lên, rồi chọn “add data” để thêm lớp dữ liệu bản đồ.

Bước 2: Lúc này, hộp thoại Add Data sẽ xuất hiện người dùng bấm vào “Connect To Folder” để chọn nơi chứa bản đồ. Khi bản đồ mở lên, bạn chuyển sang khung cửa sổ “Layer” rồi click phải chuột vào file đang mở chọn “Properties” để xem hệ tọa độ hiện hành của file đó.

Bước 3: Sau đó bạn kích hoạt ArcToolbox -> Data Management Tools -> Chọn Projection and Transformation -> Feature -> Project -> Chọn các thông số phù hợp cho hệ tọa độ VN2000 với kinh tuyến trục từng tỉnh.

Bước 4: Kế đến, người dùng vào khung “Spatial reference Properties”, mở hộp thoại “XY coordinate System” chọn mục “Project Coordinate System”, rồi bấm vào UTM -> Asia. Sau đó, bạn Click double vào file VN2000 UTM zone 48N để thiết lập thông số VN2000 sao cho phù hợp với từng tỉnh.

Bước 5: Tại khung “Geographic Transformation” người dùng chọn phương pháp chuyển đổi phù hợp với yêu cầu ( chuyển UTM sang VN2000 chọn UTM_to_VN2000 và các trường hợp khác tương tự ) rồi bấm Apply.

Bước 6: Cuối cùng, khi chuyển xong bạn click chuột phải vào file mới hiện ra rồi chọn “Properties” để kiểm tra hệ tọa độ và độ chính xác.

Bạn có thể thay đổi thông số hệ tọa độ VN2000 để phù hợp với kinh tuyến trục từng tỉnh
Bạn có thể thay đổi thông số hệ tọa độ VN2000 để phù hợp với kinh tuyến trục từng tỉnh

Cách chuyển tọa độ VN2000 từ múi chiếu 3 độ sang 6 độ và ngược lại

Bên cạnh cách chuyển hệ tọa độ UTM sang VN2000, người dùng còn có thể chuyển múi chiếu trên phần mềm này. Phương pháp thay đổi từ múi chiếu 3 độ sang 6 độ và ngược lại khá đơn giản. Các bạn có thể tham khảo nội dung bên dưới để hiểu chi tiết hơn.

Thay đổi từ múi chiếu 3 độ sang 6 độ và ngược lại khá dễ
Thay đổi từ múi chiếu 3 độ sang 6 độ và ngược lại khá dễ

Chuyển múi chiếu từ 3 sang 6 độ

Người dùng có thể sử dụng công cụ Change Zone của Geotool để chuyển đổi múi chiếu 3 sang 6. Cấu trúc thực hiện như sau:

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Tên  Số hiệu Giá trị X Giá trị Y

Ví dụ:

004  1     1197503.771  606937.615

005  2    1197878.085  606930.127

006  3    1197380.390   606947.336

007  4   1197404.362   607108.743

Sử dụng công cụ Change Zone của Geotool để chuyển đổi múi chiếu 3 sang 6
Sử dụng công cụ Change Zone của Geotool để chuyển đổi múi chiếu 3 sang 6

Chuyển múi chiếu từ 6 sang 3 độ

Để chuyển đổi múi chiếu từ 6 sang 3 độ, bạn có thể sử dụng công cụ Change Zone của Geotool. Cấu trúc dữ liệu cụ thể như sau:

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Tên  Số hiệu Giá trị X Giá trị Y

Ví dụ:

001  1  1197508.323  688906.536

002  2  1197882.655  688899.970

003  3  1197408.957  689078.889

004  4  1197385.382  688917.423

Việc chuyển hệ tọa độ sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn đấy
Việc chuyển hệ tọa độ sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn đấy

Trong ngành trắc địa, việc am hiểu cũng như sử dụng đúng cách chuyển hệ tọa độ UTM sang VN2000 là rất quan trọng. Vì vậy, mong rằng nhưng thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn thực hiện hiệu quả và đảm bảo tính chính xác của công việc.

Cách chuyển tọa độ VN2000 sang Google Map dễ dàng nhất

Hiện nay, sự phát triển của điện thoại thông minh, bạn có thể sử dụng thiết bị di động của mình để chuyển tọa độ VN2000 sang Google Map hoặc chuyển sang máy tính. Chỉ cần một vài thao tác cơ bản là đã có thể hiển thị các vị trí trên thực địa nhanh chóng và chuẩn xác nhất. Hãy cùng Đo Vẽ Nhanh tìm hiểu các bước chuyển đơn giản nhất giúp người đọc có thể thực hiện được mục đích của mình.

LIÊN HỆ ĐO ĐẠC 0903692185

Mục đích của việc chuyển tọa độ VN2000 sang Google Map

Hiện nay, điện thoại thông minh đang là vật dụng quan trọng và cần thiết trong thời đại công nghệ 4.0. Chính vì thế, ngay việc bạn muốn tìm một vị trí địa lý nào đó, cũng chỉ cần lên Google Map tìm là dễ dàng thấy ngay. Điều này không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian mà còn mang lại sự chính xác cao nhằm phục vụ tối đa các nhu cầu của cuộc sống.

Chuyển tọa độ VN2000 sang Google Map phục vụ công việc tiện lợi
Chuyển tọa độ VN2000 sang Google Map phục vụ công việc tiện lợi

Bạn đang muốn tìm lô đất trên bản đồ địa lý chẳng hạn, việc chuyển tọa độ VN2000 sang Google Map sẽ nhanh chóng giúp bạn tìm được vị trí mong muốn chỉ mất có vài phút. Bên cạnh đó, người dùng có thể sử dụng Google Map để tìm mốc, vị trí điểm làm mốc để xác định biên giới lãnh thổ.

Ngoài ra, việc chuyển đổi này sẽ giúp các kỹ sư có thể thiết kế được các bản vẽ kỹ thuật, nhà đất hay sổ đỏ chẳng hạn cũng cần xác định vị trí chính xác. Google Map sẽ là ứng dụng giúp bạn thực hiện điều này một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Hướng dẫn cách chuyển tọa độ VN2000 sang Google Map trên điện thoại

Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn video đơn giản để chuyển tọa độ VN2000 sang GM trên điện thoại của mình. Sau khi xem video, bạn có thể thực hiện việc này nhanh chóng, hiệu quả ngay tại nhà mà không cần nhờ ai trợ giúp.

Để chuyển tọa độ VN2000 sang Google Map người dùng cần phải sử dụng nhiều phần mềm chuyển đổi. Dưới đây là hướng dẫn cách chuyển bạn có thể tham khảo và áp dụng trên chiếc điện thoại thông minh của mình nhé.

Phần mềm cần chuẩn bị

Thực hiện chuyển tọa độ VN2000 sang Google Map, người dùng có thể sử dụng phần mềm DPSurvey. Đây là phần mềm thông dụng đang được nhiều người dùng nhất.

Tải phần mềm DPsurvey để thực hiện chuyển đổi
Tải phần mềm DPsurvey để thực hiện chuyển đổi

Thao tác trên phần mềm

Việc chuyển tọa độ không có gì là khó khăn, bạn chỉ cần tải phần mềm về điện thoại. Sau đó thực hiện theo đúng trình tự các bước dưới đây là có ngay để sử dụng cho những mục đích của mình.

Bước 1 Hãy khởi động phần mềm này, sau đó ấn chọn vào mục Tiện ích, chọn tiếp “Chuyển tọa độ” và xem điểm trên Google Map.
Bước 2 Bạn chọn loại tọa độ, ấn chọn “kinh tuyến trục” sau đó đối chiếu phù hợp với bảng tọa độ.
Bước 3 Thực hiện copy tọa độ VN2000 cần chuyển sang Google Map theo đúng thứ tự từ Tên Điểm, Mã điểm rồi ấn “Rải Google Maps”.
Bước 4 Sau khi hoàn thành xong ba bước này, phần mềm sẽ rải các điểm bạn đã đưa lên Google Map.
Bước 5 Hãy lưu lại bằng cách click chuột phải vào tên file đang chạy sau đó ấn Lưu dưới định dạng, rồi chọn KML hoặc KMZ, như vậy là xong việc chuyển đổi.
Chuyển đổi tọa độ VN2000 theo các bước trên
Chuyển đổi tọa độ VN2000 theo các bước trên

Hướng dẫn chuyển tọa độ VN2000 bằng máy tính

Bên cạnh việc chuyển tọa độ bằng điện thoại, người dùng có thể sử dụng chuyển sang máy tính. Từ đó thực hiện in ấn các vị trí, thiết kế lưới sơ bộ trên máy tính, có các vị trí mốc sơ bộ trên tài liệu, tiến hành chôn mốc để phục vụ xây dựng công trình. Bạn hãy thực hiện chuyển đổi theo các bước dưới đây.

