Biên giới là gì? Cách xác định biên giới quốc gia

Biên giới quốc gia là một trong những vấn đề rất quan trọng và được sự quan tâm đặc biệt không chỉ Việt Nam mà còn là vấn đề chung của tất cả quốc gia trên thế giới. Bởi nó thể hiện chủ quyền lãnh thổ, bất khả xâm phạm của mỗi đất nước. Vậy biên giới là gì? Và cách để xác định biên giới như thế nào? Cùng Đo Vẽ Nhanh tham khảo bài viết sau đây.

Biên giới là gì?

Biên giới chính là đường ranh giới phân định lãnh thổ của quốc gia này với lãnh thổ của quốc gia khác hoặc phần hải định quốc tế. Hay nói cách khác, biên giới là các vùng mà quốc gia đó có chủ quyền trên đất liền, trên biển. 

Biên giới là ranh giới phân định nước này với nước khác
Biên giới là ranh giới phân định nước này với nước khác

Theo đó, ranh giới này được ghi nhận trên bản đồ và đã đánh dấu trên thực địa hoặc mặt thẳng đứng đi qua đường ranh giới nói trên, xác định giới hạn bên ngoài của vùng lãnh thổ đất nước. Đó chính là giới hạn về mặt không gian của quyền lực tối cao của một quốc gia đối với lãnh thổ của mình. 

Biên giới quốc gia chia thành 4 loại
Biên giới quốc gia chia thành 4 loại

Biên giới gồm những gì?

Bên cạnh thắc mắc biên giới là gì, đường biên gồm những phần nào cũng được nhiều người quan tâm. Biên giới quốc gia bao gồm biên giới trên bộ, trên biển và biên giới trên không và dưới lòng đất, cụ thể như sau:

  • Biên giới trên bộ: Đây chính là đường biên giới được xác định trên đất liền, trên đảo, trên sông, kênh, hồ và biển nội địa,.. Biên giới trên bộ được quy định trong các điều ước quốc tế giữa các nước hữu quan ( trừ một vài trường hợp ngoại lệ) và trong một số điều ước quốc tế đặc biệt. Hoặc biên giới trên bộ cũng được thể hiện qua các quyết định của cơ quan tài phán quốc tế khi các bên hữu quan cùng đồng ý. 
  • Biên giới trên biển: Đây là đường ranh giới vạch ra để phân định vùng lãnh hải của quốc gia với phần biển tiếp liền mà quốc gia ven bờ có chủ quyền.
  • Biên giới ở dưới lòng đất và biên giới trên không: Luật quốc tế đã thừa nhận chung dưới dạng tập quán quốc tế dựa trên cơ sở của đường biên trên bộ và trên biển. 

Xem thêm:  Cột mốc biên giới là gì? Phân loại và ý nghĩa cột mốc biên giới

Cách xác định biên giới của quốc gia

Để có thể xác định được biên giới quốc gia là cả một quá trình phức tạp, phải trải qua nhiều quy trình và động thái. Việc xác định biên giới cần phải dựa trên những nguyên tắc của luật quốc tế. 

Trong đó, nguyên tắc thỏa thuận là một trong những nguyên tắc cao nhất khi xác định biên giới quốc gia. Về nguyên tắc xác định biên giới chỉ đặt ra đối với biên giới trên bộ và biên giới trên biển. 

Xác định biên giới quốc gia trên nguyên tắc thỏa thuận
Xác định biên giới quốc gia trên nguyên tắc thỏa thuận

Cách để xác định biên giới trên bộ 

Biên giới trên bộ được xác định qua các bước hoạch định, phân giới và cắm mốc biên giới. Đầu tiên là hoạch định biên giới quốc gia, đây là một giai đoạn cực kỳ quan trọng. 

Thông qua những hoạt động pháp lý để xác định vị trí và hướng đi của đường biên giới. Tất cả mọi việc đều dựa trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, bình đẳng và đôi bên đều có lợi. Phương pháp để hoạch định là đàm phán và một số con đường hòa bình khác. Trường hợp có tranh chấp phải giải quyết thông qua bên thứ ba. 

Xác định biên giới trên bộ thông qua hoạch định, phân giới và cắm mốc
Xác định biên giới trên bộ thông qua hoạch định, phân giới và cắm mốc

Yêu cầu khi hoạch định biên giới là gì?

  • Phải đưa ra được những nguyên tắc làm cơ sở cho việc xác định đường biên giới.
  • Các điểm được lựa chọn để xác định hướng đi, vị trí của đường biên giới phải rõ ràng, tránh gây mơ hồ, đạt độ chính xác cao và phù hợp với yếu tố địa hình thực tế. 

