Sai số cho phép trong đo đạc địa chính là bao nhiêu?

Đo đạc địa chính là lĩnh vực cần tới độ chính xác rất cao. Tuy nhiên, Pháp luật cũng đưa ra những quy định rõ ràng về sai số cho phép trong đo đạc địa chính. Vì trong thực tế, việc đo đạc chính xác 100% là gần như không thể.

Vậy sai số cho phép là bao nhiêu? Cùng tìm hiểu điều đó trong bài viết này của Đo Vẽ Nhanh nhé. Bạn sẽ có thêm nhiều thông tin vô cùng thú vị, phù hợp với công việc chuyên ngành của mình đấy.

Vì sao cần cho phép có sai số trong đo đạc?

Chúng ta được biết, đo đạc là công việc dựa trên các con số với yêu cầu khắt khe. Ở lĩnh vực này, chúng ta cần sự chính xác, chứ không phải những con số ước lượng.

Tuy nhiên, việc đo đạc trong các địa hình thực tế khác biệt rất nhiều so với trên giấy tờ hay phòng thí nghiệm. Chính vì vậy, việc có các sai số trong quá trình đo đạc là điều không thể tránh khỏi. Dù người làm bản vẽ có kỹ tính và giỏi đến thế nào, việc xuất hiện những khoảng sai số sau khi thành lập bản đồ là không thể loại bỏ được.

Việc có sai số trong khi đo đạc những thửa đất lớn là không tránh khỏi
Việc có sai số trong khi đo đạc những thửa đất lớn là không tránh khỏi

Dù vậy, việc sai số cũng cần nằm trong một giới hạn cho phép. Từ đó, đảm bảo không ảnh hưởng nhiều tới điều kiện sống, kinh tế của những người liên quan. Đồng thời, điều này nhằm đảm bảo những người đo vẽ bản đồ hay quản lý hành chính thực hiện đúng công tác của mình.

Các điều luật liên quan tới sai số được phép trong đo đạc địa chính nhằm đảm bảo những điều sau:

  • Nhằm đảm bảo quyền lợi của chủ sở hữu hay người sử dụng đất;
  • Khống chế, đảm bảo cán bộ địa chính làm việc một cách nghiêm túc và nghiêm ngặt hơn.

Chính vì vậy, sai số trong đo đạc không chỉ được phép ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Có thể thấy, đây là những số sai sót có thể chấp nhận được và mang tới những lợi ích hoàn toàn riêng biệt cho cuộc sống cũng như việc quản lý địa chính, đất đai trong thực tế.

Sai số cho phép trong đo đạc địa chính là bao nhiêu?

Trong điều 7 của thông tư 25/2014/TT-BTNMT được ban hành vào năm 2014, điều này đã được nhắc đến chi tiết. Quy định về việc thành lập bản đồ địa chính , tính chính xác của đo đạc địa chính với nhiều quy định khác nhau. Cụ thể sẽ được liệt kê dưới đây,

1,

Ở đây là sai số trung phương vị trí mặt phẳng của điểm khống chế đo vẽ, điểm trạm thực tế khi so với điểm khởi tính sau bình. Sai số cho phép là không được vượt quá con số 0,1mm, tính theo tỷ lệ bản đồ cần lập trong kế hoạch đó.

2,

Các sai số dưới đây được quy định là bằng 0:

  • Sai số biểu thị góc khung bản đồ.
  • Giao điểm của các lưới km.
  • Sai số của các điểm tọa độ quốc gia.
  • Các điểm chính, các điểm có tọa độ khác trên bản đồ địa chính trong thực tế.
Sai số trong đo vẽ bản đồ cũng được tính toán kỹ lưỡng
Sai số trong đo vẽ bản đồ cũng được kiểm soát kỹ lưỡng

Điều này đồng nghĩa là những chi tiết trên khi biểu thị trên bản đồ sau đo đạc không được phép có sai số. Nó cần chính xác so với thực tế.