Bước 1: Tải và cài đặt Bluestacks trên máy tính

Bạn có thể tải phiên bản mới nhất theo đường link https://www.bluestacks.com/vi/index.html. Trang web này hỗ trợ tiếng Việt nên bạn có thể tải file cài đặt nhanh chóng trong vòng vài phút. 

Sau khi tải về, hãy nhấp chuột vào file để tiến hành cài đặt. Bạn thực hiện cài đặt theo hướng dẫn, chỉ bằng một vài thao tác hệ thống đưa ra.

Tải xuống phần mềm t Bluestacks
Tải xuống phần mềm t Bluestacks

Bước 2: Tải xuống file cài đặt chuyển đổi

File này cài đặt cho hệ điều hành Android và bạn có thể tải về từ trang web Tại đây. Lưu ý là chỉ tải file theo đường link này, tuyệt đối không sử dụng các đường link lạ. Nếu không máy tính của bạn có thể dính virus hoặc không tải được đúng file cho công việc của mình.

Tải file để cài đặt trên máy tính
Tải file để cài đặt trên máy tính

Bước 3: Tiến hành chuyển tọa độ VN2000 bằng Bluestacks trên máy tính

Bạn có thể cài đặt tập tin APK vào Bluestacks theo một trong các cách sau:

  • Nhấp đúp vào file APK một cách nhanh chóng.
  • Chuột phải vào file APK, sau đó chọn “Open With”, rồi chọn “Bluestacks”.
  • Bạn hãy thả file APK vào màn hình ứng dụng ứng dụng “Bluestacks”.

Ngay sau quá trình cài đặt kết thúc, bạn sẽ thấy xuất hiện icon của chuyển tọa độ VN2000 trên màn hình của ứng dụng Bluestacks. Bạn hãy nhấp chuột vào biểu tượng icon này để sử dụng chuyển tọa độ VN200 trên máy tính đơn giản.

Tiến hành chuyển tọa độ VN2000 trên máy tính
Tiến hành chuyển tọa độ VN2000 trên máy tính

Google Maps là ứng dụng bản đồ trực tuyến sử dụng hệ thống định vị GPS giúp bạn dễ dàng xác định được phương hướng một cách nhanh nhất. Google không cung cấp vị trí trên giao diện mà buộc bạn phải thao tác thêm nhiều bước khác nhau để tìm được tọa độ. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách xác định tọa độ trên bản đồ Google Map. Từ đó, nhanh chóng tìm được phương hướng, những công việc cần thiết để phục vụ công việc của mình.

Tìm hiểu thêm về tọa độ GPS

Global Positioning System là hệ thống định vị toàn cầu do Mỹ phát triển, vận hành và có tên viết GPS. Đây là một hệ thống bao gồm nhiều vệ tinh bay trên quỹ đạo phía trên trái đất ở độ cao 20.200 km. Hiện tại, GPS đã là một phần vô cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến việc định vị, tìm kiếm thông tin của con người. Nhờ có GPS, cuộc sống, những chuyến đi hay các công việc liên quan tới tọa độ, đất đai, định hướng đều trở nên dễ dàng, đạt độ chính xác cao hơn.

Hệ thống GPS tích hợp trên Google Map như một bước ngoặt của công nghệ
Hệ thống GPS tích hợp trên Google Map như một bước ngoặt của công nghệ

GPS hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, liên tục suốt 24 giờ và hoàn toàn miễn phí đối với một số dịch vụ. Hiện nay, để thuận tiện trong cách xác định tọa độ trên bản đồ Google Map, nhà phát hành đã cho ra mắt hai hệ thống chính: A-GPS và GLONASS. Ngoài ra, GPS còn một số loại được sử dụng cho mục đích riêng của các đối tượng khác nhau.

Hệ thống định vị GPS ra đời được xem là bước ngoặt vĩ đại của khoa học đem lại những lợi ích vô cùng to lớn đối với cuộc sống của con người. Có thể kể đến như:

  • GPS có thể tích hợp vào các trò chơi như Pokemon Go để xác định vị trí các bạn bè gần nhau,..
  • Định vị vị trí của người sử dụng, tìm đường đi với bản đồ.
  • Thực hiện đo quãng đường đã di chuyển thậm chí là cả tốc độ di chuyển.
  • Quản lý danh mục yêu thích cùng với bản đồ số dẫn đường cho người dùng.
  • Cho phép người dùng kèm tọa độ địa lý khi chụp ảnh, hay cho biết lộ trình đoạn đường sắp đi.
  • Tìm kiếm, định vị thiết bị bị mất, khoá điện thoại từ xa.

