Bản đồ chuyên đề: Khái niệm và phân loại

Bài trước Đo Vẽ Nhanh đã giới thiệu các khái niệm về Bản đồ địa hình và ký hiệu Bản đồ địa hình. Vậy Bản đồ địa hình có thuộc vào nhóm Bản đồ chuyên đề hay không hãy cũng tìm hiểu bài viết này.

Định nghĩa bản đồ là gì?

Xem bài: Dịch vụ đo đạc nhà đất chuyên nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh

Bản đồ là mô hình thu nhỏ của một phần hay toàn bộ bề mặt trái đất, bề mặt các hành tinh khác hay các vùng không gian ngoài Trái Đất; nó phản ảnh các hiện tượng tự nhiên, kinh tế – xã hội thông qua một hệ thống ký hiệu, thể hiện một cách có chọn lọc, khái quát hóa và dựa trên một cơ sở toán học nhất định để đảm bảo tính chính xác.

Các đặc điểm của bản đồ:

Các đặc điểm cơ bản của bản đồ
Các đặc điểm cơ bản của bản đồ

Phân loại bản đồ: Bản đồ được phân loại dựa vào 06 tiêu chí sau:

Phân loại bản đồ
Phân loại bản đồ

Bản đồ chuyên đề là gì?

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Bản đồ chuyên đề là bản đồ thể hiện một hoặc một nhóm yếu tố địa lý tự nhiện, kinh tế – xã hội. Ví dụ: Bản đồ dân số, bản đồ địa chất, bản đồ khí hậu, bản đồ nhiệt độ,…

Các số liệu chuyên đề được thu thập bằng phương pháp thống kê hoặc biên tập từ các tài liệu bản đồ, tài liệu văn bản,…

Phân biệt bản đồ địa lý chung và bản đồ chuyên đề:

Phân biệt Bản đồ địa lý chung và Bản đồ chuyên đề
Phân biệt Bản đồ địa lý chung và Bản đồ chuyên đề

Ý nghĩa – Vai trò của Bản đồ chuyên đề:

  • Xã hội ngày càng phát triển thì vai trò của Bản đồ chuyên đề ngày càng quan trọng. Sự thể hiện nội dung, đối tượng, mức độ chính xác,…càng cao thì càng thuận lợi cho việc nghiên cứu.
  • Đóng góp rất lớn và có hiệu quả cho việc quy hoạch, xây dựng, phát triển, khai thác và bảo vệ tài nguyên kinh tế xã hội của từng quốc gia và toàn Thế giới.
Một ví dụ về bản đồ chuyên đề
Một ví dụ về bản đồ chuyên đề

Bản đồ chuyên đề trong tiếng Anh là gì?

Bản đồ chuyên đề trong tiếng Anh là: “Thematic map”.

Phân loại bản đồ chuyên đề

  • Phân loại Bản đồ chuyên đề có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lưu trữ, bảo quản, sử dụng và thành lập bản đồ.
  • Phân loại bản đồ phải đảm bảo tính hệ thống và nhất quán.
  • Bản đồ chuyên đề được phân laoij theo các tiêu chí sau đây:
Phân loại Bản đồ chuyên đề
Phân loại Bản đồ chuyên đề

Trong 04 tiêu chí phân loại trên chúng ta cần lư ý tiêu chí Phân loại theo nội dung, là tiêu chí quan trọng nhất. Vây Bản đồ chuyên đề phân loại theo nội dung nó gồm những nhóm nào? Cùng Dovenhanh.com tìm hiểu nhé.

