Ứng Dụng 3D Scanning Vào Bảo Tồn Di Tích Lịch Sử

Di tích lịch sử ngày nay đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giữ gìn và truyền lại các giá trị văn hóa, lịch sử cho các thế hệ tương lai. Trong bối cảnh đô thị hóa và phát triển kinh tế mạnh mẽ, nhiều di tích có nguy cơ bị xâm hại hoặc biến mất. Chính vì vậy, việc bảo tồn không chỉ đòi hỏi sự quan tâm của nhà nước mà còn cần sự tham gia tích cực của cộng đồng

Cho nên, việc ứng dụng 3D scanning vào bảo tồn di tích lịch sử là một trong nhiều lợi ích thiết thực mà công nghệ này mang lại. Các công trình di tích không những được giữ gìn gần như nguyên bản ban đầu mà còn cung cấp nguồn dữ liệu chính xác để phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau.

LIÊN HỆ ĐỂ NHẬN TƯ VẤN SCAN 3D LASER BẢO TỔN DI TÍCH LỊCH SỬ  0903692185

Thực trạng bảo tồn di tích lịch sử hiện nay

Thực trạng bảo tồn di tích lịch sử hiện nay
Thực trạng bảo tồn di tích lịch sử hiện nay

Theo thời gian, dưới tác động của ngoại lực và cả nội lực không có công trình di sản nào đảm bảo được chất lượng. Tình trạng xuống cấp, hư hỏng thường xuyên diễn ra. Bên cạnh đó các nguyên nhân khác như hỏa hoạn, thiên tai bão lũ… cũng góp phần làm ảnh hưởng đến các di sản. Đứng trước thực trạng đó, việc bảo tồn di sản được các tổ chức quan tâm. Tuy nhiên, hoạt động này hiện còn gặp nhiều hạn chế.

  • Khó khăn lớn nhất gặp phải là việc không có dữ liệu liên quan để làm cơ sở phục hồi, tái thiết kế cho các di tích có tuổi thời gian dài. Đây là một trong những yếu tố có tầm quan trọng để thực hiện hoạt động bảo tồn di tích, di sản.
  • Thời gian thực hiện bảo tồn theo phương cách truyền thống kéo dài mà không đảm bảo về chất lượng cũng như hiệu quả như mong đợi.
  • Chi phí vô cùng lớn cho nhiều hạng mục liên quan để có thể thực hiện việc bảo tồn di tích, di sản. Điều này làm hạn chế và ảnh hưởng lớn đến nhiều di tích, di sản của thế giới.

Do đó, yêu cầu đặt ra cho thực trạng này có một giải pháp hỗ trợ thiết thực để hoạt động bảo tồn các di tích được thực thi hiệu quả hơn.

Xem thêm:  Công ty dịch vụ quét 3D Laser Scan công trình tại TPHCM

Ứng dụng 3D scanning vào bảo tồn di tích

Ứng dụng 3D scanning vào bảo tồn di tích
Ứng dụng 3D scanning vào bảo tồn di tích

Thành tựu của công nghệ đã mang lại nhiều sản phẩm số thiết thực. Việc ứng dụng 3D scanning vào bảo tồn di tích hiện đang được đánh giá cao về hiệu quả cũng như ý nghĩa. Nhờ có công nghệ 3D scanning hoạt động bảo tồn công trình di sản, di tích đã nhận được những lợi ích mang ý nghĩa. Trong đó phải kể đến vấn đề như:

  • Dữ liệu lưu trữ liên quan có sự đồng nhất, chính xác và dễ truy cập, tra cứu thông tin.
  • Dữ liệu lưu trữ di sản cần được lưu trữ dạng ở số để có thể dễ dàng chia sẻ với các đơn vị liên quan phục vụ công tác bảo tồn, phục dựng, hay nghiên cứu.

Xem thêm:  Mô hình thông tin xây dựng BIM là gì? Các ứng dụng của BIM

Có thể ứng dụng 3D scanning vào bảo tồn di tích?
Có thể ứng dụng 3D scanning vào bảo tồn di tích?

