Thuật ngữ Hologram đã xuất hiện nhiều năm trở lại đây, và đã trở thành điểm nhấn trên các sân khấu biểu diễn lớn của thế giới. Khán giả vô cùng ngạc nhiên, ấn tượng với kỹ thuật Holographic, phương pháp sử dụng để tạo công nghệ 3D Hologram. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu công nghệ 3D hologram này là gì và các ứng dụng của nó trong cuộc sống qua bài viết bên dưới.
LIÊN HỆ ĐO VẼ NHÀ ĐẤT 0903692185
Mục lục nội dung
Công nghệ 3D Hologram là gì?
Hologram là sản phẩm của công nghệ ghi hình 3D nổi tiếng, có tên tiếng anh là Holography. Trong đó, từ holography có nguồn gốc trong tiếng Hy Lạp, gồm hai từ, “holos” nghĩ là toàn bộ, “graph” có nghĩa là đồ họa. Vì vậy, kỹ thuật tạo ảnh hologram này để trình chiếu gọi là holography. Dịch đơn giản ngắn gọn là kỹ thuật toàn ảnh hay kỹ thuật trình chiếu ảnh 3 chiều.
Ngoài ra, hologram còn được biết đến là hình ảnh nổi ba chiều, là một bức ảnh phẳng, nhờ vào sự bố trí các chi tiết để phản xạ ánh sáng một cách thích hợp mà hình ảnh hiện lên có chiều sâu.
Hiểu một cách đơn giản, holography là công nghệ cho phép ghi lại ánh sáng tán xạ từ một vật thể, sau đó tái dựng lên hình ảnh ba chiều của nó. Vì vậy, hologram tạo ra một hình ảnh ba chiều, lơ lửng trong không gian, giúp người xem có thể quan sát vật thể ở nhiều góc độ khác nhau như nhìn thấy vật thể đó trước mắt, mặc dù chúng ta không thể sờ được nó và không cần sử dụng các thiết bị chuyên dụng hỗ trợ.
Công nghệ holographic này được phát minh bởi nhà vật lý người Anh gốc Hungary Dennis Gabor phát minh vào năm 1947 và được nghiên cứu phát triển bởi nhiều nhà khoa học trên thế giới. Phát minh này của ông đã tạo nên những ảnh hưởng to lớn đến rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống xã hội.
Năm 1971, nhà vật lý người Anh này nhận giải Nobel Vật Lý với “phát minh và phát triển phương pháp toàn ảnh”. Công trình này bắt đầu từ những năm cuối của thập niên 1940 trong việc sáng tạo ra kính hiển vi điện tử để nghiên cứu về cấu trúc vi mô của tinh thể. Đến những năm 1960, với sự phát triển của tia laser, các kết quả nghiên cứu của ông Gabor được áp dụng vào kỹ thuật trình chiếu vật thể ba chiều.
Cách thức vận hành của công nghệ 3D Hologram
Để tạo được các hình ảnh hologram, người ta thường sử dụng một số thiết bị đơn giản như bộ phận tạo nền (base unit), máy chiếu chế độ HD, hình ảnh phù hợp với việc trình chiếu 3D, sân khấu được setup với phông tối màu và ánh sáng thích hợp, đầu DVD hoặc laptop để vận hành hình ảnh được chiếu.
Khi phát qua máy chiếu, hình ảnh từ màn hình sẽ chiếu thẳng đến khán giả, đi qua máy tạo nền kết hợp các tia laser, tạo nên hình ảnh 360 độ, như thể đang nhìn thấy vật thể đó trước mắt. Đây hoàn toàn là hình ảnh ảo, nên người dùng có thể đi xuyên qua hoặc sử dụng các hiệu ứng đặc biệt để làm tan biến hình ảnh đó. Thậm chí, với một phần mềm chuyên dụng, người xem còn có thể tương tác với hình ảnh 3D đó nữa.