Bản đồ chuyên đề có hai cấp hạng chính: Bản đồ kinh tế – xã hội và Bản đồ tự nhiên. Trong từng cấp hạng trên người ta còn chia thành các nhóm nhỏ. Phân loại Bản đồ chuyên đề được minh họa bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ đồ phân cấp hạng, nhóm, phân nhóm bản đồ chuyên đề
Sơ đồ đồ phân cấp hạng, nhóm, phân nhóm bản đồ chuyên đề

Thành phần của Bản đồ chuyên đề

  • Các thành phần chính của Bản đồ chuyên đề: Đối với một Bản đồ chuyên đề có 04 nhóm thành phần sau:
Các thành phần chính của Bản đồ chuyên đề
Các thành phần chính của Bản đồ chuyên đề
  • Bản đồ chính: Bao gồm các yếu tố nói lên trọn vẹn chủ đề của bản đồ. Ví dụ: Bản đồ khí hậu thì nội dung chính là nhiệt độ, lượng mưa, gió,…
  • Cơ sở toán học: là những nguyên tắc toán học được đưa ra trong việc thành lập bản đồ, cho phép ta có được tài liệu đúng đắn về vị trí, hình dạng và kích thước của yếu tố biểu thị trên bản đồ. Cơ sở toán học bao gồm: lưới chiếu, tỷ lệ và mạng lưới điểm khống chế trắc địa (nhằm đảm bảo cho việc chuyển từ bề mặt tự nhiên sang bề mặt elipsoid mà vẫn đảm bảo được tính chính xác).
  • Thành phần hỗ trợ: Là thành phần phụ nhưng quan trọng vì không có nó thậm chí không đọc được bản đồ, nó giúp cho việc đọc bản đồ đúng. Thành phần hỗ trợ bao gồm: tên bản đồ, bảng chú giải, hướng, ghi chú tỷ lệ, thông tin xuất bản (cơ sở sản xuất, năm sản xuất).
  • Thành phần bổ sung: Nhằm bổ sung, giải thích và làm phong phú thêm hình tượng bản đồ, làm cho việc sử dụng bản đồ được dễ dàng thuận lợi. Tuy nhiên không có nó thì vẫn đọc được bản đồ chính. Bao gồm: tranh ảnh minh họa, đồ thị, lát cắt, số liệu tra cứu, bản đồ phụ, biểu đồ, ….

Nội dung Bản đồ chuyên đề

  • Bản đồ chuyên đề có chủ đề rất phong phú và đa dạng nhưng chúng đều có những đặc điểm nội dung sau:
  1. Có sự phân chia thành phần chính và phụ. Những đối tượng thuộc thành phần chính được ưu tiên thể hiện, những đối tượng phụ làm rõ nét hơn các thành phần chính hoặc giúp cho việc đọc bản đồ được dễ dàng.
  2. Nội dung trên bản đồ chuyên đề thường hẹp hơn nội dung trên bản đồ địa lý nhưng nó đi sâu vào biểu thị nội dung bên trong của các đối tượng, hiện tượng và những đặc điểm chi tiết của nó đều được thể hiện rõ ràng, chi tiết trên bản đồ.
  3. Nội dung bản đồ chuyên đề gồm: nền địa lý và nội dung chuyên đề.

–  Nền địa lý: bao gồm các yếu tố địa lý cơ sở thể hiện nội dung chính được tổng quát hóa phù hợp với nội dung chuyên đề

–  Nội dung chuyên đề: là đối tượng được thể hiện theo chủ đề của bản đồ như lượng mưa, nhiệt độ, dân số,….

Bản đồ địa chính có phải Bản đồ chuyên đề không?

Phần trên chúng tôi đã giới thiệu các vấn đề về Bản đồ chuyên đề, vậy Bản đồ địa chính có phải là Bản đồ chuyên đề hay không? Cùng Dovenhanh.com tìm hiểu và trả lời câu hỏi trên.

Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận (Điều 3, Luật đất đai 2013).

Qua khái niệm trên cho thấy Bản đồ địa chính phục vụ cho việc Quản lý đất đai và nội dung chính được thể hiện trên bản đồ địa chính là yếu tố thửa đất. Dựa vào sơ đồ phân cấp, hạng, phân nhóm bản đồ chuyên đề thì Bản đồ địa chính thuộc nhóm Kinh tế và phân nhóm Sử dụng đất. Do đó có thể khẳng định rằng Bản đồ địa chính là Bản đồ chuyên đề.

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Bản đồ quân sự cũng là một dạng bản đồ chuyên đề, với cấp độ đặc biệt hơn. Cùng tìm hiểu thêm bản đồ quân sự

Cách đây hơn 4000 năm, chiếc bản đồ được vẽ lên tấm sét Ai Cập, thời đó chỉ sử dụng để phân chia đất đai, của cải. Ngày nay, các lĩnh vực nhu giáo dục, địa chất, quân sử đề sử dụng bản đồ. Dù ứng dụng dụng như thế nào, mục đích của bản đồ là xác định phương hướng và tọa độ. Ở bài viết này Đo Vẽ Nhanh chia sẻ tới bạn cách xác định tọa độ trên bản đồ quân sự để người đọc nắm rõ hơn.

Đôi nét về kinh độ vĩ độ trên bản đồ

Trái đất của chúng ta có hình tròn, chính xác hơn là hình geoid. Điều này đã làm các nhà khoa học rất vất vả để vẽ nên bản đồ. Plôtemei là một nhà khoa học đã vận dụng được ý tưởng để chia bản đồ ra thành các phần bằng nhau, các đường đó gọi là các đường kinh tuyến và vĩ tuyến.

Tìm hiểu kinh độ và vĩ độ của nước ta
Tìm hiểu kinh độ và vĩ độ của nước ta

Trên những tấm bản đồ, những đường thẳng sẽ tương ứng với những đường cong trên quả địa cầu. Điều này cho phép vạch một đường thẳng giữa hai điểm trên bản đồ và cũng có thể xác định được phương hướng bằng la bàn. Tấm bản đồ này được tạo ra bằng phương pháp hình chiếu và bạn có thể sử dụng một nửa vỏ quả địa cầu và chiếu đèn từ bên trong để có hình ảnh phản chiếu là hình chiếu.

  • Kinh độ: Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số đo từ kinh tuyến qua điểm đó đến kinh tuyến gốc.
  • Vĩ độ: Vĩ độ địa lý là điểm giao của đường dây dọi và mặt phẳng xích đạo.
Xác định kinh độ vĩ độ là xác định tọa độ địa lý
Xác định kinh độ vĩ độ là xác định tọa độ địa lý

Xem thêm:

Cách xác định tọa độ địa lý trên bản đồ chính xác nhất

Một số cách đọc tọa độ trên sổ đỏ bạn nên biết

Cách xác định tọa độ trên bản đồ quân sự chính xác nhất

Để xác định một điểm vị trí trên bản đồ, bạn cần chung quy lại một tọa độ. Tuy nhiên, vị trí địa lý của một quốc gia quá lớn nên cần chia ra thành nhiều điểm để xác định. Các điểm đó sẽ nằm ở các cực lãnh thổ là phần nhô ra cao nhất của lãnh thổ trên bản đồ địa lý.

Dưới đây là cách xác định tọa độ trên bản đồ quân sự bạn cần nắm rõ:

  • Phía Bắc là xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang nằm ở vĩ độ 23°23’B, kinh độ 105o 20’Đ.
  • Phía Nam là xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, vĩ độ 8°34’B và kinh độ 104o 40’Đ
  • Phía Tây là xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, vĩ độ 22°22’B, kinh độ 102o 09’Đ
  • Phía Đông là xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, vĩ độ 12°40′, kinh độ 109o 24’Đ.
Kinh độ và vĩ độ nước ta được xác định ở phần nhô cao nhất của lãnh thổ
Kinh độ và vĩ độ nước ta được xác định ở phần nhô cao nhất của lãnh thổ

Kinh độ vĩ độ Hà Nội

Từ xưa, ông cha ta đã có công dựng nước và giữ nước đến ngày nay. Việc biết được cách xác định tọa độ địa lý trên bản đồ quân sự sẽ khẳng định được chủ quyền lãnh thổ, được thế giới công nhận. Trải qua hơn 4000 năm văn hiến, Hà Nội có kinh độ và vĩ độ như sau:

Tọa độ địa lý: Hà Nội hiện nay có vị trí từ 20°53′ đến 21°23′ vĩ độ Bắc và 105°44′ đến 106°02′ kinh độ Đông. Địa phận Hà Nội tiếp giáp ở phía Bắc với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc. Phía Nam tiếp giáp với hai tỉnh là Hà Nam và Hòa Bình. Còn phía Đông tiếp giáp với Bắc Ninh, Hưng Yên, Bắc Giang và phía Tây tiếp giáp với Hòa Bình, Phú Thọ.

Kinh độ và vĩ độ của Hà Nội
Kinh độ và vĩ độ của Hà Nội

Xem thêm: Cách vẽ đường đồng mức trong trắc địa chính xác nhất

Kinh độ vĩ độ đảo Trường Sa

Biết được kinh độ và vĩ độ chính là biết cách xác định tọa độ trên bản đồ quân sự. Tọa độ địa lý này là cách đánh dấu phạm vi lãnh thổ và bản quyền của đất nước bất khả xâm phạm. Ngày nay, quần đảo Trường sa đang bị các nước láng giềng nhòm ngó nên việc xác định tọa độ chủ quyền lại quan trọng hơn bao giờ hết.

Quần đảo Trường Sa là của Việt Nam
Quần đảo Trường Sa là của Việt Nam

Huyện Trường sa nằm ở phía đông và đông nam bờ biển Việt Nam thiết lập trên cơ sở toàn bộ quần đảo thuộc biển Đông. Huyện đảo trải dài ở tọa độ địa lý là từ 6°50’00” đến 12°00’00” vĩ độ Bắc và từ 111°30’00” đến 117°20’00” kinh độ Đông. Quần đảo này cách Cam Ranh 248 hải lý và cách Vũng Tàu 305 hải lý.

Nếu có nhu cầu được đo đạc vị trí tọa độ địa lý của bất cứ vị trí một tỉnh thành nào trên cả nước hay một công trình, dự án hãy liên hệ Đo Vẽ Nhanh. Chúng tôi có đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao. Cùng với đó là hệ thống máy móc công nghệ hiện đại có thể đo chính xác các tọa độ địa lý giúp khách hàng có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau.

Đo Vẽ Nhanh là đơn vị đo đạc, khảo sát các vị trí chất lượng hàng đầu
Đo Vẽ Nhanh là đơn vị đo đạc, khảo sát các vị trí chất lượng hàng đầu

Đơn vị đã được cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001. Và đã từng cung cấp dịch vụ đo đạc địa chính, khảo sát và tư vấn xây dựng với trên 500 dự án. Chúng tôi vận dụng công nghệ vào sản phẩm đo đạc: webGIS, 3D model… để gia tăng giá trị sản phẩm đến khách hàng.

Có thể bạn quan tâm:

Lệnh xoay trục tọa độ trong Cad nhanh và chuẩn xác nhất

Phương pháp tính khoảng cách giữa 2 tọa độ GPS Haversine

Những điều cần biết về phương pháp tọa độ vuông góc trong trắc địa

Lời kết

Như vậy, trên đây là cách xác định tọa độ trên bản đồ quân sự người đọc cần biết. Hi vọng những thông tin này sẽ bổ sung thêm kiến thức địa lý cho bạn và ứng dụng vào thực tiễn. Đừng quên hãy liên hệ với Đo Vẽ Nhanh để được cung cấp dịch vụ khảo sát, đo đạc chất lượng nhất nhé.

Như vậy chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu các thông tin về Bản đồ chuyên đề là gì? Bản đồ địa chính có phải là bản đồ chuyên đề không?. Để tìm hiểu các thông tin liên quan khác hãy truy cập vào website của chúng tôi nhé. Chúc bạn tìm được các thông tin bổ ích.

CÔNG TY TNHH HỢP NHẤT BÁCH VIỆT

  • Trụ sở chính: 369 Lò Lu, Phường Trường Thạnh, Tp. Thủ Đức, TPHCM
  • Hotline: 028 3535.6895 hoặc 0963951375
  • Email: viet@bachvietunited.com