Tuy nhiên, do GPS hoạt động 24/24 và sự phát triển của công nghệ hiện đại khiến bạn có thể dễ dàng bị các hacker theo dõi mà không hề hay biết. Cũng tương tự như khi các bậc phụ huynh kiểm tra con cái của mình bằng cách xác định tọa độ trên bản đồ Google Map bằng điện thoại.

Cách xác định tọa độ trên bản đồ Google Maps bằng máy tính

Cách xác định tọa độ trên bản đồ Google Map hiện nay đã có rất nhiều đổi mới so với những ngày đầu dịch vụ này ra mắt. Tuy nhiên quá trình cũng không quá phức tạp, bạn có thể dễ dàng thực hiện chỉ cần biết tọa độ của vị trí muốn tìm kiếm.

Cách xác định tọa độ gps trên google map trên máy tính được sử dụng phổ biến
Cách xác định tọa độ gps trên google map trên máy tính được sử dụng phổ biến
Bước 1 Các bạn tiến hành mở Google Maps và nhập địa điểm của vị trí cần lấy tọa độ.
Bước 2 Tại vị trí các bạn tìm kiếm sẽ được đánh dấu Ghim đỏ, các bạn Click chuột phải vào và chọn mục “Đây là gì?”
Bước 3 Sẽ có một cửa sổ nhỏ xuất hiện phía dưới với dòng tọa độ màu xanh nước biển. Đây là tọa độ của vị trí nhưng theo hệ độ thập phân (DD), hệ độ thập phân (DD) rất ít khi được sử dụng nên chúng ta cần đổi sang hệ độ, phút, giây (DMS) để dễ dàng theo dõi hơn.Các bạn Click chuột vào hệ tọa độ của địa điểm trên Google Map.
Bước 4 Hệ thống Google Maps sẽ tự động chuyển đổi hệ tọa độ thập phân (DD) sang hệ tọa độ, phút, giây (DMS) cho các bạn sử dụng. Các bạn chỉ cần Copy tọa độ này và dùng vào nhu cầu của mình là xong.

Cách nhập tọa độ vào Google Maps để tìm một vị trí

Muốn xem vị trí và hướng dẫn chỉ đường trên Google Maps, trước tiên bạn phải chuẩn bị sẵn các tọa độ GPS. Trên máy tính hãy mở Google Maps, click vào hộp tìm kiếm phía trên cùng và nhập tọa độ. Bạn cần nhập chính xác, hợp lệ các thông tin theo ví dụ dưới đây.

Nhập tìm vị trí trên Google Map nhanh chóng, dễ dàng
Nhập tìm vị trí trên Google Map nhanh chóng, dễ dàng
  • Độ, phút và giây (DMS): 41°24’12,2″N 2°10’26,5″E
  • Độ và phút thập phân (DMM): 41 24.2028, 2 10.4418
  • Độ thập phân (DD): 41.40338, 2.17403

Sau đó, bạn sẽ thấy xuất hiện một ghim tại tọa độ. Click vào biểu tượng kính lúp trong thanh tìm kiếm để đi tới vị trí đó trên Google Maps. Đồng thời chọn biểu tượng chỉ đường trên bảng điều khiển để có hướng dẫn chi tiết đến đúng vị trí đó.

Cách xác định tọa độ địa lý trên google map ở điện thoại

Hiện này, cùng với các thiết bị Smartphone, giúp bạn thuận thiện hơn trong cách xác định tọa độ trên bản đồ Google Map. Ứng dụng được tích hợp trên cả hai hệ điều hành Android và iOS.

Bước 1 Các bạn tiến hành mở Google Map và nhập địa điểm mình muốn lấy tọa độ. Sau đó, các bạn vuốt từ dưới lên để chúng ta xem được nhiều thông tin về địa điểm hơn. Bên trong phần thông tin, chúng ta sẽ thấy hệ tọa độ thập phân (DD), các bạn nhấn vào hệ tọa độ để sao chép chúng.
Bước 2 Các bạn tiến hành dán hệ tọa độ thập phân (DD) vào thanh tìm kiếm địa điểm của Google Map và tiến hành xóa hai dấu “ngoặc tròn” đi. Sau đó, các bạn nhấn Tìm.
Bước 3 Hệ thống Google Maps sẽ tự động chuyển đổi hệ tọa độ thập phân (DD) sang hệ tọa độ, phút, giây (DMS) cho bạn tiện sử dụng. Bạn hãy Copy tọa độ này và sử dụng theo nhu cầu của mình là xong.

