Tất tần tất thông tin về bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Bản đồ chuyên đề là gì đã được chúng tôi giới thiệu ở bài trước và Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là một bản đồ chuyên đề, vậy bản đồ hiện trạng sử dụng đất được định nghĩa như thế nào và nó được sử dụng nhằm mục đích gì hãy cùng Dovenhanh.com tìm hiểu những nội dung trên.

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là gì?

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất (Bản đồ HTSDĐ) là tài liệu phản ánh thực tế sử dụng đất ở thời điểm kiểm kê quỹ đất của các đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh (gọi tắt là đơn vị hành chính các cấp), các vùng kinh tế và toàn quốc phải được lập trên cơ sở bản đồ nền thống nhất trong cả nước

Theo Điều 3 mục 5 Luật Đất đai 2013:“Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất tại một thời điểm xác định, được lập theo từng đơn vị hành chính”.

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 phường Quang Trung, thành phố Thái Nguyên
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 phường Quang Trung, thành phố Thái Nguyên

Một số dịch vụ liên quan đến địa chất:

Mục đích thành lập Bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Mục đích thành lập Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Mục đích thành lập Bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Nội dung Bản đồ HTSDĐ

  1. Cơ sở toán học gồm khung bản đồ, lưới kilômét, lưới kinh vĩ tuyến, chú dẫn, trình bày ngoài khung và các nội dung có liên quan; 
  2. Biên giới quốc gia và đường địa giới hành chính các cấp: Đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất của vùng kinh tế–xã hội dạng giấy chỉ thể hiện đến địa giới hành chính cấp huyện; bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả nước dạng giấy chỉ thể hiện đến địa giới hành chính cấp tỉnh. Khi đường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì biểu thị đường địa
    giới hành chính cấp cao nhất.
    Trường hợp không thống nhất đường địa giới hành chính giữa thực tế đang quản lý với hồ sơ địa giới hành chính thì trên bản đồ hiện trạng sửdụng đất phải thể hiện đường địa giới hành chính thực tế đang quản lý. Trường hợp đang có tranh chấp về địa giới hành chính thì trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thể hiện đường địa giới hành chính khuvực đang tranh chấp theo ý kiến của các bên liên quan;
  3. Ranh giới các khoanh đất của bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã thể hiện ranh giới và ký hiệu các khoanh đất theo chỉ tiêu kiểm kê đất đai. Ranh giới các khoanh đất của bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện, cấp tỉnh, các vùng kinh tế–xã hội và cả nước thể hiện theo các chỉ tiêu tổng hợp; được tổng hợp, khái quát hóa theo quy định biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng các cấp;
  4. Địa hình: Thể hiện đặc trưng địa hình của khu vực (không bao gồm phần địa hình đáy biển, các khu vực núi đá và bãi cát nhân tạo) và được biểu thị bằng đường bình độ, điểm độ cao và ghi chú độ cao. Khu vực núi cao có độ dốc lớn chỉ biểu thị đường bình độ cái và điểm độ cao đặc trưng;
  5. Thủy hệ và các đối tượng có liên quan phải thể hiện gồm biển, hồ, ao, đầm, phá, thùng đào, sông, ngòi, kênh, rạch, suối. Đối với biển thể hiện theo đường mép nước biển triều kiệt trung bình trong nhiều năm; trường hợp chưa xác định được đường mép nước biển triều kiệt trung bình trong nhiều năm thì xác định theo đường mép nước biển triều kiệt tại thời điểm kiểm kê để thể hiện. Các yếu tố thủy hệ khác có bờ bao thì thể hiện theo chân phía ngoài đường bờ bao (phía đối diện với thủy hệ); trường hợp thủy hệ tiếp giáp với đường giao thông thì thể hiện theo chân mái đắp của đê, đường phía tiếp giáp với thủy hệ; trường hợp thủy hệ không có bờ bao và không tiếp giáp đê hoặc đường giao thì thể hiện theo mép đỉnh của mái trượt của thủy hệ;
  6. Giao thông và các đối tượng có liên quan thể hiện phạm vi chiếm đất của đường sắt, đường bộ và các công trình giao thông trên hệ thống đường đó theo yêu cầu sau:
    • Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã thể hiện tất cả các loại đường giao thông các cấp, kể cả đường trục chính trong khu dân cư, đường nội đồng, đường mòn tại các xã miền núi, trung du;
    • Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện đường bộ biểu thị từ đường liên xã trở lên; khu vực miền núi phải biểu thị cả đường đất nhỏ;
    • Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấptỉnh biểu thịtừ đường liên huyện trở lên;
    • Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất vùng kinh tế–xã hội và cả nước biểu thị từ đường tỉnh lộ trở lên, khu vực miền núi phải biểu thị cả đường liênhuyện;
  7. Các yếu tố kinh tế, xã hội;
  8. Các ghi chú, thuyết minh.

