Giải đáp: Khi có tranh chấp ranh giới đất đai thì nên làm gì?

Khi có tranh chấp ranh giới đất đai thì nên làm gì là vấn đề bức thiết được cả xã hội quan tâm. Phần lớn nội dung đều xoay quanh việc tranh chấp mốc giới đất diễn ra ngày càng phức tạp và không ngừng gia tăng. Bài viết sau đây của Đo Vẽ Nhanh sẽ giải đáp cho quý vị bạn đọc những thông tin cần thiết, cùng theo dõi nhé!

LIÊN HỆ TƯ VẤN ĐO ĐẠC 0963951375

Hướng dẫn khi có tranh chấp ranh giới đất đai thì nên làm gì?

XEM THÊM Ranh giới sử dụng đất là gì và cách xác định ranh giới đất

Hướng dẫn khi có tranh chấp ranh giới đất đai thì nên làm gì?
Hướng dẫn khi có tranh chấp ranh giới đất đai thì nên làm gì?

Đất đai là một trong những bất động sản có giá trị không nhỏ và theo thời gian có biến động không ngừng. Vậy nên, những vấn đề liên quan tới đất luôn nhận được không ít sự quan tâm từ phía mọi người.

Tranh chấp đất đai thường diễn ra xoay quanh việc:

  • Đất có bị lấn
  • Tranh chấp mốc giới đất
  • Chuyển nhượng quyền sử dụng đất
  • Đền bù tái định cư (trong trường hợp bị thu hồi đất)…

Tất cả những điều trên làm ảnh hưởng rất lớn tới lợi ích cũng như quyền lợi của tổ chức, cá nhân đang có tranh chấp ranh giới đất. Hãy cùng theo Đo Vẽ Nhanh hướng dẫn cần phải làm gì khi vấn đề trên xảy ra.

XEM THÊM Dịch vụ đo vẽ hoàn công cấp sổ hồng tại quận 2

Xác định mốc giới đất giữa 2 mảnh liền kề

Xác định mốc giới đất giữa 2 mảnh liền kề
Xác định mốc giới đất giữa 2 mảnh liền kề

Đầu tiên, bạn cần tìm hiểu về mốc giới đất là gì? Được biết, đây là ranh giới xác định giữa thửa đất của tổ chức, cá nhân này với tổ chức, cá nhân khác. Chúng được ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà người đứng tên giữ.

Theo như quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, Điều 175 cho hay việc xác định mốc giới giữa hai mảnh đất liền kề như sau:

cắm mốc ranh thửa đất quận 2

  • Ranh giới đất xác định theo tập quán đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp nào xảy ra
  • Ranh giới các bất động sản gần nhau (liền kề) được thỏa thuận rõ ràng giữa các bên có liên quan hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
  • Những người sở hữu bất động sản liền kề có thỏa thuận với nhau về việc dựng tường ngăn hay cột mốc…ranh giới để làm mốc giới ngăn cách
  • Ngay cả khi ranh giới là kênh, rãnh, mương, bờ ruộng…thì cũng không được thay đổi hay lấn chiếm mốc giới ngăn cách. Các chủ sở hữu đất cần có nghĩa vụ tôn trọng và duy trì ranh giới cột mốc chung

Nguyên tắc xác định mốc ranh giới đất đai

Nguyên tắc xác định mốc ranh giới đất đai
Nguyên tắc xác định mốc ranh giới đất đai

XEM THÊM Đo đạc bản đồ hiện trạng và xác định vị trí ranh đất và cắm mốc ranh quận 2

Theo quy định của Điều 11, Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về việc xác định ranh giới thửa đất hay mốc giới đất được thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, người dẫn đạc (là công chức hành chính hoặc cán bộ tổ dân phố, thôn, ấp, xã…) phải cùng với cán bộ đo đạc phối hợp với nhau để đo vẽ chi tiết, xác định hiện trạng ranh giới sử dụng đất. Sau đó, cùng với chủ đất tiến hành xác định mốc giới thửa đất trên thực địa và đánh dấu lại vị trí đó.
  • Lập bản mô tả ranh giới, mốc giới đất nhằm làm căn cứ cho việc thực hiện đo đạc. Đồng thời, yêu cầu chủ đất xuất trình những giấy tờ có liên quan tới mảnh đất mình đang sử dụng. Có thể cung cấp bản không cần chứng thực, công chứng mà bản sao giấy tờ đó đều được.

Trong trường hợp đang có tranh chấp thì đơn vị đo đạc có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã giải quyết. Còn trường hợp chưa giải quyết tranh chấp xong thì nếu như không thể xác định được ranh giới thực tế đất đang sử dụng hay quản lý. Đơn vị đo đạc được phép đo đạc và có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp thành hai bản:

  • Một bản lưu hồ sơ đo đạc
  • Một bản gửi Uỷ ban nhân dân cấp xã để giải quyết tranh chấp theo thẩm quyền tiếp theo

Trình tự và thủ tục giải quyết ranh giới đất đai

Trình tự và thủ tục giải quyết ranh giới đất đai
Trình tự và thủ tục giải quyết ranh giới đất đai

XEM THÊM Dịch vụ xin phép xây dựng và hoàn công trọn gói quận 2

Khi có tranh chấp ranh giới đất đai thì nên làm gì, đó là cần phải giải quyết theo trình tự, thủ tục các bước sau:

Hòa giải cấp cơ sở

Thông thường, Nhà nước khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp theo hướng tự hòa giải ở cơ sở. Nếu như không thể hòa giải được thì sẽ gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có tranh chấp ranh giới đất đai để hòa giải.

Trong thời gian 45 ngày, kể từ ngày nhận đơn thì thủ tục hòa giải được thực hiện tại UBND cấp xã. Biên bản được thành lập sau khi kết quả hòa giải tranh chấp ranh giới đất diễn ra.

Giải quyết tranh chấp mốc ranh giới đất đai tại Tòa án

Giải quyết tranh chấp mốc ranh giới đất đai tại Tòa án
Giải quyết tranh chấp mốc ranh giới đất đai tại Tòa án

XEM THÊM Công ty đo đạc cắm mốc ranh thửa đất quận 2 uy tín #1

Theo quy định chung của Bộ luật tố tụng dân sự thì việc giải quyết tranh chấp ranh giới đất tại cấp xã không thành. Có thể tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp (luật sư) để khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền.

Trình tự và thủ tục giải quyết theo các bước sau:

Giải đáp: Khi có tranh chấp ranh giới đất đai thì nên làm gì?
Giải đáp: Khi có tranh chấp ranh giới đất đai thì nên làm gì?
  • B1: Người khởi kiện gửi tất cả những tài liệu, chứng cớ, đơn khởi kiện đến Tòa án. Sau đó, thanh toán việc tạm ứng án phí, đơn khởi kiện theo yêu cầu và hoàn chỉnh hồ sơ
  • B2: Sau khi Tòa tiếp nhận vụ án sẽ tiến hành hòa giải. Lập biên bản hòa giải thành công nếu như việc hòa giải thành công
  • B3: Vụ án được đưa ra xét xử và Tòa có thẩm quyền xét xử theo thủ tục sơ thẩm ra bản án hoặc quyết định

Trong trường hợp các bên vẫn không đồng ý với quyết định của Tòa án về tranh chấp ranh giới đất đai. Vẫn có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm được quy định trong Bộ luật dân sự.

Như vậy, khi có tranh chấp ranh giới đất đai thì nên làm gì hẳn quý vị bạn đọc đã có câu trả lời? Nếu như gặp khó khăn trong việc tìm hiểu, khảo sát địa hình, đo đạc địa chính và tư vấn pháp lý nhà đất. Xin vui lòng liên hệ với Đo Vẽ Nhanh qua Hotline 0963.951.375 hoặc truy cập website dovenhanh.com để được hỗ trợ tốt nhất.