Quy trình thành lập lưới khống chế trắc địa chi tiết nhất

Công nghệ ngày một phát triển và được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực đời sống từ giáo dục, y tế đến xây dựng,…Việc sử dụng GPS để thành lập lưới khống chế trắc địa cũng là một ứng dụng công nghệ hiện nay. Hôm nay, các bạn hãy cùng Đo Vẽ Nhanh tìm hiểu về khái niệm và quy trình thành lập lưới khống chế trắc địa sử dụng GPS nhé.

Lưới khống chế trắc địa trong trắc đạc công trình là gì?

Lưới trắc địa là hệ thống tập hợp các điểm được đánh dấu bằng các mốc bê tông. Các mốc bê tông này liên kết với nhau theo một quy luật toán học nhất định và thông qua các giá trị đo góc, chiều dài, góc phương vị, từ một điểm có toạ độ để có thể tính ra tọa độ của các điểm khác trong lưới trắc địa đó.

Lưới trắc địa là hệ thống tập hợp các điểm được đánh dấu bằng các mốc bê tông
Quy trình thành lập lưới khống chế trắc địa

Lưới khống chế trắc địa mặt bằng hạng cao nhà nước có nhiệm vụ như sau:

  • Nghiên cứu các chi tiết hình dáng kích thước, thể trọng trường của trái đất và những thay đổi của các chi tiết đó theo thời gian.
  • Thiết lập một hệ toạ độ thống nhất trên phạm vi toàn quốc nhằm thoả mãn các yêu cầu xây dựng quốc phòng và kinh tế.
  • Lưới trắc địa các cấp được ứng dụng làm cơ sở xây dựng lưới khống chế đo vẽ các loại bản đồ địa hình , địa chính theo các tỷ lệ khác nhau trong phạm vi quốc gia, định hướng chính xác và cụ thể cho các công tác nghiên cứu khoa học và kỹ thuật về trái đất như địa động, địa chất , bảo vệ tài nguyên và môi trường .
Lưới khống chế trắc địa của huyện Quốc Oai - Hà Nội
Lưới khống chế trắc địa của huyện Quốc Oai – Hà Nội

Các phương pháp và quy trình thành lập lưới khống chế trắc địa

Công việc thành lập lưới khống chế trắc địa là giai đoạn vô cùng quan trọng, giúp các kỹ sư có thể xác định được tọa độ của các điểm trong công trình xây dựng, từ đó hoàn thành công trình theo bản thiết kế với độ chính xác cao nhất có thể. 

Hiện có 2 phương pháp được sử dụng đó là phương pháp truyền thống và sử dụng GPS. Cùng tìm hiểu về 2 phương pháp và quy trình thành lập lưới khống chế trắc địa sau đây.

Phương pháp xây dựng lưới khống chế trắc địa truyền thống

Khi các công nghệ, kỹ thuật hiện đại chưa phát triển, người ta thường ứng dụng các công nghệ truyền thống như lưới tam giác đo góc, lưới đường chuyền phù hợp, lưới tam giác đo góc cạnh, lưới tam giác đo cạnh,… để thực hiện công việc thành lập lưới khống chế trắc địa.  

Thành lập lưới khống chế trắc địa bằng lưới tam giác đo góc
Thành lập lưới khống chế trắc địa bằng lưới tam giác đo góc

Thành lập lưới khống chế trắc địa GPS

Giống như các mạng lưới trắc địa khác, để xây dựng được lưới trắc địa GPS cũng phải trải qua bước thiết kế lưới. Nhìn chung, công tác thiết kế lưới GPS đơn giản hơn là thiết kế lưới truyền thống do không yêu cầu quá cao về đồ hình lưới và thông hướng giữa các điểm. Trong thành lập lưới trắc địa GPS, chỉ cần thông hướng một số các cặp điểm trong mạng lưới thì có thể phát triển các cấp hạng lưới tiếp theo.

Thành lập lưới khống chế trắc địa sử dụng GPS
Thành lập lưới khống chế trắc địa sử dụng GPS

Yêu cầu chọn điểm trong thành lập lưới khống chế trắc địa GPS

Khi tiến hành thành lập lưới khống chế trắc địa, chúng ta cần phải đáp ứng được một số yêu cầu trong việc chọn điểm GPS. 

  • Các vật cản xung quanh điểm đo có góc cao không quá lớn để tránh cản tín hiệu GPS
  • Không chọn điểm GPS quá gần các bề mặt có thể phản xạ như cấu kiện kim loại, các hàng rào, mặt nước,… vì có thể sẽ gây ra hiện tượng đa đường dẫn.
  • Không quá gần các thiết bị điện như đường dây cao áp, trạm phát sóng,.. vì có thể gây nhiễu tín hiệu GPS.
Các yêu cầu chọn điểm GPS trong thành lập lưới trắc địa ứng dụng GPS
Các yêu cầu chọn điểm GPS trong thành lập lưới trắc địa ứng dụng GPS

Xem thêm:

Bật mực trắc địa loại nào tốt và được ưa chuộng hiện nay?

Tính bình sai trong trắc địa công trình xây dựng

Tìm hiểu phương pháp tính chênh cao trong trắc địa

Trắc đạc công trình là gì? Đơn vị nào cung cấp dịch vụ uy tín?

Thiết kế ca đo trong thành lập lưới trắc địa ứng dụng GPS

Với số lượng điểm đã được xác định (bao gồm các điểm cần xác định và các điểm khởi tính), tùy thuộc vào số lượng máy thu GPS sử dụng, ta sẽ có phương án tạo ca đo phù hợp.

Ta có thể thiết kế ca đo trên sơ đồ đã có vị trí sơ bộ của các mốc. Để tính số ca đo, ta sẽ áp dụng công thức sau:

n = (m * S) / r

Trong đó:

  • n: Số ca đo
  • S: Tổng số điểm GPS trong lưới
  • r: Số máy thu GPS sử dụng để đo
  • m: Số lần đặt máy lặp trung bình tại mộtđiểm.
Thiết kế ca đo trong thành lập lưới khống chế trắc địa
Thiết kế ca đo trong thành lập lưới khống chế trắc địa

Để thiết kế các ca đo, ta cần có sơ đồ vị trí các mốc lưới, gồm cả mốc mới và mốc khởi tính. Căn cứ vào số lượng máy thu, ta có thể thiết kế các ca đo theo trình tự từ ngoài vào trong và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.

Sau khi thiết kế ca đo xong, ta tiến hành đo đạc lưới ngoài thực địa. Tiếp đến, chúng ta tiến hành trút số liệu vào máy tính để sử dụng các phần mềm tiến hành bình sai mạng lưới. Sau khi xử lý số liệu GPS bằng phần mềm TBC (Trimble Business Center), ta tiến hành biên tập báo cáo 7 bảng biểu theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

Trên đây là toàn bộ quy trình thành lập lưới khống chế trắc địa ứng dụng mạng lưới GPS đã được Đo Vẽ Nhanh chia sẻ. Bạn có thể tham khảo các dịch vụ và thiết bị đo đạc trắc địa khắc tại đây với chất lượng và độ uy tín cao.