Tỷ lệ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Căn cứ để lựa chọn tỷ lệ bản đồ gồm:

Căn cứ lựa chọn tỷ lệ bản đồ
Căn cứ lựa chọn tỷ lệ bản đồ
Bảng tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Bảng tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Quy định về tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất:
Trường hợp đơn vị hành chính thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất có hình dạng đặc thù (chiều dài quá lớn so với chiều rộng) thì được phép lựa chọn tỷ lệ bản đồ lớn hơn hoặc nhỏ hơn một bậc so với quy định.

Cơ sở toán học của Bản đồ hiện trạng sử dụng đất

  1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh được thành lập trên mặt phẳng chiếu hình, múi chiếu 30 có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài ko = 0,9999. Kinh tuyến trục của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
  2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp vùng kinh tế – xã hội sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 60, có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài: k0 = 0,9996;
  3. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cả nước sử dụng lưới chiếu hình nón đồng góc với hai vĩ tuyến chuẩn 110 và 210, vĩ tuyến gốc là 40, kinh tuyến Trung ương là 1080cho toàn lãnh thổ Việt Nam;
  4. Khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất được trình bày như sau:
    • Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10.000 chỉ biểu thị lưới kilômét, với kích thước ô vuông lưới kilômét là 10cm x 10cm;
    • Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:25.000 biểu thị lưới kilômét, với kích thước ô vuông lưới kilômét là 8cm x 8cm;
    • Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000, 1:250.000 và 1:1.000.000 chỉ biểu thị lưới kinh tuyến, vĩ tuyến. Kích thước ô lưới kinh tuyến, vĩ tuyến của bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:50.000 là 5’ x 5’. Kích thước ô lưới kinh tuyến, vĩ tuyến của bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:100.000 là 10’ x 10’. Kích thước ô lưới kinh tuyến, vĩ tuyến của bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:25.0000 là 20’ x 20
    . Kích thước ô lưới kinh tuyến, vĩ tuyến của bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:1.000.000 là 10 x 10.

Phương pháp thành lập Bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Các phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Xem thêm: Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng nhà đất ở các cấp cơ sở ra sao?

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã được thành lập bằng một trong các phương pháp sau:

  • Phương pháp sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở;
  • Phương pháp sử dụng ảnh chụp từ máy bay, hoặc vệ tinh có độ phân giải cao đã được nắn chỉnh thành sản phẩm ảnh trực giao;
  • Phương pháp hiện chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất chu kỳ trước. Phương pháp này chỉ được áp dụng khi: Không có bản đồ địa chính cơ sở và ảnh chụp từ máy bay, hoặc ảnh chụp từ vệ tinh; bản đồ hiện trạng sử dụng đất chu kỳ trước được thành lập trên bản đồ nền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường khi số lượng và diện tích các khoanh đất ngoài thực địa đã biến động không quá 25% so với bản đồ hiện trạng sử dụng đất của chu kỳ trước.

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện, cấp tỉnh, vùng địa lý tự nhiên–kinh tế và cả nước được thành lập theo công nghệ số bằng phương pháp tổng hợp từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các đơn vị hành chính cấp dưới trực thuộc.

