Tìm hiểu phương pháp tính chênh cao trong trắc địa

Trắc địa công trình là một công việc rất quan trọng, quyết định tới tính chính xác, an toàn của công trình xây dựng. Trong đó, công việc đo chênh cao trong trắc địa giúp ích rất nhiều cho các kỹ sư nhằm xác định được độ chênh lệch của địa hình. Các bạn hãy cùng Đo Vẽ Nhanh tìm hiểu về khái niệm tính chênh cao trong trắc địa và phương pháp đo chênh cao trong bài viết dưới đây nhé.

Khái niệm về tính chênh cao trong trắc địa

Trong công việc đo trắc địa, thực hiện tính chênh cao là điều không thể thiếu. Phương pháp để tính chênh cao trong trắc địa là một dạng của công tác trắc đạc địa hình nhằm mục đích xác định độ cao các điểm trên mặt đất hoặc xác định độ cao của các điểm đó so với mặt phẳng đã được chọn làm gốc.

Tính độ chênh cao trong công tác trắc địa
Tính độ chênh cao trong công tác trắc địa

Nguyên lý tính chênh cao 

Giả sử bạn cần xác định độ chênh cao giữa hai điểm A, B, đặt máy do tại điểm K, cân bằng máy chính xác nhằm tạo ra tia ngắm nằm ngang. Mia thuỷ chuẩn được dựng thẳng tại A và B, quay máy ngắm mia tại A, đọc số theo chỉ ngang giữa được a, tại B đọc được số b.

Ta có thể tính chênh cao giữa hai điểm A và B theo công thức sau:

HAB=  a –  b

Vậy việc tính chênh lệch trong trắc địa chính là việc dựa vào tia ngắm nằm ngang của máy thuỷ chuẩn để xác định được sự chênh lệch độ cao giữa hai điểm và nếu độ cao tạo A là HA thì độ cao tại B được tính theo công thức: 

HBHA + HAB

Nguyên lý tính chênh cao trong trắc địa
Nguyên lý tính chênh cao trong trắc địa

Xem thêm:

Trắc đạc công trình là gì? Đơn vị nào cung cấp dịch vụ uy tín?

Quy trình thành lập lưới khống chế trắc địa chi tiết nhất

Các phương pháp tính chênh cao trong trắc địa

Dựa vào tia ngắm nằm ngang của máy thuỷ chuẩn ứng với số thể hiện trên mia thuỷ chuẩn tại các điểm đó để tính chênh cao giữa các điểm, ta có hai phương pháp sau:

Phương pháp 1: Tính chênh cao từ giữa

Thông thường, người ta sử dụng phương pháp tính chênh cao từ giữa. Bản chất của phương pháp này chính là dựa vào tia ngắm để xác định độ chênh lệch giữa hai điểm. 

Trường hợp khoảng cách giữa điểm A và B ngắn và độ dốc nhỏ thì có thể đặt máy trạm ở giữa. Người ta quy định số đọc trên mia A là số đọc sau (S), số đọc trên mia B là số đọc trước (T). Khi đó, chênh cao giữa A và B là:

HAB = S – T

Trong trường hợp cần xác định chênh cao nhưng khoảng cách của A và B cao và có độ dốc lớn thì trên đoạn đo ta phải đặt nhiều trạm máy K1, K2, K3,…Kn. Các điểm 1 đến n là các điểm đặt mia. Khi đó, chênh lệch độ cao giữa hai điểm A và B sẽ là:

HAB = i=1nHi = i=1nSii=1nTi

Tính chênh cao khi từ giữa khi A và B xa nhau
Tính chênh cao khi từ giữa khi A và B xa nhau

Phương pháp 2: Tính chênh cao phía trước

Bên cạnh cách tính chênh cao từ giữa, người ta còn áp dụng phương pháp tính chênh cao phía trước. Trường hợp này, ta đặt máy tại mốc thuỷ chuẩn A đã biết độ cao, đo chiều cao của máy là i, ngắm mia dựng tại B, đọc số b trên mia. Ta có chênh cao giữa hai điểm A, B là:

HAB = i – b

Độ cao của điểm B sẽ là:

HAB = HA + HAB = HA + (i – b)

Tính chênh cao phía trước trong trắc địa
Tính chênh cao phía trước trong trắc địa

Máy mia thuỷ chuẩn tính chênh cao trong trắc địa

Mỗi công đoạn đo đạc trong công tác trắc đạc địa hình đều cần dùng tới các thiết bị, dụng cụ khác nhau. Đối với công việc tính chênh cao trong trắc địa, bạn sẽ phải dùng tới máy thuỷ chuẩn để có thể tính độ chênh lệch trong trắc địa.

