Bản vẽ kỹ thuật: Phân loại và các tiêu chuẩn mới nhất

Khi chế tạo bất cứ một sản phẩm nào người ta thường đưa vào bản vẽ kỹ thuật để biết rõ các chi tiết, thông số cơ bản của nhà thiết kế. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu bản vẽ kỹ thuật là gì? Gồm những loại nào và quy cách trình bày như thế nào? Câu trả lời sẽ được Đo Vẽ Nhanh chia sẻ trong bài viết dưới đây. Chúng tôi sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích về bản vẽ kỹ thuật đấy.

LIÊN HỆ ĐO ĐẠC NHÀ ĐẤTKHẢO SÁT ĐỊA HÌNH 0903692185

Bản vẽ kỹ thuật là gì?

Bản vẽ kỹ thuật là gì?
Bản vẽ kỹ thuật là gì?

Hiểu một cách đơn giản, bản vẽ kỹ thuật là ngôn ngữ để các kiến trúc sư, nhà thiết kế mô tả kích thước, hình dáng, đặc tính, vật liệu kỹ thuật… của các chi tiết, kết cấu, vật thể…

Cũng có thể nói bản vẽ kỹ thuật là tác phẩm mà ngành kỹ thuật tạo ra, nó là cầu nối giữa thiết kế, thi công và sử dụng sản phẩm của kỹ thuật. Trong bản vẽ kỹ thuật gồm các hình biểu diễn như hình cắt, hình chiếu, các yêu cầu kỹ thuật, số liệu ghi kích thước…

Bản vẽ kỹ thuật là gì? Bản vẽ kỹ thuật được vẻ dựa trên một quy tắc thống nhất để thể hiện chính xác độ lớn, kết cấu, hình dáng của vật thể. Ngoài ra, bản vẽ này được xem là tài sản trí tuệ khi được đăng ký bản quyền và có thể tiến hành trao đổi, mua bán.

Ngày xưa bản vẽ kỹ thuật thường được biểu diễn dưới dạng 2D. Nhưng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ khoa học đã cho ra đời các bản vẽ dưới dạng 3D với khả năng mô tả vật thể chi tiết và trực quan hơn.

XEM THÊM Dịch vụ khảo sát địa hình bằng Flycam (UAV) RTK

Lưu ý: Bản vẽ kỹ thuật cũng là một sản phẩm có thể mua bán, trao đổi, đăng ký bản quyền. Bản chất của nó là một sản phẩm trí tuệ, được bảo hộ theo đúng các quy định của pháp luật.

Phân loại bản vẽ kỹ thuật

Phân loại bản vẽ kỹ thuật
Phân loại bản vẽ kỹ thuật

Hiện nay bản vẽ kỹ thuật được chia thành các loại cơ bản sau:

Bản vẽ chi tiết (Part drawing)

Bản vẽ kỹ thuật là gì? Phân loại và các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật
Bản vẽ kỹ thuật là gì? Phân loại và các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật

Bản vẽ chi tiết là bản vẽ thể hiện rõ từng chi tiết và đi kèm theo đó là một bản vẽ tổng hợp giúp người xem nhìn vào đó để lắp ráp, chế tạo hoặc sửa chữa. Bản vẽ chi tiết sẽ có những yêu cầu riêng về mặt kỹ thuật công nghệ nên thường được gia công thành chi tiết thật.

Bản vẽ tháo rời (Explosive drawing)

Bản vẽ tháo rời thương dùng trong những trường hợp cần giải thích, trình bày hay quảng cáo cho những đối tượng không hiểu về lĩnh vực kỹ thuật. Đặc điểm của bản vẽ này là các hình ảnh không gian ba chiều với từng chi tiết tháo rời và có thể lắp ráp bất cứ lúc nào.

