Giải đáp: Đất đang tranh chấp có được xây dựng không?

Tranh chấp đất đai hiện nay là một vấn đề diễn ra phổ biến và thường xuyên. Vậy đất đang tranh chấp có được xây dựng không và trình tự thủ tục áp dụng biện pháp tạm thời đối với đất tranh chấp như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây của Đo Vẽ Nhanh để có được lời giải chính xác nhất.

Quy định khi xây dựng trên đất đang tranh chấp

Khi đất đang có tranh chấp thì việc thực hiện các quyền của chủ sở hữu quyền sử dụng đất như chuyển nhượng, tặng cho và kể cả việc xây dựng trên mảnh đất có phần bị hạn chế. Vấn đề này chỉ có thể được xóa bỏ khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án của tòa án

Đất đang xảy ra tranh chấp quyền của chủ sở hữu sẽ bị hạn chế 
Đất đang xảy ra tranh chấp quyền của chủ sở hữu sẽ bị hạn chế

Đất đang xảy ra tranh chấp có được xây dựng không?

Hiện nay, không có bất cứ quy định pháp luật nào rõ ràng về việc đất đang tranh chấp có được xây dựng không. Thực tế, việc xây dựng trên đất chỉ cần đúng mục đích sử dụng đất, đồng thời phải đáp ứng đủ điều kiện để được phép xây dựng theo Luật xây dựng 2014. 

Khi chưa xác định rõ ràng ai là chủ đất, việc xây dựng trên đất sẽ không được cấp phép
Khi chưa xác định rõ ràng ai là chủ đất, việc xây dựng trên đất sẽ không được cấp phép

Tuy nhiên, có một vài trường hợp đất có tranh chấp, đã gửi đơn kiện gửi lên Tòa và đang trong quá trình tòa thụ lý giải quyết. Nhưng một trong hai bên lại có ý định tiến hành xây dựng trên mảnh đất này, bên còn lại có thể yêu cầu Tòa áp dụng “biện pháp khẩn cấp tạm thời” theo quy định tại Đ122 Bộ luật dân sự 2015.

Trong quy định này, nhà nước cấm thay đổi hiện trạng của tài sản đang xảy ra tranh chấp được áp dụng nếu như trong quá trình giải quyết vụ án mà có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu, giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có các hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đó. 

Yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi một trong hai bên tranh chấp tiến hành xây dựng
Yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi một trong hai bên tranh chấp tiến hành xây dựng

 Như vậy, khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, vì đất đang có tranh chấp và đang trong quá trình giải quyết. Cũng như chưa có bất kỳ căn cứ xác định rõ ràng ai là chủ đất, việc xây dựng ở trên đất sẽ không được chính quyền cho phép.

Khi xây dựng trái phép sẽ bị phạt như thế nào?

Đối với các trường hợp xây dựng nhà trên đất đang xảy ra tranh chấp sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 5 điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP. Trừ trường hợp các công trình xây dựng thuộc đối tượng được miễn cấp phép xây dựng theo quy định tại khoản 2 điều 89 Luật xây dựng 2014. 

Theo đó, phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình mà chưa có giấy cấp phép xây dựng:

  • Phạt tiền từ 10.000.000 VNĐ tới 20.000.000 VNĐ đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ trong các khu bảo tồn, khu di tích lịch sử, văn hóa. Hoặc  xây dựng các công trình khác không thuộc các quy định tại điểm b, c khoản 5 điều 15 NĐ 193. 
  • Phạt tiền từ 20.000.000 VNĐ tới 30.000.000 VNĐ đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
  • Phạt tiền từ 30.000.000 VNĐ tới 50.000.000 VNĐ đối với hành vi xây dựng công trình khi có yêu cầu bắt buộc lập dự án đầu tư xây dựng hay báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng. 
Việc xây dựng trái phép sẽ có thể bị xử phạt hành chính và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả
Việc xây dựng trái phép sẽ có thể bị xử phạt hành chính và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả

Đồng thời, việc xây dựng trái phép có thể sẽ bị áp dụng những biện pháp khắc phục hậu quả như: Lập biên bản vi phạm hành chính, tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm và dừng thi công xây dựng công trình. 

Như vậy, đối với đất đang xảy ra tranh chấp về quyền sử dụng đất, chưa có quyết định của cơ quan có thẩm quyền hay một bản án của Tòa, việc xây dựng sẽ không được cấp phép thực hiện. Để xây dựng hợp pháp, đảm bảo quyền lợi của mình, bạn nên yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết dứt điểm tranh chấp trên đất. Sau đó, mới tiến hành thủ tục xin cấp phép xây dựng. 

Để có thể xây dựng hợp pháp, bạn cần phải chấm dứt tình trạng tranh chấp 
Để có thể xây dựng hợp pháp, bạn cần phải chấm dứt tình trạng tranh chấp

Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với đất đang tranh chấp cần có những thủ tục gì?  

Sau khi nắm rõ được quy định đất đang tranh chấp có được xây dựng không ở phần trên. Chúng ta sẽ tìm hiểu về thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối  với đất đang tranh chấp. Cụ thể, người làm đơn phải tiến hành nộp đơn với các nội dung chính sau đây: 

  • Ngày, tháng, năm làm đơn.
  • Tên, số điện thoại, địa chỉ, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của cả người yêu bị yêu cầu và người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Tóm tắt về nội dung tranh chấp, hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
  • Nếu lý do tại sao cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Đưa ra biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và những yêu cầu cụ thể;
Phải ghi thông tin trong đơn yêu cầu một cách chính xác và đầy đủ
Phải ghi thông tin trong đơn yêu cầu một cách chính xác và đầy đủ

Ngoài việc làm đơn trên, người yêu cầu còn phải cung cấp cho Tòa án các chứng cứ nhằm chứng minh cho sự cần thiết của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. 

Xem thêm:

Hướng dẫn theo thông tư hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai

Trình tự giải quyết tranh chấp lối đi chung và mẫu đơn khởi kiện

Hướng dẫn viết mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về việc đất đang tranh chấp có được xây dựng không. Mong rằng bài viết đã giúp bạn nắm rõ được những kiến thức pháp luật cần thiết,  từ đó có thể linh hoạt áp dụng vào đời sống.  Nếu bạn có nhu cầu đo đạc và khảo sát đừng quên liên hệ cho Đo Vẽ Nhanh để được tư vấn và trải nghiệm những dịch vụ chất lượng nhất.