Cách tính khối lượng khảo sát địa hình như thế nào chính xác? Đối với mọi công trình xây dựng trước khi thực hiện cần phải khảo sát địa hình . Qua đó mới có thể lựa chọn phương pháp thi công phù hợp nhất. Tùy vào từng lĩnh vực sẽ có những kinh nghiệm đo đạc , khảo sát riêng. Cùng tìm Đo Vẽ Nhanh tìm hiểu về các tiêu chuẩn đo đạc nhé.
LIÊN HỆ KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH TỶ LỆ 1/500 0903692185
Mục lục nội dung
Một vài tiêu chuẩn khảo sát địa chất
Tham khảo về một số tiêu chuẩn khảo sát địa chất chung với các lĩnh vực như sau đây.
Tiêu chuẩn khảo sát hiện trường
Thực hiện khảo sát tại các hiện trường mọi người thường áp dụng các tiêu chuẩn như sau:
- TCVN 4419: 1987 tiêu chuẩn được dùng để khảo sát trong lĩnh vực xây dựng, áp dụng các nguyên tắc cơ bản nhất.
- TCVN 9437: 2012 tiêu chuẩn áp dụng để khoan thăm dò địa chất tại các công trình.
- TCVN 112:1984 tiêu chuẩn áp dụng trong việc thực hành khảo sát đất xây dựng sử dụng thiết bị mới. Bên cạnh đó là dùng các loại tài liệu phù hợp vào quy trình thiết kế công trình.
- TCVN 9351:2012 tiêu chuẩn khảo sát đất xây dựng bằng phương pháp thí nghiệm hiện trường, thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn.
Tiêu chuẩn khảo sát thí nghiệm trong phòng
Với việc khảo sát thí nghiệm trong phòng có những bộ tiêu chuẩn cơ bản như sau:
TCVN 4195 đến 4202: 2012 tiêu chuẩn khảo sát đất xây dựng bằng phương pháp xác định các chỉ tiêu cơ lý của đất.
TCVN 4200:2012 tiêu chuẩn khảo sát đất xây dựng bằng phương pháp xác định tính nén, lún.
TCVN 9153:2012 tiêu chuẩn khảo sát đất xây dựng bằng phương pháp chỉnh lý kết quả thí nghiệm với các mẫu đất.
TCVN 9362:2012 tiêu chuẩn áp dụng trong việc thiết kế nền nhà và các công trình.
TCVN 3994 – 85 và TCXD 81 –81 tiêu chuẩn áp dụng để khảo sát nước dùng trong xây dựng bằng 2 phương pháp khác nhau.
Tiêu chuẩn khảo sát địa chất xây dựng dân dụng và công nghiệp
Bộ tiêu chuẩn được áp dụng trong xây dựng dân dụng và công nghiệp gồm có:
TCVN 9363:2012 tiêu chuẩn khảo sát địa hình nhà cao tầng.
TCVN 8477 : 2010, TCVN 9140:2012, TCVN 9155 : 2012 là các tiêu chuẩn khảo sát cho công trình thủy lợi.
TCVN 9402:2012 tiêu chuẩn áp dụng khảo sát địa hình xây dựng vùng cacxtơ.
14 TCN 187 – 2006 tiêu chuẩn về kỹ thuật khoan máy đối với các công trình thủy lợi.
Tiêu chuẩn khảo sát địa chất các đường giao thông
Với việc xây dựng đường giao thông sẽ có các bộ tiêu chuẩn như sau:
- 22 TCN 259 – 2000 đây là tiêu chuẩn về quy định khoan và thăm dò địa chất tại công trình.
- 22 TCN 263 – 2000 đây là tiêu chuẩn về quy trình khảo sát đường ô tô.
- 22 TCN 244-98 đây là tiêu chuẩn về việc xử lý nền đất yếu trong xây dựng nền đường.
- 22 TCN 171-87 đây là tiêu chuẩn về quy trình khảo sát địa chất các công trình. Bên cạnh đó áp dụng biện pháp ổn định nền đường với nền đất yếu có nguy cơ sụt lún.
