Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai là tài liệu quan trọng để cơ quan có thẩm quyền tiến hành giải quyết các vụ việc tranh chấp đất đai. Nội dung đơn đề nghị phải đảm bảo được về mặt pháp luật dân sự. Đo Vẽ Nhanh sẽ hướng dẫn bạn cách viết mẫu đơn đề nghị này với nội dung đầy đủ và chính xác nhất.
Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai
Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai phải bao gồm các nội dung tương tự như một lá đơn khởi kiện. Theo đó, tại khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định các nội dung như sau:
- Ngày, tháng, năm làm đơn.
- Tên cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết vụ việc.
- Tên và nơi cư trú, làm việc của người đề nghị làm đơn.
- Những yêu cầu cơ quan giải quyết tranh chấp đất đai gồm những gì?
- Các danh mục, tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn đề nghị như sổ đỏ, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu hay các loại giấy tờ về đất khác.

Hướng dẫn cách viết mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai
Bạn muốn nộp đơn lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, trước tiên phải biết cách viết mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai. Dưới đây là hướng dẫn cách viết chi tiết nhất bạn có thể tham khảo.
- Bước 1: Đầu tiên bạn phải có tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Tại khoản 3 Điều 203 Luật đất đai 2013 UBND đã quy định cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND.
- Bước 2: Sau đó, bạn hãy ghi tên, nơi cư trú của người làm đơn, ghi rõ họ tên của những người liên quan tới tranh chấp đất đai.
- Bước 3: Trình bày nội dung đề nghị giải quyết tranh chấp như lý do, mục đích, yêu cầu giải quyết để cơ quan có thẩm quyền biết được sự việc đưa ra hướng giải quyết chính xác nhất.
- Hãy tóm tắt qua vụ việc dẫn tới tranh chấp đất đai gồm sự việc diễn ra theo trình tự thời gian, nêu các tranh chấp giữa hai bên có liên quan tới khu vực tranh chấp.
- Yêu cầu cơ quan giải quyết về xác định ranh giới thửa đất, chủ sử dụng hợp pháp,….

- Bước 4: Cuối đơn phải có chữ ký, họ tên đầy đủ của người làm đơn và xác nhận của chính quyền địa phương. Trường hợp người yêu cầu là cá nhân phải có chữ ký hoặc điểm chỉ. Còn nếu là cơ quan tổ chức yêu cầu thì sẽ là chữ ký, ghi rõ chức vụ của người đại diện và có đóng dấu của cơ qua tổ chức đó.
- Bước 5: Trình bày thêm danh mục tài liệu, các chứng cứ có liên quan tới tranh chấp đất đai và kèm theo đơn đề nghị như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ hộ khẩu, chứng minh thư….. Từ đó phục vụ công tác điều tra tốt nhất cũng như đảm bảo quyền lợi cho các bên.

Các lưu ý khi viết mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai
Mẫu đơn chính xác, có nội dung đúng theo quy định pháp luật mới được giải quyết triệt để. Vì thế, khi viết mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai người viết cần lưu ý các vấn đề dưới đây.
Chủ thể có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai thường xảy ra giữa các cá nhân, hộ gia đình về quyền sử dụng đất. Vì thế chủ thể có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp đất là người sử dụng đất bị xâm phạm về quyền và lợi ích hợp pháp trên mảnh đất đó.
Theo Khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai 2013, UBND cấp có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được áp dụng đối với đương sự không có giấy chứng nhận hoặc không có các loại giấy tờ liên quan tới đất đai.
Các yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai thường là yêu cầu công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp, yêu cầu giải quyết lấn chiếm, xác định ranh giới của các thửa đất liền kề hoặc yêu cầu tuyên hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của các cơ quan
Khi có tranh chấp đất đai, Nhà nước sẽ khuyến khích các bên sử dụng hình thức tự hòa giải. Nếu trường hợp không tự hòa giải mới nộp đơn yêu cầu tại UBND cấp xã nơi có đất để hòa giải. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất tại UBND xã sẽ được thực hiện không quá 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn.
Việc hòa giải và xử lý yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai sẽ được lập thành biên bản có chữ ký xác nhận hòa giải thành hoặc không thành của UBND cấp xã. Sau đó, biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp và có lưu ở UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013, việc giải quyết tranh chấp chấp nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ phải giải quyết và nếu tiếp tục không đồng ý, sẽ quyết định về khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa Án.
Trường hợp tranh chấp giữa các hộ gia đình, cộng đồng dân cư với nhau nên Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ giải quyết, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết đó có thể khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện Tòa Án.

Trường hợp tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư nước ngoài, Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết này, có quyền khiếu nại lên Bộ Tài Nguyên Môi Trường hoặc kiện Tòa Án để giải quyết.
Xem thêm:
Cách thức giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán nhà
Giải đáp: Đất đang tranh chấp có được xây dựng không?
Đất đã có sổ đỏ có tranh chấp được không? Các tình huống phổ biến
Trên đây là hướng dẫn viết mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai và những lưu ý khi viết. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn có thể ứng dụng vào cuộc sống hiệu quả. Và đừng quên liên hệ Đo Vẽ Nhanh để được tư vấn và hỗ trợ đo đạc, khảo sát đất đai chính xác nhất.