Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo từng trường hợp

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai là một trong những vấn đề quan trọng trong thủ tục tranh chấp đất đai mà nhiều người dân chưa nắm rõ. Dựa trên quy định pháp luật, cơ quan giải quyết được phân chia cụ thể vào từng trường hợp. Để làm rõ loại tranh chấp tùy vào từng trường hợp nào, bạn có thể tham khảo bài viết sau của Đo Vẽ Nhanh

Thẩm quyền hòa giải trong tranh chấp đất đai

Việc hòa giải tranh chấp đất trong một số trường hợp được coi là bắt buộc trong quá trình khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất. Một số trường hợp khác, các bên muốn hòa giải theo mục đích thương lượng sẽ chỉ có sự góp mặt của bên thứ ba. Vì vậy, tùy thuộc vào mục đích của hai bên mà thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai hòa giải được chia thành hai loại:

Hòa giải không bắt buộc

Hòa giải không bắt buộc theo quy định được nêu rõ được quy định Luật hòa giải năm 2013. Trường hợp tham gia hòa giải không nhằm phục vụ cho việc khởi kiện tranh chấp có thể áp dụng hòa giải không bắt buộc. Theo đó, thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất trong trường hợp này thuộc các tổ chức ở phạm vi nhỏ như thôn, làng xã

Thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất trong trường hợp này thuộc các tổ chức ở phạm vi nhỏ
Thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất trong trường hợp này thuộc các tổ chức ở phạm vi nhỏ

Các thành viên trong tổ hòa giải có thẩm quyền hòa giải thường là những người có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín nhất định trong cộng đồng dân cư. Bên cạnh đó, họ còn có khả năng thuyết phục, vận động nhân dân và có hiểu biết về pháp luật.

Khi tham gia vào hòa giải, những thành viên trong hội đồng sẽ lắng nghe những ý kiến và quan điểm của những bên liên quan. Sau đó, họ sẽ đưa ra phương án hợp tình, hợp lý để giữ mối quan hệ hòa hợp và đoàn kết trong cộng đồng dân cư. 

Hòa giải tại UBND xã

Cách hòa giải này được áp dụng khi các bên hòa giải cấp cơ sở không thành công và vẫn muốn thương lượng để giải quyết vấn đề. Hoặc cũng có thể là khởi kiện tranh chấp đất đai nếu như hòa giải không thành công. Theo đó, việc hòa giải tại UBND cấp xã được tiến hành theo đúng quy trình, thủ tục. 

Việc hòa giải tại UBND cấp xã được tiến hành theo đúng quy trình, thủ tục 
Việc hòa giải tại UBND cấp xã được tiến hành theo đúng quy trình, thủ tục

Tính bắt buộc trong thủ tục thể hiện vào căn cứ cho các thủ tục các bước tiếp theo tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó, các bên có mặt hay không, thỏa thuận hay không, buổi hòa giải vẫn được thiết lập và có biên bản kèm theo. Sau khi hòa giải tại cơ quan thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai cấp xã sẽ có hai trường hợp là : 

Hòa giải thành công

Sau khi đôi bên thỏa thuận được việc tranh chấp giải quyết, nội dung ghi nhận được sẽ ghi thành biên bản cụ thể theo khoản 3 Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP. Tuy nhiên, sau khi đôi bên đã thỏa thuận thành công nhưng có sự thay đổi về hiện trạng ranh giới đất và chủ sử dụng. Cơ quan cấp xã sẽ gửi biên bản đến cơ quan cao hơn để giải quyết theo quy định. 

Sau khi đôi bên thỏa thuận được việc tranh chấp giải quyết, nội dung ghi nhận được sẽ ghi thành biên bản
Sau khi đôi bên thỏa thuận được việc tranh chấp giải quyết, nội dung ghi nhận được sẽ ghi thành biên bản

Hai bên hòa giải không thành

Trường hợp các bên không có mặt hoặc không thể thỏa thuận được với nhau, sẽ được hướng dẫn để tiếp tục thủ tục tại cơ quan thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai khác. 

Thẩm quyền của từng cơ quan trong tranh chấp đất đai

Tùy thuộc vào từng trường hợp và quy trình mà thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai có sự khác biệt:

Tại UBND 

Theo quy định tại Luật Đất Đai 2013, khoản 2 điều 203, thẩm quyền tranh chấp đất đai của UBND được áp dụng với trường hợp tranh chấp đất đai:

  • Không có Giấy chứng nhận hoặc một số giấy tờ quy được quy định theo Điều 100, Luật Đất đai năm 2013.
  • Người giải quyết tranh chấp đất lựa chọn hình thức giải quyết tại UBND. 

Trường hợp đạt đủ các điều kiện trên, các bên tranh chấp đất đai cần lưu ý:

  • Thẩm quyền theo lãnh thổ: UBND giải quyết tranh chấp đất đai từ cấp huyện trở lên và là nơi UBND có đất tranh chấp trong địa bàn.
  • Thẩm quyền theo cấp: 
    • Trường hợp tranh chấp theo cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư có thể đến UBND huyện giải quyết, nếu không đồng ý có thể đến UBND tỉnh khiếu nại hoặc khởi kiện lên tòa án. 
    • Trường hợp là cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn nước ngoài sẽ được UBND tỉnh giải quyết. không đồng ý sẽ khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ TN & MT hoặc Tòa án. 
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có quy trình giải quyết khác nhau
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có quy trình giải quyết khác nhau

Tại tòa án nhân dân (TAND)

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc tòa án thuộc trong các trường hợp: 

  • Tranh chấp đất đai có Giấy chứng nhận hoặc có một số giấy tờ được quy định tại điều 100 Luật Đất đai và tranh chấp đất đai về tài sản gắn với đất. 
  • Tranh chấp mà đương sự không có các giấy tờ trên nhưng lựa chọn Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết. 

Sau khi xác định được trường hợp mình giải quyết, bạn cần làm rõ cụ thể tòa án nào là tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đúng với trường hợp của mình. Lúc này, bạn cần dựa theo những yếu tố sau để quyết định: 

  • Tranh chấp thông thường được giải quyết tại TAND cấp huyện nơi có đất tranh chấp,
  • Tranh chấp khi đương sự ở nước ngoài hoặc Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên/ theo đề nghị ở cấp huyện được giải quyết ở TAND cấp tỉnh. 
Sau khi xác định được trường hợp mình giải quyết, bạn cần làm rõ cụ thể tòa án có thẩm quyền
Sau khi xác định được trường hợp mình giải quyết, bạn cần làm rõ cụ thể tòa án có thẩm quyền

Xem thêm:

Hướng dẫn theo thông tư hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai

Trình tự giải quyết tranh chấp lối đi chung và mẫu đơn khởi kiện

Hướng dẫn viết mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

Trên đây là những trường hợp cơ bản để xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật. Tùy theo trường hợp cụ thể mà có cân nhắc cho phù hợp để giải quyết vấn đề của mình nhanh chóng nhất.