Tìm hiểu công nghệ đo sâu hồi âm và ứng dụng khảo sát địa hình

Chắc hẳn các bạn đã nghe nhắc rất nhiều đến máy đo sâu hồi âm cùng công nghệ đo sâu. Sự xuất hiện của thiết bị và công nghệ này đã giảm bớt gánh nặng cho chúng ta trong việc khảo sát. Đặc biệt, với một quốc gia với địa hình biển và đường bờ biển dài thì sử dụng công nghệ đo sâu hồi âm sẽ mang đến hiệu quả cực tốt mà không gây nguy hiểm. Vậy thì công nghệ đo sâu hồi âm là gì ?

LIÊN HỆ KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH DƯỚI NƯỚC  0903692185

Công nghệ đo sâu hồi âm

Khảo sát thủy văn là gì?
Khảo sát thủy văn

Máy đo sâu hồi âm đa tia phát minh những năm 1970 trên cơ sở máy đơn tia. Hệ thống này cho phép bạn xác định từng chi tiết bề mặt đáy biển một cách chính xác. Kết quả nhận được sau một lần đó chính là hàng trăm điểm độ sâu trên mặt phẳng vuông góc với đường đi của tàu.

Khảo sát địa hình đáy biển
Khảo sát địa hình đáy biển

Độ rộng của dải quét sã gấp 2 – 7 lần độ sâu, góc mở của chùm tia và đạt đến trên 150 độ. Góc kẹp của các tia đơn kề nhau thường nhỏ hơn 1 độ. Cùng với sự ra đời của thiết bị máy này chính là công nghệ đo sâu hồi âm.

Công nghệ này sử dụng sóng âm để xác định khoảng cách từ bộ phận phát tín hiệu tới những bề mặt phẳng như bùn cát, đáy sông, đáy biển,… Công nghệ này ra đời giúp ích không nhỏ trong việc khảo sát dưới đáy biển.

Có phải bạn đang tìm: DỊCH VỤ ĐO SÂU LÒNG SÔNG LÒNG HỒ ĐÁY BIỂN 

Nguyên lý hoạt động

Việc đo sâu hồi âm áp dụng theo công thức: S = V x T.

Trong đó:

  • S: Khoảng cách truyền âm.
  • V: Vận tốc âm/ Tốc độ âm.
  • T: Thời gian truyền âm.

Trên thực tế, bộ phận ra sóng âm khi truyền qua mặt nước gặp bề mặt phản xạ âm sẽ dội lại bộ phận ghi nhận. Trong đó, tốc độ âm là hằng số và thời gian truyền là biến số. Từ đó, người ta có thể tính được khoảng cách truyền âm chính là khoảng cách từ bộ phận phát sóng âm đến bề mặt phản xạ. Khi muốn xác định độ cao và vị trí tọa độ, bạn buộc phải kết nối với máy đo hồi âm và hệ thống định vị.

Kỹ thuật đo sâu được áp dụng hiện nay

Ngày nay, có rất nhiều kỹ thuật đo sâu được áp dụng mang đến hiệu quả vượt ngoài mong đợi. Trong đó, 2 kỹ thuật được sử dụng phổ biến là:

Kỹ thuật đo sâu kết hợp với cách xác định độ cao GPS – RTK: Cách làm này sử dụng máy thu GPS 2 tần số, có độ chính xác cao ở mức độ mm – cm. Kỹ thuật RTK cho phép di chuyển máy thu ở trạm Rover trên tàu sau. Kết hợp cùng hệ thống GPS để giải đa trị thường xảy ra nhanh chóng. Kỹ thuật này mang đến sự chính xác cả vị trí mặt bằng và độ cao chính xác ở thời điểm đo.

Quy trình khảo sát thủy văn

Kỹ thuật đo sâu kết hợp quan trắc mực nước: Dựa trên xác định độ cao mực nước kết hợp với kết đo sâu, bạn sẽ tính toán được độ sâu của đáy biển. Kỹ thuật này còn có nhiều hạn chế do tác động của sóng, gió và dòng chảy trên biển. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến độ cao mực nước tại thuyền.

Quy định về cấp địa hình khi khảo sát đo đạc dưới nước

Ứng dụng của công nghệ đo sâu hồi âm

Ngày nay, công nghệ đo sâu hồi âm được áp dụng phổ biến mang đến nhiều lợi ích cho con người.

  • Khảo sát địa hình thực tế để lập bản đồ địa hình dưới đáy biển. Bản độ này có độ chính xác cao và mang đến hiệu quả kinh tế hơn so với các phương pháp truyền thống.
  • Trong công tác khảo sát lòng hồ thủy điện, đập nước. Từ đó, lên kế hoạch sử dụng đập nước phục vụ việc tưới tiêu, xác định khối lượng bùn lắng trong mùa mưa lũ.
  • Khảo sát địa hình đáy sông, khu thu hoặc cảng biển ở Việt Nam. Có thể khảo sát ở độ sâu 0 – 500m mang đến kết quả chính xác.

Bạn có muốn biết: Cách tính khối lượng khảo sát địa hình như thế nào?

Ứng dụng trên thực tế chính là dự án đầu tư xây dựng ở bến cảng số 2, 3 và 4 thuộc cảng Quốc Tế Cái Lân – Tp Hạ Long – Quảng Ninh. Đây là dự án áp dụng công nghệ đo sâu hồi âm để thành lập bản đồ địa hình dưới đáy biển.

Nhờ có thiết bị máy đo hồi âm đã xác định được chính xác khối lượng nạo vét và tính toán biện pháp thi công phù hợp. Thời gian thi công cũng nhờ vậy đã rút ngắn rất nhiều, giúp tiết kiệm chi phí tối đa.

Qua đây, bạn đã được tìm hiểu công nghệ đo sâu hồi âm. Việc ứng dụng công nghệ này trong khảo sát địa hình giúp ích rất lớn trong quá trình lập bản đồ địa hình dưới biển. Từ đó, giúp cho việc thi công trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.