Bản vẽ lắp ráp (Assembly drawing)

Bản vẽ kỹ thuật là gì? Bản vẽ kỹ thuật được phân thành nhiều loại khác nhau và bản vẽ lắp ráp là một trong số đó. Bản vẽ lắp ráp gồm một số hình biểu diễn thể hiện kết cấu và hình dàng của nhóm sản phẩm/bộ phận và những số liệu quan trọng để kiểm tra, lắp ráp.

Bản vẽ sơ đồ (Schema)

Bản vẽ sơ đồ (Schema)
Bản vẽ sơ đồ (Schema)

Đây là bản vẽ phẳng gồm một số ký hiệu đơn giản được quy ước nhằm thể hiện các nguyên lý hoạt động như: sơ đồ mạch điện động lực, sơ đồ giải thuật của tin học, cơ cấu nguyên lý máy, điều khiển PLC, điều khiển động cơ.

Phân loại bản vẽ kỹ thuật 2D và 3D

Bản vẽ kỹ thuật truyền thống thường được biết đến với dạng 2D. Hiện nay, thêm các loại bản vẽ 3D đã giúp ích rất nhiều cho việc thể hiện thông tin, hình ảnh. Cùng tìm hiểu về chúng nhé.

Bản vẽ hình chiếu 2 chiều – 2D

Đây là bản vẽ của kết quả phép chiếu vuông góc vật thực. Hay còn gọi là phép chiếu trực phương trong không gian xuống một mặt phẳng 2D. Đây được xem là kiểu vẽ truyền thống, thậm chí là ngôn ngữ kỹ thuật của các kỹ sư, kiến trúc sư trước đây.

Bản vẽ hình chiếu 3D

Bản vẽ loại này được xây dựng trực quan hơn khi tạo ra bằng phép chiếu song song trong không gian 3 chiều. Những bản vẽ 3D trước thường được dùng để giải thích hình ảnh cho những người không có chuyên môn. Tuy nhiên hiện tại nó đang thực sự phát triển, trở thành dạng vẽ chính trong các ngành kỹ thuật.

Các tiêu chuẩn được quy định trong bản vẽ kỹ thuật

Phép chiếu

Dựa vào bản vẽ kỹ thuật người ta sẽ chế tạo ra các chi tiết và lắp ráp chúng. Thông qua bản vẽ chúng ta dễ dàng thấy được kích thước, hình dàng của vật liệu chế tạo, chi tiết biểu diễn hay những yêu cầu về lớp phủ, gia công nhiệt…

Bản vẽ gồm các loại hình biểu diễn gồm: mặt cắt, hình cắt và hình chiếu. Các hình chiếu biểu diễn sẽ được xây dựng bởi phép chiếu. phép chiếu gồm các yếu tố như:

  • Mặt phẳng hình chiếu: là mặt phẳng thực hiện phép chiếu
  • Tâm chiếu: điểm thực hiện phép chiếu
  • Tia chiếu: là đường thẳng tưởng tượng để thực hiện phép chiếu

Quy định về đường nét

Quy định về đường nét
Quy định về đường nét

Các quy định về đường nét trong bản vễ kỹ thuật là gì? Dựa vào những vật thể khác nhau mà người vẽ sẽ sử dụng các đường nét không giống nhau. Trong đó:

