Một số cách xác định ranh giới đất liền kề hiệu quả

Khi bạn mua đất liền kề, việc đầu tiên cần làm là xác định lại ranh giới của mảnh đất đó. Bởi nếu bạn xác định rõ ranh giới đất ngay từ đầu, việc tranh chấp đất sẽ không xảy ra. Từ đó đảm bảo tối đa quyền lợi về việc sử dụng mảnh đất ấy cho bản thân mình. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây với Đo Vẽ Nhanh để biết cách xác định ranh giới đất liền kề.

Tải mẫu biên bản ký giáp ranh, biên bản xác định ranh giới mốc giới theo thông tư 25/2014/TT-BTNMT ở cuối bài viết.

Lý do chủ sở hữu cần xác định ranh giới sau khi mua đất liền kề

Như chúng ta đã biết, ranh giới giữa các mảnh đất sẽ quyết định đến quyền sử dụng của chủ sở hữu. Theo Luật Đất Đai năm 2013, nghĩa vụ của chủ sở hữu là sử dụng đất đúng với ranh giới. Chính vì vậy, việc thực hiện đo đạc và xác định địa giới cả đất là việc rất cần thiết.

Hình 1: Khi mua đất liền kề cần tiến hành xác định ranh giới để khẳng định quyền sử dụng
Hình 1: Khi mua đất liền kề cần tiến hành xác định ranh giới để khẳng định quyền sử dụng

Nó đóng vai trò tạo điều kiện bảo vệ quyền lợi chủ sở hữu khi có tranh chấp đất xảy ra. Bên cạnh đó, người ta thường tìm cách xác định ranh giới đất liền kề vì các mục đích như:

Làm sổ đỏ cho khu đất đó

Với những người mua đất phân lô liền kề, họ thường phải xác định ranh giới của khu đất. Mục đích là để xin được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng của chính khu đất đó. Trong giấy sẽ phải có toàn bộ thông tin về diện tích và ranh giới thửa đất liền kề.

Xem thêm bài: Mẫu đơn xin xác nhận lại ranh giới đất

Tránh việc tranh chấp đất xảy ra sau khi mua

Tranh chấp đất liền kề luôn là vấn đề khiến không ít chủ sở hữu mảnh đất đau đầu. Việc xác định ranh giới sẽ giúp giải quyết triệt để vấn đề tranh chấp theo đúng Luật đất đai.

Bảo vệ quyền lợi chủ sở hữu khi có tranh chấp đất xảy ra

Tranh chấp đất là vấn đề xảy ra thường xuyên khi bạn mua phải mảnh đất chưa xác định ranh giới. Do đó, đo đạc lại diện tích đất sẽ giúp bạn bảo vệ lợi ích bản thân trước sự tranh chấp.

Nguyên tắc xác định và đo đạc địa giới đất bạn cần biết

Dù bạn sở hữu một hay nhiều mảnh đất liền kề, việc xác định ranh giới là điều nên làm. Vì vậy, khi tiến hành đo đạc lại địa giới đất bạn cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

  • Lập bản đồ địa chính đồng thời làm sổ kê mục đất đai dưới dạng sổ và lưu giữ trong cơ sở dữ liệu
  • Thực hiện việc đo đạc, xác định ranh giới đất theo đúng quy định mà Bộ Tài nguyên và Môi trường đặt ra
  • Trường hợp chưa lập bản đồ địa chính, chủ sở hữu đất cần cung cấp các loại tài liệu khác về đo đạc đất để tiến hành đăng ký đất đai
Hình 2: Nguyên tắc đo đạc và xác định địa giới đất
Hình 2: Nguyên tắc đo đạc và xác định địa giới đất

Những cách xác định ranh giới đất liền kề cho chủ sở hữu

Bạn sẽ chỉ được dựng hàng rào, trồng cây hay cột mốc trên phần đất liền kề mà mình sở hữu. Do đó, việc đo đạc lại diện tích của mảnh đất sẽ được tiến hành theo những trường hợp sau:

Xác định ranh giới để làm sổ đỏ cho đất liền kề

Cán bộ đo đạc và công chức địa chính cấp xã (hoặc thôn, xóm, ấp…) sẽ đến mảnh đất của bạn. Họ cùng với người sử dụng đất tiến hành xác định địa giới và cắm mốc thực địa. Sau đó, đánh dấu mốc bằng đinh sắt, vạch sơn hoặc cọc gỗ để lập bản đồ.