Cấu tạo máy thuỷ chuẩn

Máy thuỷ chuẩn được sử dụng như một thiết bị chính trong tính chênh cao trắc địa. Cấu tạo của máy gồm:

  • Ống kính: Gồm có kính vật, kính mắt, kính chữ thật và ốc điều quang.
  • Ống thuỷ: Gồm 2 loại là ống thuỷ tròn lắp ở chân máy và ống thuỷ dài gắn chặt với ống kính.
  • Đế máy nối liền giữa máy và chân máy, có 3 ốc cân máy để đưa bọt ống thuỷ tròn và giữa ống.
Máy thuỷ chuẩn sử dụng để tính chênh cao
Máy thuỷ chuẩn sử dụng để tính chênh cao

Mia thuỷ chuẩn

Mia thuỷ chuẩn được làm từ gỗ tốt, rộng từ 8 – 10cm và dày từ 2 – 2.5cm, dài 3m hoặc 4m. Hai đầu của mia được bọc bằng kim loại để chống mòn. Mia thuỷ chuẩn thường có 2 mặt ghi số, mặt chính được gọi là mặt đen gồm vạch khắc tô màu đen, mặt còn lại là mặt đỏ, gồm vạch khắc tô màu đỏ. Nền của cả 2 mặt mia đều được tô màu trắng. 

Ở mỗi mặt, giá trị khoảng chia nhỏ nhất thường là 1cm, cứ 5 vạch thì hợp thành chữ E. Mỗi khoảng 10 vạch có ghi số đếm cm. Một máy thuỷ chuẩn thường có một cặp mia và trên mỗi mia người ta ghi số mặt mia đen từ 00 – 29 hoặc 39 còn mặt đỏ bắt đầu từ một số nào đó, ví dụ như 45 hoặc 46. Trị số chênh cao số đọc bắt đầu từ giữa mặt đen và mặt đỏ của mỗi cặp mia gọi là hằng số K của mia đó.

Thuê hoặc mua máy thuỷ chuẩn chất lượng ở đâu?

Đến với Đo Vẽ Nhanh, bạn không chỉ được cung cấp các dịch vụ trắc đạc công trình như đo địa chính nhà đất, khảo sát địa hình, tư vấn pháp lý nhà đất mà còn có thể thuê hoặc mua lẻ các thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công tác trắc đạc công trình, trong đó có máy thuỷ chuẩn. 

Đo Vẽ Nhanh cung cấp các dịch vụ và máy đo trắc địa uy tín
Đo Vẽ Nhanh cung cấp các dịch vụ và máy đo trắc địa uy tín

Đo Vẽ Nhanh luôn tập trung phát triển và cung cấp các dịch vụ đảm bảo đến khách hàng thông qua đội ngũ nhân sự với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành đo đạc. Công ty luôn cam kết cung cấp các dịch vụ, thiết bị và dụng cụ đảm bảo chất lượng, độ chính xác cao, mang đến hiệu quả cao trong trắc đạc công trình.

Có thể bạn quan tâm:

Máy trắc địa Leica có tốt không? Cách sử dụng như thế nào?

Bật mực trắc địa loại nào tốt và được ưa chuộng hiện nay?

Tính bình sai trong trắc địa công trình xây dựng

Ở bài viết trên đây, Đo Vẽ Nhanh đã giới thiệu tới các bạn công việc tính chênh cao trong trắc địa cùng với các phương pháp và thiết bị được sử dụng trong công việc này. Bạn có thể tìm hiểu và tham khảo kỹ lưỡng nhằm thực hiện quá trình trắc địa an toàn, chính xác và hiệu quả.