Tìm hiểu ngay chức năng nhiệm vụ Cục đo đạc bản đồ

Cục đo đạc bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam là một cơ quan nhà nước trực thuộc Bộ Tài Nguyên Môi Trường . Cơ quan này sẽ chi phối và điều hành các cơ quan cấp dưới thực hiện nhiệm vụ của mình theo đúng quy định pháp luật. Hãy cùng Đo Vẽ Nhanh tìm hiểu chức năng nhiệm vụ Cục đo đạc ngay trong bài viết này.

Lịch sử hình thành và phát triển Cục Đo đạc bản đồ

Công tác đo đạc và bản đồ Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời. Cùng với thời gian và những thăng trầm của lịch sử, công tác đo đạc bản đồ đã để lại nhiều dấu ấn và thành quả lớn lao của mình.

Cục đo đạc bản đồ được thành lập từ năm 1945
Cục đo đạc bản đồ được thành lập từ năm 1945

Cách mạng tháng Tám và quốc khánh ngày 2 tháng 9 năm 1945, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Thời điểm này cũng thành lập nên Phòng Bản đồ thuộc Bộ Tổng Tham mưu, cơ quan đồ đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập.

Tới ngày 14 tháng 12 năm 1945, Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đã ký Nghị định số 44-ttg thành lập nên Cục Đo Đạc và Bản đồ trực thuộc Phủ thủ tướng, chính thức hình thành nên cơ quan đo đạc và bản đồ. Trải qua chặng đường dài phát triển, có nhiều quyết định đã đưa ra vị trí, chức năng nhiệm vụ Cục đo đạc bản đồ để cơ quan này thực hiện đúng nhiệm vụ và quyền hạn của mình trên thực tế.

Đọc thêm:  IMU là gì và các ứng dụng vào đời sống
Cục đo đạc bản đồ trải qua quá trình phát triển với nhiều sự thay đổi
Cục đo đạc bản đồ trải qua quá trình phát triển với nhiều sự thay đổi

Xem thêm:

Các phần mềm dùng trong trắc địa hữu dụng nhất

Nguyên lý và các phương pháp đo dài trong trắc địa

Các phương pháp đo trong trắc địa chính xác nhất

Chức năng và nhiệm vụ của cục đo đạc bản đồ

Cục đo đạc bản đồ và thông tin địa lý Việt Nam là một tổ chức thuộc Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. Theo đó, trong quyết định 1166/QĐ-BTNMT quy định rõ ràng chức năng nhiệm cục của cục đo đạc bản đồ như sau:

Chức năng của Cục đo đạc bản đồ

Cục đo đạc bản đồ có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý. Bên cạnh đó, tổ chức này còn thực hiện các dịch vụ công về đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.

Cục đo đạc bản đồ có chức năng tham mưu Bộ Trưởng
Cục đo đạc bản đồ có chức năng tham mưu Bộ Trưởng

Nhiệm vụ và quyền hạn

Nắm rõ được chức năng nhiệm vụ Cục đo đạc bản đồ sẽ giúp cơ quan này thực hiện đúng nhiệm vụ của mình tránh tình trạng lạm quyền hay đùn đẩy trách nhiệm. Đồng thời cũng giúp người dân biết được khi nào cần tới sự can thiệp của cơ quan này.

Cục đo đạc bản đồ có nhiệm vụ trình Bộ Trưởng các văn bản, dự thảo quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn, đơn giá sản phẩm đo đạc. Đồng thời hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện sau khi đã được cấp trên phê duyệt.

Đọc thêm:  Mách bạn cách trích lục thửa đất tại Tp. Hồ Chí Minh một cách dễ dàng

Một trong những chức năng nhiệm vụ tiếp theo Cục đo đạc bản đồ đó là thực hiện tiếp nhận, thu thập và xử lý các loại thông tin dữ liệu, đo đạc bản đồ và thông tin địa lý.  Tổ chức này còn thực hiện lưu trữ, bảo quản, sao lưu thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ theo quy định của các văn bản pháp luật.

Cục đo đạc bản đồ thực hiện tiếp nhận và xử lý các thông tin đo đạc bản đồ
Cục đo đạc bản đồ thực hiện tiếp nhận và xử lý các thông tin đo đạc bản đồ

Bên cạnh đó, Cục đo đạc bản đồ còn có nhiệm vụ thực hiện và ủy quyền thực hiện cung cấp thông tin dữ liệu, đo đạc bản đồ và thông tin địa lý. Kèm theo việc thu nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc.

Ngoài ra, cơ quan này còn có nhiệm vụ thực hiện phát hành thông tin về dữ liệu đo đạc, bản đồ trên mạng thông tin điện tử và các hình thức khác. Chưa hết đó là việc xây dựng, chuyển giao phần mềm, dữ liệu công nghệ,  hướng dẫn nghiệp vụ iên quan tới đo đạc bản đồ.

Chưa hết, chức năng nhiệm vụ Cục đo đạc bản đồ còn được thể hiện ở việc quản lý tổ chức về nhân sự, tài chính, tài sản theo quy định pháp luật. Hơn nữa còn thống kê và báo cáo đột xuất về tình hình nhiệm vụ được giao và thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng phân công.

Cục đo đạc bản đồ còn thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng phân công
Cục đo đạc bản đồ còn thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng phân công

Cơ cấu tổ chức Cục đo đạc bản đồ Việt Nam

Cục đo đạc bản đồ gồm có 12 đơn vị như sau:

  • Văn phòng.
  • Phòng Kế hoạch – Tài chính chuyên về lập kế hoạch và liên quan tới tài chính.
  • Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế chuyên về giao dịch với các tổ chức đo đạc trên thế giới
  • Phòng Tổ chức cán bộ chuyên về nguồn nhân sự.
  • Phòng Công nghệ đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý chuyên về lĩnh vực máy móc, công nghệ đo đạc chuyên sâu.
  • Phòng Chính sách và Quản lý hoạt động đo đạc, bản đồ liên quan tới các hoạt động đo đạc thực địa, các chính sách hỗ trợ.
  • Chi cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý phía Nam thuộc cấp dưới chịu sự quản lý của Cục đo đạc.
  • Trung tâm Biên giới và Địa giới có nhiệm vụ giải quyết các ranh giới giữa các khu vực.
  • Trung tâm Kiểm định chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng các dự án, công trình, khảo sát.
  • Trung tâm Thông tin Dữ liệu đo đạc và bản đồ là nơi lưu trữ dữ liệu đo đạc.
  • Trung tâm Điều tra – Xử lý dữ liệu đo đạc và bản đồ thực hiện nhiệm vụ khi có tranh chấp đất đai, ranh giới…
  • Ban Quản lý các dự án đo đạc và bản đồ thực hiện quản lý các dự án.
Đọc thêm:  Các thiết bị scan 3D của Leica nổi tiếng hiện nay
Cục đo đạc bản đồ có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
Cục đo đạc bản đồ có cơ cấu tổ chức chặt chẽ

Có thể bạn quan tâm:

Phí đo đạc đất ở nông thôn là bao nhiêu và quy định cần biết

Những điều cần biết về hồ sơ và thủ tục đo đạc tách Sổ đỏ

Trên đây là những thông tin về chức năng nhiệm vụ Cục đo đạc bản đồ Việt Nam. Mong rằng những thông tin này sẽ trang bị cho bạn thêm những kiến thức về Cục đo đạc Việt Nam. Và nếu có nhu cầu hãy liên hệ với Đo Vẽ Nhanh để được tư vấn và cung cấp dịch vụ đo đạc, các loại máy móc hiện đại trong đo và khảo sát chất lượng nhất.