Tổng quan về bản đồ địa hình đáy biển

Các hoạt động kinh tế, nghiên cứu khoa học trên biển nhằm phục vụ cho mục đích điều tra, quy hoạch, khai thác và bảo vệ tài nguyên biển,…là rất cần thiết nên việc bảo đảm cơ sở bản đồ địa hình đáy biển là nhu cầu không thể thiếu.

Vậy Bản đồ địa hình đáy biển được thành lập dựa trên những mục đích, yêu cầu cũng như nội dung trên bản đồ gồm những gì hãy cũng Dovenhanh.com tìm hiểu qua bài viết này.

Định nghĩa, mục đích, yêu cầu và nội dung Bản đồ địa hình đáy biển

Bản đồ địa hình đáy biển là gì?

Bản đồ địahình đáy biển là phần tiếp nối (kéo dài) tự nhiên của bản đồ địa hình lục địa về phía biển. Nội dung và cách trình bày như bản đồ địa hình phần đất liền. Sự khác nhau giữ chúng không cơ bản và chỉ là sự khác nhau về mức độ chi tiết biểu diễn phần biển. Trên bản đồ địa hình đáy biển được biểu diễn với mức độ chi tiết cao nhất với khả năng có thể, bằng những phương tiện biểu thị rộng rãi hơn.

Mục đích sử dụng của Bản đồ địa hình đáy biển

  • Làm tài liệu cơ bản phục vụ mục đích điều tra, quy hoạch, thăm dò, quản lý kinh tế, phục vụ an ninh quốc phòng và công tác nghiên cứu biển.
  • Làm cơ sở dữ liệu để biên vẽ bản đồ địa hình đáy biển có tỷ lệ nhỏ, biển vẽ bản đồ nền, xây dựng hệ thống thông tin địa lý (GIS), biên tập các bản đồ chuyên đề.

Yêu cầu cơ bản của Bản đồ địa hình đáy biển

Dưới đây là một số yêu cầu cơ bản:

Yêu cầu cơ bản của Bản đồ địa hình đáy biển
Yêu cầu cơ bản của Bản đồ địa hình đáy biển

Nội dung Bản đồ địa hình đáy biển

Bản đồ địa hình đáy biển gồm các nội dung cơ bản sau đây:

Nội dung bản đồ địa hình đáy biển
Nội dung bản đồ địa hình đáy biển
  1. Cơ sở toán học: các điểm khống chế, định hướng, khung và ghi chú ngoài khung,…
  2. Địa hình đáy biển: được thể hiện bằng các đường đẳng sâu, các ghi chú độ sâu và các ký hiệu địa hình. Khoảng cao đều đường đẳng sâu cơ bản được quy định cho từng vùng địa hình đáy biển.
  3. Chất đáy, động thực vật đáy: được thể hiện trên bản đồ bằng ký hiệu chữ. Điểm lấy mẫu chất đáy có tọa độ chính xác tương đương với điểm ghi chú độ sâu; mật độ lấy chất đáy phụ thuộc vào cấu tạo chất đáy địa hình của khu đo.
  4. Đường bờ và đường mép nước: với các mảnh bản đồ địa hình đáy biển có đất liền hoặc đảo mà mép nước đã được thể hiện trên bản đồ địa hình. Phần đất liền thì đường mép nước được lấy theo bản đồ đất liền đã lập. Khi khống thể xác định chính xác đường mép nước tại thời điểm đo vẽ thì đường mép nước được quy định là đường bìn độ “0” m căn cứ theo kết quả đo địa hình đáy biển.
  5. Các loại bãi bồi, bài chìm: gồm bãi bùn, bãi cát, bãi đá, sỏi, bãi san hô,…
  6. Các địa vật công trình nhân tạo trên biển: các công trình kỹ thuật gồm các giàn khoan thăm dò hoặc khai thác dầu, cầu cảng, vách công trình bờ xây, kè đá ven biển; các công trình xây dựng trên biển gồm các trạm nghiên cứu biển, nhà xây; các vùng nuôi trồng hải sản trên biển gồm đầm, phá, khoang, lồng, bè, nuôi trồng hải sản cố định trên biển; vùng đăng, chắn đánh bắt cá cố định trên biển.
  7. Các địa vật công trình nhân tạo đáy biển: gồm xác tài đắm, ống dẫn dầu, ống dẫn khí, cáp tải điện, cáp viễn thông.
  8. Các địa vật tự nhiên trên biển và tại đáy biển: gồm các mỏm đá, khối đá đứng độc lập hoặc tạo thành cụm, khối nổi trên mặt nước hoặc chìm dưới nước.
  9. Các yếu tố hàng dải, hải văn: gồm luồng tàu thuyền ra vào cảng, luồng tàu thuyền ra vào khu vực cửa sông, phao tiêu, đèn biển, phao luồng, đèn luồng, phao neo thuyền, bến cảng, nơi neo đậu thuyền tránh bão, các trạm quan trắc hải văn, các thước đo mực nước thủy triều hoặc triều ký tự động.
  10. Các vùng nguy hiểm hàng hải, vùng cấm: vùng nguy hiểm hàng hải như các khu vực nước xoáy, bãi đá ngầm, các địa vật ngầm hoặc nổi có khả năng gây nguy hiểm cho giao thông hàng hải phải thể hiện khoanh bao ranh giới khu vực nguy hiểm và ghi chú chữ “nguy hiểm” tại vị trí tương ứng. Vùng cấm phải thể hiện bằng khaonh bao ranh giới vùng cấm kèm theo ghi chú “vùng cấm”.
  11. Thực vật: gồm các vùng cây ngập mặn trên biển, các vùng thực vật tại đáy biển.
  12. Ghi chú địa danh và các ghi chú cần thiết khác: các địa danh gồm tên biển, tên vịnh, cửa sông,…được thể hiện trên bản đồ bằng các kiểu, cỡ chữ tương ứng. Địa danh ghi chú trên bản đồ phải là địa danh được các cơ quan hành chính nhà nước công bố; khi một đối tượng có nhiều tên gọi khác nhau, phải nghiên cứu để xác định tên chính thức, trường hợp khó khăn phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ quyết định.
  13. Các đường phân chia trên biển: gồm đường cơ sở lãnh hải, đường biên giới trên biển (đường lãnh hải); ranh giới vùng đặc quyền kinh tế trên biển; đường phân chia ranh giới trên biển giữa các quốc gia; ranh giới thềm lục địa.
  14. Khung và ghi chú ngoài khung

Các phương pháp dùng để đo đạc bản đồ đáy biển

Phương pháp truyền thống thành lập bản đồ địa hình đáy biển

Đây là phương pháp đo vẽ chi tiết bằng các phương tiện tàu, xuồng, canô,….đo sâu trực tiếp bằng cọc, sào, dây dọi và máy đo sâu hồi âm, định vị vị trí đo sâu và lấy mẫu chất đáy. Các phương pháp định vị cơ bản được áp dụng cho đến nay:

Các phương pháp đo đạc bản đồ đáy biển
Các phương pháp đo đạc bản đồ đáy biển

Phương pháp khác trong thành lập bản đồ địa hình đáy biển

Chụp ảnh hàng không, ảnh ngầm dưới nước, viễn thám,…. Đối với vùng biển nông (có độ sâu 20m đến 30m) áp dụng phương pháp ảnh hàng không có ưu thế hơn dùng các phương pháp khác.

Vì trong một thời gian ngắn với hiệu suất cao có thể tiến hành chụp ảnh một diện tích lớn vùng biển, có thể nghiên cứu chi tiết bề mặt đáy biển và vùng bờ có khả năng xác định động thái bờ, cửa sông, cửa biển,….

Các phương pháp viễn thám cho phép nghiên cứu được cấu tạo địa chất, địa mạo, các dòng chảy bề mặt, sự chuyển dịch của các khối băng, nhiệt độ nước biển, độ mặn, nghiên cứu sóng, nghiên cứu sự ô nhiễm biển,….

Kỹ thuật đo sâu hồi âm trong thành lập bản đồ địa hình đáy biển

Kỹ thuật đo sâu chủ yếu sử dụng trong công nghệ đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển là đo sâu hồi âm và đo sâu chùm tia. Cả hai loại đo sâu này đều dựa trên nguyên tắc: đo thời gian đi và phản hồi các xung âm phát từ máy đo sâu hồi âm tới bề mặt đáy biển.

Xem thêm: Dịch vụ đo sâu lòng sông lòng hồ đáy biển chất lượng

Máy đo sâu hồi âm đơn tia: là máy phát một tia âm thẳng đứng với bề mặt cần phát biến xuống bề mặt nước biển. Việc xác định chính xác tốc độ âm trong môi trường đo và đo được chính xác thời gian truyền âm theo lộ trình hai lần đo độ sâu đáy biển sẽ tính được chính xác độ sâu đáy biển cần đo.

Kết qủa đo ở dạng băng đo sâu là file số liệu đo sâu. Kết quả ở dạng file (dạng số liệu) tạo điều kiện kết nối với các thiết bị khác qua các phần mềm đo biển tạo điều kiện cho tự động hóa quá trình đo đạc.

Máy đo sâu hồi âm chìm tia phát ra một chùm tia hình phễu có độ mở góc từ 600 đến 1500. Các tia âm cách nhau từ 20 đến 30 với khoảng cách bằng giữa hai tia khoảng từ 4-6% độ sâu đo được.

Như vậy với một tuyến đo máy có thể quyets được một dải rộng địa hình đáy biển (tương tự một dải bay chụp ảnh hàng không). Máy đo sâu chùm tia có thể chia làm ba chùng loại: máy đo vùng biển nông, máy đo vùng biển trung bình và máy đo vùng biển sâu.

Phần mềm đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển

Phần mềm đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển giữ vai trò điều khiển đồng bộ các số liệu quan trắc có liên quan thành một số liệu thống nhất tạo ra cơ sở dữ liệu bản đồ biển.

Phần mềm đó biển có 03 chức năng chính: thiết kế, chuẩn bị kế hoạch đo biển; điều khiển thống nhất các vận hành quan trắc trên biển; xử lý biên tập các số liệu quan trắc.

Các phần mềm đang được ứng dụng tại Việt Nam là: Hydro (Mỹ), Geonav (Usc), Neptune, Triton (Nauy),….

Xem thêm: Tìm hiểu công nghệ đo sâu hồi âm và ứng dụng khảo sát địa hình

Trên đây là những nội dung cơ bản về “Bản đồ địa hình đáy biển“. Bài viết được tài trợ bởi:

Công ty TNHH Hợp Nhất Bách Việt

  • Website: https://dovenhanh.com/
  • Trụ sở chính: 369 Lò Lu, Phường Trường Thạnh,TP. Thủ Đức, Hồ Chí Minh.
  • Hotline: 028 35356895 hoặc 0907621115
  • Email: viet@bachvietunited.com

Xem thêm bài:

Các phép chiếu bản đồ và ưu nhược điểm của các phép chiếu

Cách tính mật độ điểm khống chế tọa độ mặt bằng

Đo thủy chuẩn? Các cấp hạng lưới khống chế độ cao

Cách chia mảnh bản đồ theo phương pháp UTM và Gauss

Hệ tọa độ và hệ quy chiếu bản đồ ở Việt Nam

Tham khảo bản đồ Đà Nẵng mới nhất năm 2021
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan. Hãy điền gửi ở form này nhé. Ban quản trị sẽ xem xét và tìm câu trả lời phù hợp nhất.

Nhập email của bạn để nhận câu trả lời
Nhập nội dung bạn thắc mắc