Với các bước hướng dẫn cách xác định tọa độ trên bản đồ Google Map trong bài viết hi vọng sẽ giúp bạn có những trải nghiệm mới mẻ hơn. Đây là một trong ứng ứng dụng hữu ích giúp cho quá trình đo đạc và khảo hơn địa hình được thuận lợi. Đừng quên học hỏi, tận dụng sức mạnh của nó để phục vụ công việc của mình một cách hiệu quả hơn nhé.

Hướng dẫn cách xác định tọa độ trên bản đồ Google Map
Hướng dẫn cách xác định tọa độ trên bản đồ Google Map

Cách chuyển tọa độ VN2000 sang WGS-84 và ngược lại

Hiện nay hệ tọa độ được áp dụng rất nhiều trong hệ thống bản đồ địa hình cơ bản, hệ thống bản đồ nền… Do đó, việc chuyển đổi giữa các hệ tọa độ là điều rất cần thiết. Điều này giúp cho các cá nhân và cơ quan chức năng dễ dàng tìm ra được vị trí chính xác của công trình, đặc biệt là tranh chấp đất đai. Sau đây, Đo Vẽ Nhanh sẽ hướng dẫn cách chuyển tọa độ VN2000 sang WGS-84 và ngược lại chính xác nhất. 

Tọa độ VN-2000 là gì?

Trước tiên để thực hiện chuyển tọa độ VN2000 sang WGS-84, bạn cần nắm rõ hai khái niệm tọa độ này. Hệ tọa độ VN-2000 ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong bản đồ, đo đạc, để hiểu rõ hơn về hệ tọa độ này bạn có thể tham khảo các thông tin sau:

Hệ tọa độ VN-2000 là gì?

Hệ tọa độ VN-2000 là hệ tọa độ quốc gia được thống nhất và ban hành để xây dựng một hệ thống tọa độ cấp hạng, hệ thống bản đồ nền, bản đồ địa hình, địa chính, bản đồ hành chính quốc gia và rất nhiều các loại bản đồ chuyên đề khác. Thông qua các hoạt động đo đạc và dựa trên bản đồ, người ra sẽ áp dụng hệ tọa độ theo quy chiếu phù hợp với mục đích riêng.

Hệ tọa độ VN-2000 là hệ tọa độ quốc gia của Việt Nam
Hệ tọa độ VN-2000 là hệ tọa độ quốc gia của Việt Nam

Đã được công nhận một thời gian, hệ tọa độ VN-2000 đã thể hiện tính hữu dụng của mình. Nhờ nó, chúng ta có thể dễ dàng đồng bộ, tham khảo các thông tin về bản đồ, trắc địa quốc gia một cách dễ dàng hơn.

Các tham số trong Hệ tọa độ VN-2000

Ellipsoid (elip trong không gian ba chiều) theo quy chiếu quốc gia là Ellipsoid WGS-84 toàn cầu với kích thước cụ thể như sau:

  • Bán trục lớn có kích thước a = 6378137,0m.
  • Độ dẹt có tỷ lệ  f = 1: 298,257223563.
  • Tốc độ góc quanh trục là:  w = 7292115,0×10-11 rad/s.
  • Hằng số của trọng trường Trái Đất là : GM= 3986005.108m3s-2.
Tham số của VN-2000
Tham số của VN-2000

Theo đó, vị trí Ellipsoid quy chiếu quốc gia được xác định vị trí phù hợp với lãnh thổ nước ta. Dựa trên cơ sở sử dụng các điểm GPS cạnh dài có độ cao thủy chuẩn được phân bố đều trên toàn lãnh thổ. Như vậy, các điểm gốc và hệ tọa độ phẳng của nước ta như sau:

  • Điểm gốc tọa độ Việt Nam: Là điểm N100 thuộc Viện Nghiên cứu Địa chính tại  Tổng cục Địa chính trên đường  Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.
  • Hệ tọa độ mặt phẳng là hệ tọa độ UTM quốc tế, và được thiết lập dựa trên cơ sở lưới hình trụ ngang đồng góc với các tham  số được tính theo công thức quy định. 

Tọa độ WGS84 là gì?

WGS (World Geodetic System) là hệ thống trắc địa thế giới, đây là một tiêu chuẩn được thiết lập nên để ứng dụng trong bản đồ học, trắc địa, đạo hàng vệ tinh gồm có cả GPS.  WGS-84 (hay WGS-1984) đây là một bản sửa đổi và bổ sung  mới nhất trong hệ thống trắc địa thế giới. 