Đồng thời, để tạo ra những kỹ xảo đẹp và trông như thật, hình ảnh 3D nên là ảnh dễ dàng xoay được nhiều chiều, có nền tối màu và độ tương phản cao. Đặc biệt, những hình ảnh càng đơn giản thì sẽ càng dễ tạo hiệu ứng đẹp hơn so với những hình ảnh phức tạp khi trình chiếu.
Các ứng dụng của công nghệ 3D hologram
Trong khi chúng ta vẫn đang thắc mắc công nghệ 3D hologram là gì thì hiện nay các quốc gia trên thế giới và Việt Nam đang dần cải thiện công nghệ này và ứng dụng rộng rãi trong các buổi biểu diễn nghệ thuật, chương trình quảng cáo, sự kiện thời trang, công nghệ, sân khấu ca nhạc, hội chợ thương mại… tạo ấn tượng mạnh cho khán giả.
Công nghệ 3D hologram trong lãnh vực thời trang
Việc sử dụng các hình ảnh hologram với các hiệu ứng 3D dần trở nên phổ biến trong các thiết kế trên các sàn diễn thời trang hiện nay. Tuy nhiên, người xem thường bị nhầm lẫn chất liệu này với metalic hay sequin. Nếu để ý kĩ bạn sẽ nhận ra rằng chất liệu này mỏng, nhẹ hơn sequin và nổi bật hơn metalic vì ở từng góc nhìn khác nhau bạn có thể nhìn ra nhiều màu sắc khác nhau. Điều này khiến Hologram như thổi một làn gió mới mẻ cho ngành thời trang.
Xem thêm:
Giải Pháp Tính Toán Tín Chỉ Carbon Bằng Scan 3D Laser – Đảm Bảo Chính Xác & Hiệu Quả
Khảo Sát 3D lập bản đồ hiện trạng rừng
Công ty dịch vụ quét 3D Laser Scan công trình tại TPHCM
Công nghệ 3D hologram trong lãnh vực quảng cáo
Công nghệ 3D Hologram cho phép trình chiếu ảnh đi kèm âm thanh vô cùng sống động là một giải pháp ấn tượng cho bất kì nhà truyền thông quảng cáo nào, bởi sự tiện lợi của kỹ thuật này, không cần đến màn chiếu hay kính chuyên dụng mà thay vào đó là một tấm nhựa mica hình kim tự tháp cụt và video hologram trên điện thoại thông minh.
Các nhà sáng tạo có thể tạo ra một đoạn video ngắn về sản phẩm dưới hình thức Hologram để người xem có thể trải nghiệm sản phẩm một cách chân thực nhất trong không gian đa chiều thay vì những quảng cáo trên sách báo in thông thường nhàm chán.
Công nghệ 3D hologram trong lãnh vực phim ảnh
Và lĩnh vực không thể không nhắc đến khi ứng dụng công nghệ sớm nhất, đó chính là lĩnh vực phim ảnh. Với kỹ xảo hấp dẫn, công nghệ 3D hologram đã mang đến những hình ảnh ấn tượng trong những bộ phim, đặc biệt là thể loại khoa học viễn tưởng.
Công nghệ 3D Hologram đã mang lại trải nghiệm hình ảnh đẹp cho người nhìn. Dù áp dụng cho lĩnh vực nào thì công nghệ này cũng đã góp phần gia tăng hiệu quả và giá trị cho các đối tượng, sự kiện.
Công nghệ 3D hologram trong lãnh vực đo đạc bản đồ 3D (point cloud, BIM…)
Trong lãnh vực đo đạc khảo sát địa hình với độ chính xác cao và tốc độ như 3D laser scanning thì kết quả ban đầu thường là các point cloud. Áp dụng công nghệ 3D hologram bạn dễ dàng hình dung cũng như tương tác với kết quả đo đạc hơn. Việc này rất quan trọng trong các dự án đòi hỏi phải ra quyết định chính xác, kịp thời và nhanh chóng.
Trên đây, dovenhanh.com đã giới thiệu sơ lược về 3D Hologram và các ứng dụng của nó. Mọi ý kiến đóng góp vui lòng để lại ở phần bình luận.