Việc áp dụng công nghệ này được thực hiện thông qua các máy quét 3D,. Có thể hiểu đơn giản rằng, máy quét Laser 3D sẽ scan 3D toàn bộ dữ liệu thu thập được từ bề mặt của công trình di tích di sản. Dữ liệu này ở định dạng 3D phù hợp cho việc xây dựng kế hoạch bảo tồn và khôi phục các công trình kiến trúc lịch sử…

Ngoài ra, tuỳ vào mục đích sử dụng mà công nghệ 3D Scanning còn cung cấp các mô hình 3D trên CAD. Các nhà nghiên cứu hay các nhà khoa học có thể sử dụng để xây dựng kế hoạch nghiên cứu, bảo tồn, trùng tu nhanh chóng dễ dàng. Dữ liệu này cũng được căn cứ để có thể đưa ra các giải pháp phân tích hoặc phục hồi các giá trị mang tính lịch sử cần được bảo tồn.

Xem thêm:  Dịch vụ flycam Scan 3D công trình kiến trúc xây dựng

Ưu điểm của việc ứng dụng 3D scanning vào bảo tồn di tích

Ưu điểm của việc ứng dụng 3D scanning vào bảo tồn di tích
Ưu điểm của việc ứng dụng 3D scanning vào bảo tồn di tích

Rất nhiều quốc gia, đơn vị và tổ chức liên quan đã nhanh chóng áp dụng ứng dụng 3D scanning vào bảo tồn di tích. Thành tựu công nghệ này đã hỗ trợ hoạt động bảo tồn di tích hiệu quả hơn. Những ưu điểm nổi bật mà ứng dụng 3D scanning mang lại cho hoạt động bảo tồn di tích, di sản là:

  • Chi phí thực hiện được tối ưu tạo điều kiện nhân rộng và thực hiện cho quy mô số lượng nhiều di tích, di sản.
  • Các cá nhân, đơn vị tổ chức có liên quan đều dễ dàng và nhanh chóng truy cập sử dụng dữ liệu liên quan chỉ cần có kết nối với internet.
  • Thời gian thực hiện 3D scanning cho các di sản, di tích không quá nhiều. Kết quả quét 3D trả về nhanh chóng.
  • Thiết bị hỗ trợ đa dạng dễ sử dụng với nhiều tính năng hỗ trợ.
  • Mang lại các giải pháp và ứng dụng thiết thực có liên quan giữa các ban ngành để gia tăng giá trị sử dụng cũng như thúc đẩy tiềm lực về văn hoá, kinh tế đáng kể.

Một số di tích ứng dụng 3D scanning vào bảo tồn

Một số di tích ứng dụng 3D scanning vào bảo tồn
Một số di tích ứng dụng 3D scanning vào bảo tồn

Tại Việt Nam có khá nhiều dự án bảo tồn đã ứng dụng 3D scanning như: Đại Hùng Bảo Điện- Chùa Ba Vàng; Phố Cổ Hội An; di tích đền Tiền Lệ (Hoài Đức – Hà Nội); văn Miếu Quốc Tử Giám, chùa Bái Đính…

Trên thế giới cũng có nhiều công trình di tích nổi tiếng ứng dụng 3D scanning để phục hồi, bảo tồn như: Cổng thành Namdaemun, đền Ananda Okkyaung, đền Hindu, kim tự tháp Ai Cập…

Xem thêm:  Mọi thứ về Scan to BIM

3D scanning để phục hồi, bảo tồn
3D scanning để phục hồi, bảo tồn
3D scanning để phục hồi, bảo tồn
3D scanning để phục hồi, bảo tồn

Việc ứng dụng 3D scanning vào bảo tồn di tích hiện nay phổ biến ở Việt Nam và cả thế giới. Ứng dụng thành tựu công nghệ số này không chỉ có ý nghĩa thiết thực cho ngành lịch sử mà còn gia tăng thêm nhiều lợi ích cho các ngành nghề liên quan như kinh tế, nghiên cứu, du lịch…

Trên đây, dovenhanh.com đã giới thiệu ứng dụng 3D laser scanning vào bảo tồn di tích. Mọi ý kiến đóng góp vui lòng để lại ở phần bình luận hoặc 0903 692 185