WGS84 là hệ thống trắc địa thế giới
WGS84 là hệ thống trắc địa thế giới

Hệ thống quy định này được công bố bởi Cơ quan Bản đồ Bộ quốc phòng Mỹ vào năm 1984. Hiện nay, đây được xem là một trong những hệ quy chiếu chuẩn xác nhất, với sai số hai bán trục và độ lệch gốc so với địa tâm Trái Đất không quá lớn, chỉ là ± 1m. WGS 84 được sử dụng như tọa độ tham chiếu bởi Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS) của Mỹ cũng như khu vực Tây Âu. 

WGS84 ứng dụng nhiều trong bản đồ thế giới
WGS84 ứng dụng nhiều trong bản đồ thế giới

Cách chuyển hệ tọa độ WGS-84 sang hệ VN2000 và ngược lại

Hiện nay, để giúp cho công tác đo đạc và xác định vị trí như đo RTK, các kỹ sư cần thực hiện kết nối thiết bị với hệ thống vệ tinh toàn cầu GPS ( Hay GNSS); do đó việc chuyển tọa độ VN2000 sang WGS-84 và ngược lại là điều cần thiết. Thông thường, sẽ có phần mềm chuyển tọa độ giữa hai hệ được thiết lập sẵn trong các thiết bị đo đạc như máy GPS 2 tần số RTK, UFO RTK.

Bên cạnh đó, nếu như thiết bị của bạn không tích hợp các chức năng này, Tổng cục Địa chính  sẽ cung cấp phần mềm để chuyển đổi tọa độ của hai hệ Hệ VN-2000 và Hệ WGS-84 thống nhất trên cả nước. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện việc chuyển đổi thông qua phần mềm Excel theo gợi ý của Đo Vẽ Nhanh như sau:

Cách chuyển hệ tọa độ WGS-84 sang VN2000

Quy trình thực hiện chuyển đổi giữa hệ  WGS-84 sang  VN2000 như sau:

  • Bước 1: Thực hiện download file excel có đầy đủ câu lệnh và công thức chuyển đổi Tại đây
  • Bước 2: Thực hiện chọn tọa độ cần chuyển, thay đổi MC (kinh tuyến trục) và Scale Factor (hệ số tỷ lệ chiều dài K) sao cho phù hợp.
  • Bước 3: Sau khi chọn xong các tham số, chuyển đến sheet LIST_COORDINATE. Tiến hành Copy các cặp tọa độ lần lượt vào cột  X, Y rồi Click vào Transform để chuyển đổi. 
Chuyển hệ tọa độ WGS-84 sang  VN2000 qua Excel
Chuyển hệ tọa độ WGS-84 sang  VN2000 qua Excel

Cách chuyển tọa độ VN2000 sang WGS-84 

Tại Việt Nam, tọa độ  VN2000 được dùng trong bản vẽ chính quy như Sổ Đỏ, chứng nhận nhà đất nhưng không phải là tọa độ chính xác dùng trong bản đồ thông dụng như  Google Maps,… Do đó, bạn cần thực hiện chuyển tọa độ VN2000 sang WGS-84 để xác định vị trí chính xác trên các ứng dụng bản đồ. 

Bạn có thể sử dụng phần mềm QGIS/FRMS bằng cách cài đặt về máy và thiết lập các nội dung. Cụ thể: Từ thanh công cụ chọn Plugins > Chọn Manage and install plugin> Tìm “vn2000” nhằm tìm kiếm nhanh “Check coordinate system” và “Convert coordinate system”> Vào từng công cụ rồi chọn  “Install plugin”  để cài đặt. 

Cách để chuyển tọa độ VN2000 sang WGS-84 qua phần mềm
Cách để chuyển tọa độ VN2000 sang WGS-84 qua phần mềm

Cách cài đặt phần mềm xác định tọa độ VN2000 cho Android

VN2000 là một phần mềm trắc địa mô phỏng được tích hợp trên hệ điều hành Android. Với ứng dụng này bạn có thể xác định hệ tọa độ trắc địa gồm: kinh độ, vĩ độ, cao độ một cách dễ dàng. Vậy cách tải và cài đặt phần mềm xác định tọa độ VN2000 cho Android như thế nào? Hãy cùng Đo Vẽ Nhanh đi tìm câu trả lời ngay dưới bài viết sau đây.

Đôi nét về phần mềm VN2000

Phần mềm xác định tọa độ VN2000 cho Android được xem là công cụ tối ưu nhất dành cho những người công tác trong ngành trắc địa, xây dựng, giao thông, quy hoạch… Bạn có thể lập bản đồ, khảo sát thực địa hoặc thu thập thông tin địa lý ở bất kỳ khu vực nào trên thế giới.