Mỗi phương pháp thành lập bản đồ kể trên mang những ưu nhược điểm khác nhau. Và chúng sẽ phù hợp với tình hình, hiện trạng đất khác nhau trong thực tế.

Khi có nhu cầu thành lập bản đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất, mọi người hãy xem xét kỹ thông tin này. Từ đó, đưa ra được lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu thành lập bản đồ của mình.

Lựa chọn phương pháp thành lập bản đồ:

Việc lựa chọn phương pháp để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, do các yếu tố sau quyết định:

Yếu tố lựa chọn phương pháp thành lập bản đồ
Yếu tố lựa chọn phương pháp thành lập bản đồ

Trình tự thành lập Bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Trong thực tế, việc thành lập loại bản đồ này sẽ dựa trên bản đồ thông thường. Sau quá trình khảo sát, xác thực thông tin cẩn thận, bản đồ hiện trạng sử dụng đất mới được thành lập để đảm bảo tính chính xác của nó.

Dưới đây là trình tự những bước cần thiết để thành lập một tấm bản đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất đầy đủ.

  1. Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu, bản đồ;
  2. Kiểm tra, đánh giá tài liệu bản đồ;
  3. Điều tra, đối soát, chỉnh lý các tài liệu bản đồ đã thu thập;
  4. Xác định ranh giới các khoanh đất và các khu đất;
  5. Thu hoặc phóng bản đồ tài liệu về tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất và chuyển về Hệ toạ độ quốc gia VN-2000, tổng hợp các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất;
  6. Chuyển vẽ các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất lên bản đồ nền.
  7. Bố cục, trình bày, biểu thị các yếu tố nội dung.
  8. Lập biểu thống kê diện tích các loại đất, viết báo cáo thuyết minh.
  9. Kiểm tra, nghiệm thu và giao nộp sản phẩm
Việc thành lập, chỉnh là bản đồ hiện trạng sử dụng đất không hề dễ dàng
Việc thành lập, chỉnh là bản đồ hiện trạng sử dụng đất không hề dễ dàng

Quy trình này sẽ được thực hiện bởi những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực địa chất, bản đồ. Đồng thời, nó cần được kiểm định để đảm bảo tính chính xác trước khi thông qua một cách cẩn thận.

Bản đồ HTSDĐ thuộc nhóm Bản đồ chuyên đề nào?

Như đầu giới thiệu Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ chuyên đề và nhiều bạn thắc mắc không biết nó thuộc phân nhóm nào thì Dovenhanh.com sẽ giải thích rõ câu hỏi trên:

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ chuyên đề thuộc cấp hạng Bản đồ kinh tế – xã hội, nhóm kinh tế và phân nhóm bản đồ sử dụng đất.

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu cho bạn đọc về “Bản đồ hiện trạng sử dụng đất“, truy cập vào website Dovenhanh.com để tìm hiểu các thông tin khác.

Hy vọng bài viết này cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích
Hy vọng bài viết này cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích

Bài viết được thực hiện bởi:

Công ty TNHH Hợp Nhất Bách Việt

  • Website: https://dovenhanh.com/
  • Trụ sở chính: 369/16 Lò Lu, Phường Trường Thạnh,TP. Thủ Đức, Hồ Chí Minh.
  • Hotline: 028 35356895 hoặc 0963951375
  • Email: viet@bachvietunited.com

Xem thêm bài:

Một số thuật ngữ Tiếng anh chuyên ngành Trắc địa Bản đồ

Các phép chiếu bản đồ và ưu nhược điểm của các phép chiếu

Tổng quan về Bản đồ địa hình đáy biển

Cách tính mật độ điểm khống chế tọa độ mặt bằng

Đo thủy chuẩn? Các cấp hạng lưới khống chế độ cao

Cách chia mảnh bản đồ theo phương pháp UTM và Gauss

Hệ tọa độ và hệ quy chiếu bản đồ ở Việt Nam

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan. Hãy điền gửi ở form này nhé. Ban quản trị sẽ xem xét và tìm câu trả lời phù hợp nhất.

Nhập email của bạn để nhận câu trả lời
Nhập nội dung bạn thắc mắc