Sai số 2C trong trắc địa là gì ? Những thuật ngữ liên quan đến chuyên ngành địa chính luôn gây “nhức đầu”, đặc biệt là với những người không chuyên. Đây là tình trạng xảy ra tương đối thường xuyên khi sử dụng máy toàn tạc – Một thiết bị chuyên dùng để xác định tiêu điểm và đo đạc.
LIÊN HỆ ĐỂ NHẬN TƯ VẤN BÁO GIÁ ĐO ĐẠC ĐỊA CHẤT 0903692185
Mục lục nội dung
Sai số 2C trong trắc địa là gì?
Sai số 2C là một lỗi thường gặp khi sử dụng máy toàn tạc. Nó xảy ra khi trục ngắm của ống kính máy đo không tạo thành góc vuông với trục quay.
Để khắc phục lỗi sai số 2C, bạn chỉ cần cân bằng lại góc vuông giữa trục ngắm và trục quay. Như vậy là có thể ngắm được mục tiêu xa chuẩn xác, không sai số.
Cách xác định sai số 2C trong trắc địa
Khi sử dụng máy toàn tạc, nếu bạn nghi ngờ có sai số 2C, hãy áp dụng cách sau để xác định:
Bước 1: Ngắm mục tiêu
Ngắm và bắt mục tiêu ở xa (Bạn có thể chọn bất kỳ mục tiêu nào trong phạm vi trên 50 mét trở lên). Siết chặt ốc dùng để hãm bàn độ ngang, giúp máy cố định, không bị dịch chuyển dẫn đến sai lệch. Sau đó, xoay nhẹ núm vi động ngang để đưa biểu tượng chỉ đứng có hình chữ thập về chính giữa của mục tiêu đang nhắm.
Bước 2: Kiểm tra sai số 2C
Lúc này, trên màn hình máy toàn tạc, bạn chọn phím có biểu tượng [ANG] và chức năng 1.[Offset]. Giá trị của góc sẽ được reset và đưa về 0°00’00”. Xoay máy toàn đạc 180° và đảo ngược ống kính. Tiếp tục bắt mục tiêu như bước 1. Khâu này cần thực hiện cẩn thật để đảm bảo độ chính xác và kiểm tra sai số lệch 2C.
Áp dụng công thức sau để tính sai số 2C: 2C = T-P±1800
Trong trường hợp, sai số 2C vượt quá quy định của từng máy, người dùng cần tiến hành hiệu chỉnh. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên tự ý thực hiện bởi khả năng dẫn đến sai số cao hơn khi đo đạc là rất lớn. Do đó, tốt hơn hết là đưa máy đến các trung tâm Trung tâm Kiểm định và hiệu chỉnh máy đo đạc, có phòng Vilas, trang bị đầy đủ máy móc, dụng cụ chuyên dụng để tiến hành hiệu chỉnh.
Khi đo máy toàn đạc, các tính toán phải thỏa mãn điều kiện sau đây:
Độ chính xác đo góc | Nhỏ hơn | Kết quả |
+ / – 1” | + / – 5” | Đạt |
+ / – 2” | + / – 5” | Đạt |
+ / – 3” | + / – 12” | Đạt |
+ / – 5” | + / – 12” | Đạt |
+ / – 6” | + / – 30” | Đạt |
+ / – 7” | + / – 30” | Đạt |
Các sai số khác trong trắc địa
Vậy là chúng ta đã hiểu về sai số 2C trong trắc địa là gì. Bên cạnh đó, trong quá trình tìm hiểu, sử dụng máy toàn tạc, mọi người cũng thường thắc mắc về sai số MO.
Nguyên nhân của sai số MO
Nguyên nhân của lỗi này là do các trục ngắm CC nằm ngang máy toàn tạc có vách khắc bàn đứng ở góc (00 -1800) hoặc (900 -2700). Trong khi đó, (00 -00) của máy lại trùng với vạch “0” hoặc vạch chuẩn đọc số của thang đọc số. Hay nói cách khác, đây là tình huống vạch chuẩn “0” của thang đọc số bị chệch so với đường nằm ngang HH. (Bạn có thể nhìn hình vẽ phía dưới để dễ hình dung hơn).
Cách kiểm tra sai số MO
Để xác định máy toàn tạc có đang gặp lỗi sai số Mo hay không, bạn thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
- Bước 1: Đặt máy đo lên kệ chắc chắn, đảm bảo cân đối. Chọn mục tiêu bất kỳ ở xa, khoảng cách từ 50m trở lên.
- Bước 2: Dùng chỉ ngang ở bàn độ trái bắt mục tiêu chính xác. Cân bằng sao cho bọt thủy lực đứng và có đọc số là T.
- Bước 3: Ở bàn độ phía bên tay phải, bạn tiến hành bắt mục tiêu bằng chỉ ngang. Lúc này, bọt thủy bàn độ đứng phải cân bằng để thu được đọc số là P.
- Bước 4: So sánh kết quả với các mốc sau, nếu vượt quá mức quy định thì máy cần được điều chỉnh.
- Đối với máy khắc 900 – 2700: MO = (T+P – 3600)/2
- Đối với máy khắc 00 – 1800: MO = (T+P – 1800)/2
- Đối với máy khắc 00 – 00: MO = (T+P)/2
Cách điều chỉnh sai số MO
Để điều chỉnh sai số MO, bạn làm theo hướng dẫn:
- Đối với máy không tự động cân bằng (Loại có thiết kế bọt nước ở bàn độ đứng: Dùng ốc cân bằng ồng thủy để đọc số P chuẩn xác. Lúc này, bọt thủy bàn độ sẽ bị lệch khỏi vị trí trung tâm. Bạn tiếp tục điều chỉnh ốc của đầu ống thủy lực sao cho bọt thủy vào chính giữa. Sau đó, vặn cố định các con ốc chắc chắn. Kiểm tra sai số MO lại một lần nữa.
- Đối với máy tự động cân bằng (Loại có thiết kế lắc tự động): Dùng ốc vi động đứng điều chỉnh các số đọc đúng vị trí. Lúc này, chỉ ngang sẽ rời khỏi vị trí của mục tiêu. Bạn tiếp tục văn ốc sao cho chỉ ngang nằm chính giữa mục tiêu ban đầu và cố định ốc.
Trong bài viết này, bạn và Đo Vẽ Nhanh đã cùng nhau tìm hiểu về khái niệm sai số 2C trong trắc địa là gì. Còn rất nhiều kiến thức khác liên quan đến lĩnh vực này sẽ được chia sẻ trong các số tiếp theo. Nếu cần hỗ trợ đo đạc địa chính, khảo sát địa hình và tư vấn pháp lý nhà đất, hãy liên hệ với chúng tôi để được phục vụ nhé!