- 22 TCN 82-85 tiêu chuẩn về quy trình khoan thăm dò địa chất ở công trình xây dựng.
- 22 TCN 160-87 tiêu chuẩn khảo sát thiết kế và thi công móng cọc.
Xem thêm:
Công ty dịch vụ quan trắc lún nghiêng công trình xây dựng
Công ty dịch vụ quét 3D Laser Scan công trình tại TPHCM
Công ty khảo sát địa chất uy tín Bách Việt
Cách tính khối lượng khảo sát địa hình
Ở trên bài viết đã giới thiệu về các bộ tiêu chuẩn cần áp dụng khi khảo sát địa hình với nhiều loại công trình khác nhau. Vậy cách tính toán khối lượng khảo sát địa hình như thế nào? Mọi người cần thực hiện theo các bước cụ thể như sau:
- Bước 1: Xác định phạm vi cần khảo sát
Phạm vi khảo sát với mỗi công trình gồm có khảo sát về địa hình và cả địa chất tại đó. Trước khi tiến hành, cần chú ý xác định khu vực cần thực hiện khảo sát cũng như những đặc điểm địa hình để thực hiện công việc một cách hoàn hảo hơn.
- Bước 2: Áp dụng phương pháp khảo sát phù hợp
Với mỗi loại hình công trình cần áp dụng phương pháp khảo sát phù hợp. Ví dụ trong công trình thủy lợi khi khảo sát địa hình thường áp dụng: công tác khống chế cao độ và khống chế mặt bằng, thực hiện đo vẽ bình đô (đo góc, đo cạnh), đo mặt cắt (dọc, ngang)…Còn đối với khảo sát địa chất thường áp dụng: công tác khoan, lấy mẫu và tiến hành thí nghiệm và mô tả.
- Bước 3: Lựa chọn thiết bị và áp dụng tiêu chuẩn khảo sát thích hợp
Để quá trình khảo sát diễn ra hiệu quả mọi người cần chọn thiết bị phù hợp. Bên cạnh đó là áp dụng bộ tiêu chuẩn chính xác với từng lĩnh vực để khảo sát.
Các thiết bị sử dụng trong ngành xây dựng vô cùng đa dạng. Và cần xác định những thiết bị cần thiết, phù hợp để tránh lãng phí chi phí.
- Bước 4: Xác định khối lượng và hạng mục cần khảo sát
Ví dụ trong khảo sát công trình thủy lợi, thực hiện khảo sát địa hình cần đo đạc khối lượng các mục: thủy chuẩn hạng IV , thủy chuẩn kỹ thuật, đo vẽ bình đô, lưới khống chế mặt bằng , chôn mốc cao độ, mặt cắt dọc và ngang.
- Bước 5: Báo cáo kết quả khảo sát
Thực hiện khảo sát đầy đủ và chi tiết xong mọi người cần lập bản báo cáo khi rõ kết quả khảo sát. Bản báo cáo này cần tuân thủ những nguyên tắc về thành lập giấy tờ, sổ sạch riêng trong ngành. Từ đó, đảm bảo việc lưu trữ và quản lý, sử dụng thông tin được hiệu quả, chính xác hơn.
- Bước 6: Dự toán kinh phí
Bước cuối cùng chính là tiến hành làm dự toán kinh phí khảo sát bao nhiêu, kinh phí đầu tư bao nhiêu. Nhờ đó mới có thể chuẩn bị đủ tài chính để hoàn thiện công trình xây dựng đảm bảo chất lượng.
Nhìn chung, việc dự toán kinh phí không hề dễ dàng và đòi hỏi người thực hiện phải có chuyên môn cao. Hiện tại, công việc này đều được thực hiện bởi những người có nhiều kinh nghiệm, được đào tạo bài bản trong các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành.
Bài viết đã giới thiệu qua cách tính khối lượng khảo sát địa hình. Tùy vào từng loại hình công trình trong các lĩnh vực cụ thể sẽ có cách tính khác nhau. Nếu chưa có kinh nghiệm mọi người hãy liên hệ đến đơn vị uy tín như Đo Vẽ Nhanh để được tư vấn chi tiết hơn.