3,

Đối với bản đồ địa chính được thành lập ở dạng giấy, sai số độ dài cạnh khung bản đồ không được vượt quá con số 0,2mm. Một số sai số liên quan như sau:

  • Sai số về độ dài của đường cạnh khung bản đồ không được vượt quá con số 0,3mm.
  • Khoảng cách giữa các điểm tọa độ và điểm góc của khung bản đồ không được vượt quá 0,2mm
Tùy thuộc vào loại đất, địa hình mà các sai số được điều chỉnh cho phù hợp
Tùy thuộc vào loại đất, địa hình mà các sai số được điều chỉnh cho phù hợp

4,

Sai số về một vị trí của điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất được biểu thị trên bản đồ địa chính dạng số so với vị trí của các điểm khống chế đo vẽ gần nhất cũng được khống chế. Chúng không được vượt quá những con số sau:

  • 5cm khi xem xét đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200.
  • 7 cm đối với bản đồ có tỷ lệ địa chính 1:500.
  • 15 cm đối với những tấm bản đồ địa chính được thành lập với tỷ lệ 1:1000.
  • Sai số cho phép ở bản đồ tỷ lệ 1:5000 hiện nay là 150cm.
  • Ở bản đồ địa chính xây dựng với tỷ lệ 1:10.000 thì tỷ lệ cho phép ở thời điểm hiện tại là 300cm.
Bạn có thể theo dõi thông tin về sai số ở trong phần chú giải bản đồ
Bạn có thể theo dõi thông tin về sai số ở trong phần chú giải bản đồ

Đối với trường hợp thành lập bản đồ cho đất nông nghiệp có tỷ lệ thể hiện trên bản đồ là 1:1000 và 1:2000, sai số được phép tăng lên 1,5 lần khi so sánh với điểm c và d ở điều này.

5,

Sai số cho phép trong đo đạc địa chính tương hỗ vị trí điểm của 2 điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ không được vượt quá 0,2mm. Điều này được xác định phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ cần lập. Nhưng tuyệt đối không được vượt quá con số 4cm trên thực tế đối với các cạnh thửa đất có chiều dài dưới 4m.

Khi xem xét đối với đất nông nghiệp lập bản đồ tỷ lệ 1:1000 và 1:2000, thì sai số được phép tăng lên 1,5 lần.

6,

Tỷ lệ lập bản đồ cũng ảnh hưởng tới sai số cho phép trong đo đạc địa chính
Tỷ lệ lập bản đồ cũng ảnh hưởng tới sai số cho phép trong đo đạc địa chính

Vị trí xem xét của các điểm mốc địa giới hành chính được xác định dựa vào độ chính xác của điểm khống chế đo vẽ. Tùy từng bản đồ với tỷ lệ đo đạc khác nhau, bạn sẽ có thể theo dõi các chỉ số này ở bản đồ, bản vẽ một cách chính xác nhất.

7,

Khi kiểm tra sai số, bạn cần chú ý kiểm tra đồng thời cả  hai yếu tố sau:

  • Sai số vị trí điểm so với điểm khống chế gần nhất.
  • Sai số tương hỗ vị trí điểm.

Trị tuyệt đối của sai số lớn nhất tìm được không vượt quá trị tuyệt đối sai số cho phép. Đồng thời bạn cần chắc chắn rằng số lượng sai số kiểm tra có giá trị bằng hoặc gần bằng trị tuyệt đối không quá 10% tổng các quá trình thực hiện kiểm tra.

Đặc biệt, trong mọi trường hợp thì sai số không được phép xuất hiện dưới dạng hệ thống. Nếu không, nó sẽ khiến thông tin đo đạc sai toàn bộ.

Như vậy, bạn đã có thông tin cần thiết về sai số cho phép trong đo đạc địa chính. Hy vọng thông tin này hữu ích đối với bạn. Nếu bạn đang cần thông tin về địa chính, hãy gọi ngay cho Đo Vẽ Nhanh để được hỗ trợ nhé. Nhân viên của chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện các phép đo với ít sai số nhất có thể.

Xem thêm:

Bản Đồ Chuyên Đề ? Bản Đồ Địa Chính Là Bản Đồ Chuyên Đề ?

Tìm hiểu các sai sót thường gặp trong địa chất công trình

Sai số 2C trong trắc địa là gì? Các sai số thường gặp khác