VN2000 là công cụ tối ưu dành cho những người trong ngành trắc địa
VN2000 là công cụ tối ưu dành cho những người trong ngành trắc địa

Ứng dụng này hiện đang hỗ trợ các thiết bị di động (điện thoại, máy tính bảng) chạy hệ điều hành Android OS 4.0 trở lên. Thay vì phải mua các thiết bị chuyên dụng người dùng có thể tính hệ tọa độ riêng, ngay trên VN2000.

Tham số chính của phần mềm xác định hệ tọa độ VN2000

Hệ tọa độ VN2000 có các kích thước tham chiếu cơ bản bao gồm:

  • Bán trục lớn a = 6378137,0m (kí hiệu là a).
  • Độ dẹt f = 1:298,257223563 (kí hiệu là b).
  • Tốc độ góc quay quanh trục w = 7292115,0×10 – 11 rad/s (kí hiệu là c).
  • Hằng số trọng trường của Trái Đất GM = 3986005.108m3s – 2 (kí hiệu là d).

Tham số này được Ellipsoid WGS-84 quy chiếu trên toàn cầu. Thông qua vị trí Ellipsoid cùng với thiết bị sử dụng điểm GPS, người dùng có thể xác định bất kỳ vị trí nào trên lãnh thổ Việt Nam và cho ra các tọa độ chính xác nhất.

Tham số VN2000 được Ellipsoid WGS-84 quy chiếu trên toàn cầu
Tham số VN2000 được Ellipsoid WGS-84 quy chiếu trên toàn cầu

Quy định lưới chiếu bản đồ của VN2000

Các quy định về lưới chiếu trên bản đồ tọa độ VN2000 gồm các nội dung cơ bản sau:

  • Sử dụng lưới chiếu hình nón để thể hiện bản đồ với tỷ lệ 1:1.000.000 hoặc nhỏ hơn. Điều này áp dụng cho toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
  • Lưới chiếu sử dụng hình trụ ngang, đồng góc múi chiếu 6 độ áp dụng cho các bản đồ có tỉ lệ 1:500.000 – 1:25.000. Cùng lưới chiếu này, nếu đồng góc múi chiếu 3 độ sẽ thể hiện cho những bản đồ có tỷ lệ từ 1:10.000 – 1:2.000.

Hướng dẫn cách tải và cài đặt VN2000 trên điện thoại Android

Đối với những người dùng sử dụng thiết bị di động khởi chạy hệ điều hành Android, nếu muốn sử dụng VN2000 bạn cần phải tải ứng dụng về máy. Người dùng chỉ cần truy cập Google Chrome hoặc Coccoc trên điện thoại, sau đó tìm tên phần mềm và tiến hành tải về.

Cách tải VN2000 về máy cực kỳ đơn giản
Cách tải VN2000 về máy cực kỳ đơn giản

Ngay khi đã tải phần mềm xác định tọa độ VN2000 cho Android thành công, tiếp theo bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Sau khi ứng dụng đã có trên điện thoại, người dùng xác nhận cho phép phần mềm này khởi chạy trên thiết bị của mình bằng cách đi tới “Trình đơn” rồi vào mục “Cài đặt”.
  • Bước 2: Kế đến bạn mở phần “Bảo mật” và bấm chọn “Nguồn không xác định” để cho phép thiết bị cài đặt ứng dụng từ nguồn khác ngoài cửa hàng Google Play. 
  • Nếu sử dụng thiết bị chạy hệ điều hành Android 8.0 Oreo, bạn sẽ được nhắc cho phép trình duyệt hoặc trình quản lý tệp cài đặt APK lần đầu tiên.
  • Bước 3: Tiếp đến, người dùng mở thư mục “Trình quản lý tệp/thư mục tải xuống” để tiến hành cài đặt tệp “Xác định vị trí Tọa độ VN2000.apk” vừa tải xuống.
  • Bước 4: Lúc này, bạn chỉ cần bấm vào tệp và thiết bị sẽ bắt đầu quá trình cài đặt. Sau đó, người dùng bấm “Có”  khi được thông báo về bất kỳ điều gì (lưu ý hãy đọc kỹ tất cả những thông báo hiển thị trên màn hình). 
  • Bước 5: Cuối cùng, bạn chỉ cần chờ đợi điện thoại cài đặt xong là có thể dùng được rồi.
Sau khi cài đặt tệp, người dùng có thể sử dụng VN2000
Sau khi cài đặt tệp, người dùng có thể sử dụng VN2000

Giải đáp một số thắc mắc liên quan tới phần mềm VN2000

Bên cạnh cách tải và cài đặt phần mềm xác định tọa độ VN2000 cho Android, trong phần này Đo Vẽ Nhanh sẽ giải đáp nhanh một số thắc mắc quan trong liên quan tới vấn đề này. Người dùng có thể tham khảo để dễ dàng hơn trong quá trình sử dụng.

