Ranh giới sử dụng đất là gì? Nguyên tắc xác định ranh giới

Tranh chấp về quyền sử dụng đất và các thửa đất liền kề là vấn đề vẫn thường hay xảy ra. Việc tranh chấp này thường liên quan đến xác định ranh giới đất không rõ ràng, không có giấy tờ xác minh. Vậy ranh giới sử dụng đất là gì? Cách xác định ranh giới sử dụng đất như thế nào? Chắc hẳn có rất nhiều bạn đều chưa biết rõ về việc này. Hiểu được điều đó, Đo Vẽ Nhanh chia sẻ cho bạn thông tin hữu ích ngay dưới đây.

LIÊN HỆ ĐO ĐẠC NHÀ ĐẤT VÀ KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH 0903692185

Ranh giới sử dụng đất là gì

Tranh chấp đất đai là gì và nên giải quyết như thế nào?
Tranh chấp đất đai là gì và nên giải quyết như thế nào?

Ranh giới sử dụng đất là gì? Ranh giới sử dụng đất đai là mốc giới cụ thể do nhà nước hoặc các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến đất đai xác định. Ranh giới này được ghi trong quyết định giao, cho thuê đất và được mô tả chi tiết trong hồ sơ địa chính.

Việc xác định ranh giới đất tuân theo quy định trong Luật Đất Đai 2013 và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Mục đích của việc làm này là xác định ranh giới với các bất động sản khác liền kề nhau. Từ đó, hoàn thiện hóa bản đồ hành chính.

Nguyên tắc xác định ranh giới sử dụng đất

XEM THÊM Dịch vụ khảo sát địa hình bằng Flycam (UAV) RTK

Tất cả các hoạt động về quản lý địa giới đều được quy định rõ ràng trong Luật Đất Đai 2013, bao gồm các hoạt động sau:

  • Xác định địa giới hành chính.
  • Lập và quản lý hồ sơ địa chính.
  • Lập bản đồ địa chính, quản lý hồ sơ về địa giới hành chính.

Trong đó, hồ sơ địa giới hành chính được sử dụng nhằm phục vụ quản lý nhà nước. Các nguyên tắc để xác định ranh giới sử dụng đất bao gồm:

Tranh chấp đất đai là gì và nên giải quyết như thế nào?
Tranh chấp đất đai là gì và nên giải quyết như thế nào?

XEM THÊM Dịch vụ đo đạc nhà đất Gò Vấp nhanh và uy tín 2020

  • Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc lập đơn vị hành chính và điều chỉnh địa giới.
  • Bản đồ địa giới hành chính thể hiện các mốc địa giới hành chính theo đúng như yêu cầu. Trong đó bao gồm các yếu tố địa vật, địa hình.
  • Sơ đồ vị trí mốc địa giới hành chính được quy định rõ ràng.
  • Bảng tọa độ mốc địa giới hành chính cùng các điểm đặc trưng trên đường địa giới.
  • Mô tả tình hình chung về địa giới hành chính và xác nhận đường mô tả địa giới.
  • Phiếu thống kê các yếu tố địa lý liên quan đến địa giới hành chính.
  • Giải quyết tranh chấp về ranh giới sử dụng đất.
  • Thống kê tài liệu liên quan đến địa giới hành chính của các đơn vị cấp dưới.

XEM THÊM Dịch vụ 3D scanning tại TPHCM

Thông qua những văn bản này, các đơn vị có thể xác định ranh giới sử dụng đất một cách chính xác. Tuyệt đối không có việc xác định sai lầm gây ảnh hưởng tới địa giới hành chính và các mô tả được nhà nước, cơ quan có thẩm quyền thông qua.

Ranh giới sử dụng đất là gì? Nguyên tắc xác định ranh giới

Việc quản lý tất cả các hồ sơ liên quan đến địa giới hành chính đều được quy định cụ thể và rõ ràng:

  • Hồ sơ địa giới hành chính cấp nào sẽ được lưu trữ tại Ủy Ban Nhân Dân cấp đó. Ví dụ hồ sơ địa giới cấp tỉnh sẽ được lưu trữ tại Ủy Ban Nhân Dân cấp tỉnh. Thêm nữa, một bản hồ sơ sẽ được lưu trữ tại Ủy Ban nhân dân cấp trên, Bộ Nội Vụ, Bộ Tài Nguyên & Môi Trường.
  • Tất cả các hồ sơ địa giới hành chính cấp dưới sẽ do Ủy Ban Nhân Dân cấp trên xác nhận trực tiếp khi có nhu cầu. Hồ sơ địa giới hành chính cấp tỉnh sẽ do Bộ Nội Vụ xác nhận.

Giải quyết tranh chấp về ranh giới sử dụng đất

XEM THÊM Đo đạc định vị và cắm mốc ranh đất Củ Chi

Các chủ sở hữu đất đai của thửa đất liền kề phải có nghĩa vụ tôn trọng ranh giới bất động sản do cơ quan có thẩm quyền thông qua. Điều này được thể hiện rõ ràng trong điều 265 Bộ Luật Dân Sự 2005. Theo đó, mọi chủ thể đều có nghĩa vụ phải tôn trọng và duy trì ranh giới chung, tuyệt đối không được lấn chiếm hay thay đổi các mốc ranh giới.

Trong trường hợp xảy ra tranh chấp về ranh giới sử dụng đất, bạn phải dựa trên quy định tại Điều 202 Luật Đất Đai 2013 để giải quyết. Nếu các bên tranh chấp không thể tự mình hòa giải, có thể trực tiếp gửi đơn đến Ủy Ban Nhân Dân cấp xã sở tại để thực hiện hòa giải.

Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân cấp xã phối hợp của Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam cấp xã cùng tổ chức thành viên của mặt trận, tổ chức xã hội tiến hành hòa giải. Thời gian hòa giải không được vượt quá 45 ngày tính từ ngày nhận được yêu cầu về việc tranh chấp.

Quy định về giấy phép hoạt động
Quy định về giấy phép hoạt động

XEM THÊM Dịch vụ đo vẽ hoàn công cấp sổ hồng tại quận 2

Biên bản yêu cầu giải quyết tranh chấp đất cần phải có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải được hay không của Ủy Ban Nhân Dân cấp xã. Trường hợp hòa giải thành công có sự thay đổi về ranh giới, Phòng Tài Nguyên và Môi Trường, Sở Tài Nguyên và Môi Trường, UBND cấp xã cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới.

Ranh giới sử dụng đất là gì? Nguyên tắc xác định ranh giới
Ranh giới sử dụng đất là gì? Nguyên tắc xác định ranh giới

XEM THÊM Đo đạc bản đồ hiện trạng và xác định vị trí ranh đất và cắm mốc ranh quận 2

Nếu hòa giải không thành, tranh chấp này sẽ được đưa ra Tòa Án Nhân Dân để giải quyết. Việc khởi kiện tranh chấp đất đai được quy định rõ ràng trong Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2015.

Qua đây, Đo Vẽ Nhanh đã chia sẻ cho bạn biết ranh giới sử dụng đất là gì, nguyên tắc xác định ranh giới và cách giải quyết tranh chấp. Nếu có bất cứ tranh chấp nào liên quan đến ranh giới đất bạn có thể tham khảo các thông tin trên.