Lưới khống chế mặt bằng là gì? Có mấy loại lưới khống chế mặt bằng hiện nay sử dụng trong công tác đo đạc khảo sát địa hình xây dựng. Cùng Đo Vẽ Nhanh tìm hiểu nhé. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại lưới khống chế này cũng như những thông tin liên quan. Điều này sẽ giúp sử dụng chúng đúng mục đích hơn đấy.
HOTLINE ĐO ĐẠC KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH ĐỊA HÌNH ĐỒNG NAI 0903692185
Mục lục nội dung
Lưới khống chế mặt bằng tiếng Anh là gì?
Đây là câu hỏi nhiều người tìm kiếm cũng như mình trước đây. Lưới khống chế mặt bằng tiếng Anh có thể sử dụng thuật ngữ: the coordinate control network – Hiểu là lưới khống chế tọa độ. Hoặc cũng có thể sử dụng thuật ngữ tiếng Anh the horizontal control system/ network đều được.
Vậy lưới khống chế mặt bằng trong trắc địa là gì ?
Lưới khống chế mặt bằng là tập hợp các điểm mốc tại thực địa được xác định tọa độ X, Y với độ chính xác cao trong một hệ tọa độ nhất định (Ví dụ hệ tọa độ WGS84 hoặc hệ VN2000, HN72…). Những điểm thuộc lưới khống chế mặt bằng này gọi là điểm khống chế tọa độ mặt bằng.
Lưới khống chế tọa độ mặt bằng giúp cho việc đo đạc chi tiết trong khu vực cần khảo sát đạt độ chính xác theo yêu cầu đề ra thông qua việc giảm thiểu sai số tích lũy.
Lưới khống chế tọa độ mặt bằng được xây dựng từ tổng thể rồi đến cục bộ. Như vậy, lưới khống chế tọa độ mặt bằng có nhiều cấp hạng khác nhau. Tùy nhu cầu sử dụng mà các chủ đầu tư, nhà thầu cần tìm kiếm loại lưới có độ vững chắc, phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Một số dịch vụ của Đo Vẽ Nhanh:
Có bao nhiêu cấp hạng của lưới khống chế tọa độ mặt bằng ?
Lưới khống chế mặt bằng chia thành 2 loại chính sau
Lưới khống chế tọa độ mặt bằng Nhà nước
Đây là lưới khống chế được thành lập thành mạng lưới theo đồ hình tam giác. Lưới khống chế tọa độ Nhà nước chia thành 3 hạng chính: Hạng 0, II, III. Các lưới này dùng để nghiên cứu khoa học hoặc làm cơ sở để phát triển lưới khống chế tọa độ cục bộ/ lưới khống chế tọa độ đo vẽ (theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8224:2009)
Số liệu lưới khống chế tọa độ Quốc gia được Văn phòng đăng ký đất đai của tỉnh cấp hoặc tại Chi cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin Địa lý.
Hiện nay chúng ta có thể mua số liệu mốc khống chế tọa độ nhà nước Online
Bài viết này, Đo Vẽ Nhanh không tập trung chi tiết vào độ chính xác và quy định của lưới khống chế tọa độ nhà nước.
Xem thêm: Hướng dẫn ghi nhật ký khảo sát địa hình đúng cách mới nhất
Lưới khống chế cơ sở mặt bằng hoặc lưới khống chế tọa độ cục bộ hoặc khu vực
Dưới đây cùng tìm hiểu về đặc điểm, khái niệm của loại lưới độc đáo này nhé. Thông tin này đặc biệt hữu ích đối với bạn đấy.
Định nghĩa chung
Lưới khống chế cơ sở gồm lưới tọa độ hạng IV, lưới giải tích cấp 1, cấp 2 và lưới đường chuyền cấp 1, cấp 2. Tùy vào điều kiện của khu vực đo đạc ở vùng đồi núi, vùng đồng bằng hoặc quy mô diện tích mà các kỹ sư trắc địa cần thiết kế mạng lưới khống chế cơ sở phù hợp độ chính xác và
Một số tiêu chí lưới khống chế tọa độ thành lập bằng đường chuyền toàn đạc.