Có rất nhiều thắc mắc liên quan tới phần mềm VN2000
Có rất nhiều thắc mắc liên quan tới phần mềm VN2000

Có thể chuyển hệ tọa độ WGS84 sang VN2000 bằng Excel hay không?

Người dùng hoàn toàn có thể chuyển hệ tọa độ WGS84 sang VN2000 bằng cách Download file Excel dành cho việc chuyển đổi. Sau đó, chọn hệ tọa độ bạn cần chuyển đổi rồi thay đổi thông số MC và Scale Factor sao cho phù hợp.

Kế đến, người dùng chuyển sang sheet”LIST OF COORDINATE”. Sau đó, bạn copy các cặp tọa độ khu vực vào cột X, Y tương ứng rồi click vào “Transform” và OK là tọa độ sẽ được chuyển sang định dạng của VN2000.

Bạn hoàn toàn có thể chuyển hệ tọa độ WGS84 sang vn2000
Bạn hoàn toàn có thể chuyển hệ tọa độ WGS84 sang VN2000

Việc xác định tọa độ VN2000 bằng thiết bị định vị GPS có thể hay không?

Thiết bị định vị GPS ngày càng phổ biến nhờ những tính năng tiện lợi và cơ động. Do đó, thay vì thực hiện các phương pháp quy chiếu phức tạp, giờ đây bạn có thể xác định tọa độ VN2000 một cách dễ dàng với thiết bị này.

Nguyên tắc là hệ thống GPS phải đảm nhận hệ tọa độ thế giới WGS84 làm cơ sở hoạt động. Việt Nam cũng có hệ tọa độ định vị Ellipsoid trên WGS-84. Do đó, người dùng hoàn toàn có thể dùng thiết bị này để đo tọa độ bằng Excel cực đơn giản.

Việc quản lý đất đai ở Việt Nam đã chuyển sang hệ VN2000 hết hay chưa?

Việc quản lý đất đai tại nước ta chưa thống nhất toàn bộ được
Việc quản lý đất đai tại nước ta chưa thống nhất toàn bộ được

Thời gian qua, chính phủ Việt Nam đã nỗ lực không ngừng trong việc chuyển đổi, thống nhất bản đồ , quản lý đất đai tại nước ta dựa theo hệ tọa độ VN2000. Tuy nhiên, việc này vẫn chưa thể thực hiện trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia do thiếu sót về mặt tài chính và nhân lực.

Chính vì vậy, chỉ có những vùng gần trung tâm, các thành phố, thị trấn lớn đã có việc quản lý đất đai này. Còn ở những huyện xa xôi, khó khăn, việc này vẫn đang được triển khai dần dần.

Nếu bạn cần dịch vụ đo đạc địa chất, liên hệ ngay với Đo Vẽ Nhanh để được tư vấn và hỗ trợ nhé
Nếu bạn cần dịch vụ đo đạc địa chất, liên hệ ngay với Đo Vẽ Nhanh để được tư vấn và hỗ trợ nhé

Trên đây, Đo Vẽ Nhanh đã giúp bạn tìm hiểu sơ qua về hai hệ tọa độ, cách chuyển tọa độ VN2000 sang WGS-84 và ngược lại nhanh nhất. Nếu bạn có nhu cầu đo đạc địa chính, khảo sát địa hình hãy đến ngay với Đo Vẽ Nhanh nhé. 

Lời kết

Như vậy, việc chuyển tọa độ VN2000 sang Google Map trên cả điện thoại và máy tính đều rất đơn giản. Mong rằng bạn sẽ có thể áp dụng thành công để thực hiện được công việc và nhu cầu của mình tiện lợi và nhanh chóng nhất. Và đừng quên ghé qua Đo Vẽ Nhanh để được tư vấn về đo đạc địa chính, khảo sát địa hình và lựa chọn các dụng cụ đo đạc chính xác nhất nhé.

Ngoài ra, để biết thêm nhiều thông tin hơn nữa cũng như chi tiết về cách đo trắc địa, các bạn có thể liên hệ trực tiếp với Đo Vẽ Nhanh qua số hotline: 0903692185. Đội ngũ nhân viên tư vấn sẽ giúp bạn giải đáp một cách nhanh nhất.