Trên thực tế, các bên hữu quan có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức dưới đây: 

  • Thứ nhất, hoạch định biên giới mới. Theo đó, ở hình thức này thì người ta sử dụng hai loại biên giới tự nhiên và nhân tạo để xác định biên giới mới. Biên giới tự nhiên dựa vào địa hình thực tế như núi, hồ, sông,… Biên giới nhân tạo thì có hai loại bao gồm biên giới nhân tạo, biên giới hình học và biên giới thiên văn. 
  • Thứ hai, sử dụng các đường ranh giới đã có sẵn. 

Quy trình hoạch định biên giới quốc gia

Để thực hiện hoạch định biên giới quốc gia, các bên sẽ lập và ủy quyền cho cơ quan thay mặt mình thực hiện các công việc (gọi là ủy ban liên hợp hoạch định biên giới 2 nước).

Sau khi thực hiện hoạch định  biên giới, quốc gia đó phải tiến hành phân giới và cắm mốc thực địa. Cụ thể, việc phân giới chính là quá trình địa hóa đường biên giới ở trong hiệp định. 

Theo đó, để có thể đưa đường biên giới đã được hoạch định tại các văn bản và bản đồ ra thực địa, cố định nó bằng những mốc dấu quốc giới với các phương pháp kỹ thuật đo đạc chuẩn xác. Đây là một giai đoạn không thể bỏ qua, vì ở giai đoạn hoạch định không thể tránh được những sai sót. 

Thực hiện phân định và cắm mốc
Thực hiện phân định và cắm mốc

Việc thực hiện phân giới và cắm mốc cần được tiến hành ngay, nếu để lâu sẽ để lại nhiều vấn đề phức tạp. Khi thực hiện cắm mốc có thể tiến hành dựa trên phương pháp cuốn chiếu hoặc phân giới xong mới cắm mốc. Cột mốc biên giới thường được đặt ở cửa khẩu, các điểm chuyển hướng trọng yếu của đường biên giới,…

Xem thêm:

Cách để xác định biên giới quốc gia trên biển 

Xác định biên giới quốc gia trên biển là vạch đường nhằm phân định vùng lãnh hải quốc gia với phần biển tiếp liền mà quốc gia ven bờ có chủ quyền. Sau khi xác định cụ thể được đường biên giới biển, các quốc gia phải công bố công khai và chính thức và thể hiện rõ ràng và chính xác trên hải đồ tỷ lệ lớn. 

Việc xác định biên giới trên biển rất quan trọng 
Việc xác định biên giới trên biển rất quan trọng

Nếu hai nước có bờ biển liền kề nhau hoặc đối diện với nhau thì đường biên giới quốc gia trên biển được phân định ở trong hiệp định. Dựa vào phương pháp đường cách đều hoặc đường trung tuyến ( nếu các bên không có thỏa thuận khác). Loại hình biên giới thiên văn thường được áp dụng để xác định biên giới trên biển.

Còn đối với biên giới dưới lòng đất và trên không được luật pháp quốc tế thừa nhận dưới dạng tập quán quốc tế trên cơ sở đường biên giới trên biển và trên bộ. Tất cả các quốc gia phải tôn trọng những nguyên tắc này.

Pháp lý về biên giới quốc gia

Luật biên giới quốc gia năm 2003

  • Việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới quốc gia được thực hiện tại cửa khẩu; việc quá cảnh qua biên giới vào lãnh thổ đất liền, vùng biển, vùng trời phải tuân thủ quy định đi theo các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường hàng hải, đường hàng không; việc qua lại biên giới của nhân dân trong khu vực biên giới được thực hiện tại cửa khẩu hoặc nơi mở ra cho qua lại biên giới.
  • Người, phương tiện, hàng hoá qua lại biên giới quốc gia phải có đầy đủ giấy tờ hợp pháp và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
  • Việc mở cửa khẩu và nơi mở ra cho qua lại biên giới, nâng cấp cửa khẩu, đóng cửa khẩu, xác định các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường hàng hải, đường hàng không dùng cho việc quá cảnh do Chính phủ quyết định theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
  • Việc ra, vào cửa khẩu, tạm trú và các hoạt động khác ở khu vực cửa khẩu phải tuân theo quy định của pháp luật.
  • Khu vực kiểm soát được thiết lập tại cửa khẩu để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, làm các thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
  • Chính phủ quy định cơ quan chủ trì phối hợp để quản lý và giữ gìn an ninh, trật tự tại khu vực cửa khẩu.
  • Tàu thuyền nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập; tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác phải đi nổi và treo cờ quốc tịch.

Xem thêm:

Lời Kết

Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về biên giới là gì và cách để xác định biên giới quốc gia mà Đo Vẽ Nhanh muốn gửi tới bạn. Hy vọng qua bài viết trên bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức về chủ quyền biên giới quốc gia.