  • Nét cơ bản: Dùng để biểu diễn đường bao lấy của vật thể. Bề rộng của nét cơ bản khoảng 0,5 – 1,4mm tùy vào kích thước và mức độ phức tạp của hình biểu diễn.
  • Nét đứt: Dùng để thể hiện đường bao khuất của vật thể. Nét đứt là những gạch ngắn với độ dài từ 2 – 8mm. Trong cùng một bản vẽ, độ dài của nét đứt phải thống nhất và bề rộng của nét đứng phụ thuộc vào bề rộng của nét cơ bản.
  • Nét chấm gạch mảnh: Dùng để xác định tâm của cung tròn hay đường tròn, vẽ các đường trục hoặc các đường tâm. Nét vẽ là những chấm và gạch mảnh giữa những gạch đó. Bề rộng của nét chấm gạch phải bằng 1/2 – 1/3 bề rộng nét cơ bản và độ dài gạch từ 5 – 30mm.
  • Đường tâm và đường trục: đều vẽ qua đường bao của hình biểu diễn khoảng 2 – 5mm và kết thúc bằng nét gạch. Vị trí của tâm cung tròn xác định bằng giao điểm của 2 gạch cắt nhau. Người ta sẽ thay nét chấm gạch ở biễu diễn đường tâm bằng nét mảnh nếu đường kính tròn bé hơn 12mm.
  • Nét liền mảnh: thường dùng để ghi đường gióng và kích thước. Đường gióng đảm nhiệm việc liên kết giữa đường kích thước và hình biểu diễn, chúng được vẽ từ đường bao. Chúng ta sử dụng nét liền mảnh có bề rộng bằng 1/2 – 1/3 bề rộng nét cơ bản.
  • Nét cắt: hay dùng để vẽ các vết của mặt phẳng cát. Bề rộng của nét cắt nằm trong khoảng 1 – 1,5 bề rộng của nét cơ bản và độ dài từ 8 – 20mm.

> Xem thêm:

Trình bày khung bản vẽ và khung tên

Trình bày khung bản vẽ và khung tên
Trình bày khung bản vẽ và khung tên

XEM THÊM Dịch vụ đo vẽ hoàn công cấp sổ hồng tại quận 2

Khung bản vẽ

Khung bản vẽ kỹ thuật là gì? Nó được vẽ bằng nét liền dậm và kẻ cách mép giấy khoảng 5mm. Nếu muốn đóng thành lập thì giữ nguyên các cạnh trừ cạnh khung bên trái phải kẻ cách mép một đoạn 25mm.

Khung tên

Khung tên có thể đặt theo cạnh ngắn hoặc cạnh dài của bản vẽ. Nhiều bản vẽ đều có thể đặt chung trên một tờ giấy nhưng phải có khung bản vẽ và khung tên riêng. Yêu cầu các chữ ghi trong khung tên phải hướng lên trên hoặc hướng sang trái bản vẽ.

Tiêu chuẩn về tỉ lệ trong bản vẽ kĩ thuật

Tùy theo kích thước và độ phức tạp của vật thể mà ta mua tỉ lệ cho bản vẽ. Tỉ lệ bản vẽ là tỉ số giữa kích thước đo được trên hình vẽ với kích thước thật tương ứng đo được trên vật thể. Theo TCVN 3-74 sở hữu những loại tỉ lệ sau:

Tỉ lệ thu nhỏ 1:2; 1:2,5; 1:4; 1:5; 1:10; 1:15; 1:20 … Tỉ lệ nguyên hình 1:01 Tỉ lệ phóng to 2:1; 2,5:1; 4:1; 5:1; 10:1; 15:1; 20:1 …

Kí hiệu tỉ lệ trong bản vẽ: 1:1 ; 2:1 ….

Bản vẽ kỹ thuật cần tuân thủ nhiều nguyên tắc khác nhau
Bản vẽ kỹ thuật cần tuân thủ nhiều nguyên tắc khác nhau

Xem thêm:

Lời Kết

Trên đây là những chia sẻ của Đo Vẽ Nhanh về bản vẽ kỹ thuật là gì mà bạn quan tâm. Hy vọng bài viết đã cung cấp nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm hữu ích về khái niệm cũng như các quy định trình bày bản vẽ kỹ thuật đạt tiêu chuẩn cho bạn.

Bạn có thể tham khảo các dịch vụ: Đo đạc địa chính nhà đất – Khảo sát địa hình – Tư vấn pháp lý nhà đất tại Dịch vụ Đo Vẽ Nhanh

Thông tin liên hệ

– Website: https://dovenhanh.com/

– Hotline: 0903692185

– Email: dovenhanh@gmail.com