Trong quá trình lập bản mô tả ranh giới thửa đất, chủ sở hữu phải xuất trình giấy tờ liên quan. Ranh giới đất liền kề được xác định dựa trên hiện trạng sử dụng và quản lý của chủ đất.

Kiểm tra lại ranh giới đất sở hữu

Trong trường hợp bạn chỉ muốn kiểm tra lại ranh giới đất liền kề mà không có tranh chấp. Bạn sẽ phải cung cấp các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất cho cơ quan có thẩm quyền.

Đơn vị đo đạc tiếp nhận thông tin và tiến hành xem xét lại hiện trạng sử dụng đất của chủ đất. Mục đích là để xác định và lập biên bản mô tả chính xác về ranh giới của mảnh đất liền kề.

Tiếp đến, đơn vị này sẽ chuyển bản mô tả đền cho người sử dụng có chung ranh giới thửa đất. Sau 10 ngày, nếu người nhân không có đơn tranh chấp, ranh giới mảnh đất liền kề sẽ được xác định.

Mẫu biên bản xác nhận ranh mốc giới theo thông tư 25.

ký giáp ranh của hàng xóm trong bản mô tả ranh giới thửa đất
ký giáp ranh của hàng xóm trong bản mô tả ranh giới thửa đất
ký giáp ranh của hàng xóm trong bản mô tả ranh giới thửa đất
ký giáp ranh của hàng xóm trong bản mô tả ranh giới thửa đất
Hình 3: Cách xác định ranh giới của đất liền kề
Hình 3: Cách xác định ranh giới của đất liền kề

Kiểm tra ranh giới đất khi có tranh chấp diễn ra

Nếu nghi ngờ có người lấn chiếm đất, chủ bất động sản có thể nộp đơn xin xác định lại ranh giới đất. Nếu việc đo đạc đã diễn ra, mọi thông tin về địa giới đất có thể tìm trong hồ sơ địa chính.

Bạn có thể xin trích lục bản đồ địa chính tại cơ quan có thẩm quyền về quản lý đất đai. Mục đích là để kiểm tra xem chủ sở hữu lô đất liền kề bên cạnh có lấn chiếm đất hay không. Đồng thời, bạn cũng có thể xin đo đạc xác định lại ranh giới đất theo nghị định 43 Luật Đất Đai.

Xem thêm: Khi có tranh chấp ranh giới đất đai thì nên làm gì?

Đo Vẽ Nhanh – Dịch vụ đo vẽ nhà đất uy tín số 1

Nếu bạn đang cần tìm nơi cung cấp dịch vụ đo vẽ nhà đất thì hãy đến với Đo vẽ Nhanh. Đây là công ty hoạt động lâu năm trong việc đo đạc địa giới và mang đến cho khách các dịch vụ như:

  • Đo vị trí, hiện trạng nhà đất để cấp sổ đỏ
  • Đo và xác định ranh giới đất liền kề để cắm mốc ranh giới (định vị mốc ranh đất)
  • Đo đạc nhằm cắm mốc phân lô dự án hoặc hoàn công nhà ở
  • Đo diện tích để phục vụ công tác mua bán đất đai
Hình 4: Địa chỉ uy tín chuyên cung cấp dịch vụ đo đạc địa chính chất lượng - Đo Vẽ Nhanh
Hình 4: Địa chỉ uy tín chuyên cung cấp dịch vụ đo đạc địa chính chất lượng – Đo Vẽ Nhanh

Mong rằng bài viết trên đã giúp quý độc giả biết được các cách xác định ranh giới đất liền kề. Liên hệ với Đo Vẽ Nhanh qua số Hotline: 028.3535.6895 – 090.951.375. Hoặc bạn có thể truy cập trang https://dovenhanh.com/ để tham khảo thêm thông tin về đo đạc địa giới đất.

Mẫu biên bản ký giáp ranh thửa đất: DOWNLOAD

Xem thêm:

Ranh giới sử dụng đất là gì? Nguyên tắc xác định ranh giới

Cách xác định ranh giới thửa đất theo đúng quy định hiện hành