Thành phố Hồ Chí Minh, với mật độ dân số ngày càng tăng và nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, đang đối mặt với nhiều thách thức về giao thông. Để giải quyết vấn đề này, dự án metro đã được đề xuất và phát triển nhằm cải thiện tình hình trên. Dưới đây là những thông tin về các tuyến metro ở TPHCM sẽ và đang được triển khai.
Mục lục nội dung
Thông tin chung về các tuyến Metro ở TPHCM
Đây là hệ thống đường sắt đô thị được xây dựng, đầu tư tại TPHCM. Nó là những tuyến đường tàu điện cao cấp, có thể đi trên cao hoặc dưới lòng đất thông qua hệ thống đường chuyên biệt.
Nhờ thiết kế hạ tầng riêng biệt, tốc độ di chuyển của các tài trên tuyến Metro nhanh hơn và không bị giao cắt với các tuyến đường khác. Là phương tiện công cộng, nó có nhiều tuyến, di chuyển nhiều lần trong ngày. Trên đường có nhiều ga, trạm dừng để đón và trả khách.
Các tuyến Metro ở TPHCM hiện nay
Theo quyết định số 568/QĐ-TTg, Chính phủ đã phê duyệt việc đầu tư Metro vào ngày 8/4/2013. Hệ thống đường sắt đô thị tphcm bao gồm các tuyến đường thể hiện rõ trong sơ đồ sau.
Tuyến số 1: Bến Thành – Suối Tiên
Với chiều dài khoảng gần 20km, tuyến này được nghiên cứu kéo dài tới Biên Hòa. Thông tin của tuyến đường sắt này như sau:
- Bao gồm 14 nhà ga và 1 nhà Depot. Trong đó có 3 ga ngầm, còn lại là ga trên cao.
- Depot của tuyến Bến Thành – Suối Tiên sẽ được đặt tại Long Bình – Thủ Đức. Đây cũng là trung tâm bảo dưỡng chuyến tàu này đến thời gian năm 2040.
- diện tích Depot: 20ha.
- Nhà tài trợ: JICA.
- Tổng đầu tư: 2,491 tỷ đô la Mỹ.
B – Tuyến metro số 2: Bến Thành – Tham Lương
Tuyến Metro này bao gồm tới 42 nhà ga với 16 ga ngầm, còn lại là ga trên cao. Hiện tại mới chỉ có 26 nhà ga được duyệt quy hoạch, phần còn lại vẫn chưa được đưa vào trong bản vẽ thiết kế.
Depot của Metro số 2 sẽ đặt tại Tân Thới Nhất của quận 12. Diện tích của nó khoảng 25,5ha với chiều cao 8 tầng nổi, 1 tầng hầm.
K – Tuyến số 3A
Tuyến Metro này có chiều dài 19,8km với 17 nhà ga lớn nhỏ khác nhau. Trong đó, dự án sẽ được chia thành 2 phần nhỏ:
- Giai đoạn 1: Bến Thành – Bến xe Miền Tây.
- Giai đoạn 2: Bến Xe Miền Tay: Tân Kiên.
N – Tuyến 3B
Metro 3B có điểm đầu là Ngã 6 Cộng Hòa, đi qua các tuyến đường sau:
- Nguyễn Thị Minh Khai.
- Xô Viết Nghệ Tĩnh.
- Quốc lộ 13.
Điểm kết thúc của tuyến đường lại tại Depot Hiệp Bình Phước. Tổng chiều dài của nó là khoảng 12,1km.
G – Tuyến số 4
Đây là tuyến Metro dài nhất trong hệ thống với tổng chiều dài 35,7km. Với tổng số 33 nhà ga (hầu hết đều là ga nổi), nó có chi phí dự kiến là khoảng 4,57 tỷ đô la. Dự án sẽ được triển khai thông qua 4 giai đoạn:
- 1A: Gia Định – Hoàng Diệu
- 1B: Gia Định – Thạnh Xuân
- 1c: Hoàng Diệu – Phước Kiển
- 2: Phước Kiển – Hiệp Phức.
T – Tuyến số 4B (Tân Sơn Nhất)
Đây là tuyến phụ được phát triển nhằm phục vụ việc trung chuyển từ Gia Định – công viên Hoàng Văn Thụ. Có chiều dài khoảng 3,2 km, nó bao gồm 3 nhà ga. Hiện tại, giấy tờ của tuyến này vẫn chưa được hoàn tất nên chưa thể bắt đầu thi công.
C – Tuyến metro số 5
Tuyến Metro này bắt đầu từ bến xe Cần Giuộc mới, kết thúc tại cầu SÀi Gòn. Dự án được nhà đầu tư chia thành 2 giai đoạn phát triển khác nhau là:
- Giai đoạn 1: Cầu Sài Gòn – Ngã 4 Bảy Hiền.
- Giai đoạn 2: Ngã 4 Bảy Hiền – Bến xe Cần Giuộc mới.
Đ – Tuyến metro 6
Tuyến Metro này có chiều dài khoảng 6,8km với 7 nhà ga ngầm. Nó đi hướng từ Bà Quẹo đến vòng xoay Phú Lâm. Tuyến hiện đang được trong giai đoạn hoàn thiện các thiết kế cơ sở. Đây cũng là tuyến Metro cuối cùng trong hệ thống.
Vai trò của các tuyến Metro ở TPHCM
- Dùng để trung chuyển hành khách, hàng hóa.
- Làm giảm nguy cơ tắc nghẽn giao thông.
- Giải bài toán giãn dân ra khỏi trung tâm thành phố.
Chính vì vậy, chính quyền các cấp cũng như người dân thành phố đều đặc biệt mong chờ sự hoàn thành của tuyến Metro. Sau khi hoàn thiện, nó hứa hẹn mang lại nhiều lợi thế cho cuộc sống hàng ngày.
Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu hơn về các tuyến Metro ở TPHCM. Nếu có bất kỳ điều gì băn khoăn, liên hệ ngay với Đo Vẽ Nhanh để sử dụng các dịch vụ địa chính, pháp lý của chúng tôi nhé.
>>> Xem thêm: