TOP 3 phương pháp đo đạc trong trắc địa chính xác nhất hiện nay

Trong công tác trắc địa, tùy thuộc vào mục đích đo góc, đo chiều dài hay đo cao,… mà chúng ta sử dụng dụng cụ, phương pháp và cách đo sao cho phù hợp. Để bạn có thể hiểu rõ hơn về điều này Đo Vẽ Nhanh sẽ giới thiệu 3 phương pháp đo đạc trong trắc địa qua bài viết sau đây.

Trắc địa là gì ?

Trắc địa hay còn gọi là trắc đạc, đo đạc. Đây là một ngành khoa học về trái đất. Cụ thể là đo đạc và xử lý số liệu đo đạc địa hình, địa vật nằm trên bề mặt của trái đất hiện nay.

Không chỉ có đo đạc, nó còn giúp quản lý đất đai, tài nguyên, các loại khoáng sản… Và để phục vụ điều đó, có rất nhiều phương pháp đo đạc trong trắc địa khác nhau được áp dụng.

Xem thêm: Trắc đạc công trình là gì? Đơn vị nào cung cấp dịch vụ uy tín?

3 phương pháp đo đạc trong trắc địa chính xác nhất

Phương pháp đo đạc trong trắc địa đo góc

Phương pháp này được chia ra hai loại đó là đo góc bằng và đo góc đứng. Theo đó dụng cụ để thực hiện đo chính là máy kinh vĩ với cấu tạo chính là ống kính, bộ phận định tâm và một số bộ phận khác. 

Phương pháp đo đạc trong trắc địa
Máy đo kinh vĩ

Phương pháp đo góc bằng 

Góc bằng ß được hợp bởi hai hướng OA và OB là góc nhị diện hợp bởi hai mặt phẳng thẳng đứng có chứa 2 hướng đó.  Để có thể đo góc bằng người ta thường sử dụng hai phương pháp là đo đơn và đo vòng.

Phương pháp đo đơn bạn có thể tiến hành đo theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Đặt máy kinh vĩ tại O (định tâm, cân bằng)
  • Bước 2: Đặt giá trị bàn độ sao cho hướng mở đầu theo số lần đo.
  • Bước 3: Bắt chuẩn, chính xác mục tiêu, đọc số trên bàn độ ngang và bộ đo cực nhỏ và tiến hành ghi sổ.
  • Bước 4: Tính toán và kiểm tra kỹ càng lại.
Phương pháp đo đơn và đo vòng được sử dụng trong phương pháp đo góc bằng
Đo góc bằng

Đối với phương pháp đo vòng (Tại các trạm đo >2 hướng ngắm): Thông thường, bạn chọn hướng nào xa nhất làm hướng khởi, vị trí nửa vòng thuận kính, thực hiện ngắm và quay máy kinh vĩ theo chiều kim đồ hồ chạy để ngắm A đọc a1, B đọc là b1,… Tiếp theo là đảo kính sau khi đo xong vị trí thuận kính, quay máy ngược với chiều kim đồng hồ ngắm C thì đọc là c2,…

Phương pháp đo góc đứng

Góc đứng hay còn gọi là góc nghiêng của một hướng ngắm nào đó, góc được tạo bởi mặt phẳng ngang và hướng ngắm. Cách đo góc đứng tương tự các bước như đo góc ngang nhưng ở vị trí thuận kính, bạn ngắm điểm đo và đọc bàn độ đứng. Và nguyên lý đo góc đứng sử dụng vành khắc độ nằm trên mặt phẳng thẳng đứng. 

Góc đứng là góc nằm trong mặt phẳng thẳng đứng 
Đo góc đứng

Phương pháp đo dài

Đo độ dài trực tiếp

Đo độ dài trực tiếp chính là phép đo trong đó dụng cụ đo được đặt một cách trực tiếp liên tiếp trên đoạn thẳng cần phải đo, qua các số liệu và dụng cụ đo sẽ xác định rõ được độ dài của đoạn thẳng. 

Trong thực tế, người ta thường sử dụng phương pháp đo dài trực tiếp bằng thước thép. Tuy nhiên độ chính xác của việc đo bằng thước thép còn phụ thuộc vào độ giãn nở của sợi thước, lực căng không đều, thước bị cong trên mặt phẳng nằm ngang.

Sử dụng thước thép để đo độ dài trực tiếp 
Thước thép đo độ dài trực tiếp

Đo độ dài gián tiếp 

Đo độ dài gián tiếp là phép đo nhằm xác định một số đại lượng dùng để tính độ dài của đoạn thẳng cần xác định. Có rất nhiều phương pháp đo dài gián tiếp như: sử dụng máy quang học đo dài hay các loại máy đo dài điện tử, công nghệ GPS. 

Phương pháp đo đạc trong trắc địa đo cao 

Mục đích cuối của việc xác định độ cao chính là thể hiện sự thấp và cao trên bản đồ. Trong khi đó, yêu cầu xác định độ cao tương đối giữa 2 điểm chỉ cho phép trong phạm vi mm và cm là cùng. Do đó, cần phải có độ chính xác cao, đầy đủ, ứng dụng các phương pháp đo đạc trong trắc địa sao cho hiệu quả và tinh tế.

Phương pháp đo đạc cao hình học

Phương pháp đo cao hình học là một trong các phương pháp đo đạc trong trắc địa được sử dụng một cách rộng rãi và thường được dùng để đo các mạng lưới độ cao nhà nước. Máy dùng trong đo cao hình học đó là máy thủy bình. 

Máy thủy bình trong đo cao hình học
Máy thủy bình

Bạn có muốn biết: Bật mực trắc địa loại nào tốt và được ưa chuộng hiện nay?

Phương pháp đo cao lượng giác

Nguyên lý phương pháp này là dựa vào mối tương quan của hàm lượng giác trong tam giác tạo bởi tia ngắm nghiêng và khoảng cách giữa 2 điểm cần xác định chênh cao. Máy sử dụng để đo cao lượng giác là máy toàn đạc điện tử hay máy kinh vĩ. 

Phương pháp đo cao lượng giác không sử dụng máy thủy bình
Đo cao lượng giác

Tìm hiểu phương pháp: tính chênh cao trong trắc địa

Lời kết

Mong rằng 3 phương pháp đo đạc trong trắc địa sẽ giúp bạn có thêm các kiến thức về lĩnh vực này. Nếu như có bạn nhu cầu khảo sát hay đo đạc đất hãy liên hệ tới Đo Vẽ Nhanh để được hỗ trợ. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lãnh vực đo đạc địa chính, địa hình và tư vấn pháp lý nhà đất chúng tôi sẽ giúp bạn nhanh chóng.