>>> Xem thêm:
Một số đặc điểm đặc trưng của lưới khống chế mặt bằng khu vực
Đối với loại lưới khống chế này, có nhiều thông tin cần chú ý. Như sai số trung phương đo góc, sai số trung phương tương đương cạnh đáy, sai số trung phương cạnh yếu…
Cụ thể các thông tin liên quan sẽ được Đo Vẽ nhanh thể hiện đầy đủ trong bảng sau đây.
Lưới khống chế trắc địa mặt bằng
Phần trên Dovenhanh.com đã giới thiệu khái lược về lưới khống chế trắc địa mặt bằng là gì, lưới có bao nhiêu loại. Bài này sẽ làm rõ hơn các loại lưới khống chế mặt bằng đã nêu ở bài trước.
Tùy theo quy mô và độ chính xác giảm dần, lưới khống chế mặt bằng trắc địa được chia làm:
Chỉ tiêu kỹ thuật của các lưới tọa độ mặt bằng
Lưới khống chế mặt bằng Nhà nước
Lưới khống chế mặt bằng Nhà nước là lưới tam giác, được chia thành 4 cấp hạng rải đều trên lãnh thổ.
Lưới khống chế mặt bằng nhà nước gồm 4 cấp hạng như sau
- Hạng I
- Hạng II
- Hạng III
- và hạng IV
Lưới khống chế mặt bằng khu vực
Lưới khống chế trắc địa mặt bằng khu vực là lưới chêm dày lưới khống chế trắc địa nhà nước nên có mật độ dày hơn và độ chính xác thấp hơn. Dưới đây là các yếu tố đặc trưng của lưới khống chế mặt bằng khu vực.
Lưới khống chế mặt bằng khu vực gồm lưới đường chuyền cấp 1 và đường chuyền cấp 2.
Tiêu chuẩn đo lưới khống chế mặt bằng đường chuyền cấp 2 như hình sau.
Lưới khống chế mặt bằng đo vẽ
Lưới khống chế mặt bằng đo vẽ là lưới chêm dày của lưới khống chế mặt bằng nhà nước các hạng và lưới khống chế mặt bằng khu vực. Là lưới cấp cuối cùng, có độ chính xác thấp nhất, phục vụ cho việc đo vẽ chi tiết Bản đồ địa hình. Sau đây là một số yếu tố đặc trưng của lưới khống chế mặt bằng đo vẽ.
Lưới tam giác nhỏ có các dạng như: tam giác trắc địa, tứ giác trắc địa, đa giác trung tâm, giao hội thuận, giao hội nghịch,…
Lưới đường chuyền kinh vĩ có các dạng như đường chuyền kinh vĩ kín, đường chuyền kinh vĩ hỡ đôi khi đường chuyền kcó một vài điểm nút. Lưới đường chuyền kinh vĩ dùng để lập ở những nơi có địa hình bị che khất không thể bố trí lưới tam giác.
Như vậy chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu các thông tin về Lưới khống chế trắc địa mặt bằng. Để tìm hiểu các thông tin liên quan khác hãy truy cập vào website của chúng tôi nhé. Chúc bạn tìm được các thông tin bổ ích.
Bài viết được tài trợ bởi:
CÔNG TY TNHH HỢP NHẤT BÁCH VIỆT
- Trụ sở chính: 369 Lò Lu, Phường Trường Thạnh, Tp. Thủ Đức, TPHCM
- Hotline: 028 3535.6895 hoặc 0903692185
- Email: viet@bachvietunited.com
Xem thêm:
Để hiểu hơn về họa tọa độ, có thể tham khảo thêm bài hệ tọa độ WGS84
3 địa chỉ mua mốc sứ tọa độ trắc địa giá rẻ
Tỷ lệ bản đồ là gì? Ứng dụng của tỷ lệ bản đồ với đời sống