Mô hình thông tin xây dựng BIM có ý nghĩa quan trọng cho ngành xây dựng. Quá trình tạo dựng thông tin xây dựng này góp phần mang lại nhiều lợi ích thiết thực về hiệu suất làm việc cũng như chi phí thực hiện cho đơn vị, dự án áp dụng. Cùng Đo Vẽ Nhanh tìm hiểu Mô hình thông tin xây dựng BIM là gì? Các ứng dụng của BIM
LIÊN HỆ QUÉT 3D LASER 0903692185
Mục lục nội dung
Mô hình thông tin xây dựng BIM là gì?
BIM viết đầy đủ theo Tiếng Anh là Building Information Modeling. Trong đó:
- Building là công trình.
- Information là thông tin.
- Modeling là quá trình mô hình hoá.
BIM nên được hiểu đầy đủ nhưng đơn giản nhất là xây dựng mô hình thông tin công trình (xây dựng).
Cần lưu ý rằng, thông tin được xây dựng ở đây xoay quanh chủ thể là công trình xây dựng. Định dạng thông tin là phù hợp với các mục đích sử dụng liên quan bao gồm: vận hành, thiết kế và xây dựng. Thông tin gồm thông tin hình học và thông tin phi hình học.
BIM đóng vai trò là trung tâm thông tin về công trình, dự án. Nơi đây sẽ là thông tin gốc, chuẩn để triển khai đi các hạng mục liên quan. Các bộ phận sẽ cùng khai thác và sử dụng thông tin từ BIM để hoàn thành công việc một cách đồng nhất nhất. BIM đảm bảo cho cơ sở dữ liệu thống nhất từ đầu đến cuối một công trình hay một dự án.
Bản chất thật sự của mô hình thông tin xây dựng BIM
Bản chất chính của BIM chính là thông tin. Nhưng BIM không chỉ là nguồn lưu trữ và cung cấp, BIM còn tạo ra và sử dụng nguồn thông tin đó một cách hiệu quả cho dự án, công trình.
Các loại hình mô hình thông tin xây dựng BIM
Mô hình thông tin xây dựng (BIM) cũng được phát triển dựa vào thành tựu công nghệ. Ban đầu mô hình thông tin xây dựng (BIM) sẽ chỉ sử dụng thiết kế 2D, sau này là 3D , và hiện tại đang hướng đến việc sử dụng 4D, 5D, 6D.
Những công nghệ mới được áp dụng về sau có sự thay đổi về hình thức cũng như gia tăng thêm nhiều tiện ích cho người dùng. Ví dụ như BIM 4D sẽ được tích hợp thêm yếu tố thời gian, BIM 5D thì tích hợp yếu tố kinh phí liên quan, BIM 6D thì tích hợp yếu tố liên quan hệ thống thiết bị để hỗ trợ quá trình vận hành sau hoàn thành…
Các phần mềm phát triển mô hình thông tin xây dựng (BIM)
Để phát triển một mô hình thông tin xây dựng (BIM) sẽ phải sử dụng các phần mềm hỗ trợ. Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều phần mềm hỗ trợ để xây dựng. Những phần mềm được phân chia cho từng ngành nghề khác nhau. Với ngành xây dựng có thể tham khảo sử dụng phần mềm Tekla, Robot Structural Analysis, Bentley, Vico, CostX, Staad pro, Navisworks Manage (+iConstruct + Synchro), Tekla Bimsight, ArchiCad, Grasshopper 3D, Rhinoceros, Lumion…
XEM THÊM 4 công ty đang ứng dụng BIM hàng đầu tại Việt Nam
Tại sao phải sử dụng mô hình thông tin xây dựng (BIM)
Áp dụng mô hình thông tin xây dựng (BIM) vào thực tế đã ghi nhận về những lợi ích thiết thực mang lại cho người dùng. Cụ thể:
- Hạn chế thay đổi trong suốt quá trình thực hiện triển khai dự án: với thông tin dữ liệu cố định, việc thay đổi được kiểm soát tối đa.
- Kiểm soát quá trình dự toán của công trình/dự án: chỉ số sai lệch được hạn chế tối đa nhằm đảm bảo lợi ích của công trình/dự án.
- Giảm thời gian đầu tư để lập dự toán dự án/công trình ban đầu.
- Thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án/công trình, giảm thiểu sự chậm trễ có kiểm soát.
- Giảm tổng chi phí đầu tư của toàn bộ dự án/công trình.
XEM THÊM: Công nghệ BIM trong xây dựng hiện nay
Khi nào thì nên áp dụng mô hình thông tin xây dựng BIM
Mô hình thông tin xây dựng (BIM) nên được áp dụng ngay từ lúc dự án/ công trình manh nha ý tưởng thực hiện. Lúc này, mô hình thông tin xây dựng (BIM) sẽ đóng vai trò trung tâm của mọi thông tin để bảo đảm từ ý tưởng đến thực tế có sự thống nhất và tính chuẩn xác về mặt thông tin cho dự án/ công trình.
Các ứng dụng của BIM trong xây dựng
Mô hình thông tin xây dựng (BIM) được ứng dụng linh hoạt trong hầu hết các hoạt động liên quan trong lĩnh vực xây dựng. Những ứng dụng cụ thể bao gồm:
- Lập mô hình thông tin hiện trạng công trình (Existing Condition Modeling)
- Dự toán chi phí trong BIM (Cost Estimation)
- Lập kế hoạch triển khai theo giai đoạn (Phase planning)
- Phân tích công trường (Site Analysis)
- Lập mô hình thiết kế (Design Authoring)
- Kiểm tra thiết kế (Design Review)
- Phân tích kết cấu (Structural Analysis)
- Phân tích hệ thống chiếu sáng (Lighting Analysis)
- Phân tích năng lượng (Energy Analysis)
- Phân tích bền vững (Sustainability Evaluation)
- Phối hợp 3D (3D Coordination)
- Lên kế hoạch triển khai ngoài công trường (Site Utilization Planning)
- Thiết kế hệ thống thi công (Construction System Design)…
XEM THÊM Mọi thứ bạn cần nên biết về SCAN to BIM
Trên đây là những thông tin giải đáp cho chủ đề mô hình thông tin xây dựng BIM là gì mà nhiều người còn thắc mắc. Mô hình thông tin xây dựng (BIM) ngày càng chứng tỏ sự hiệu quả khi áp dụng vào thực tế. Đây là xu hướng có tính bền vững mà ngành xây dựng vẫn ưu tiên hàng đầu áp dụng và vận hành để đảm bảo hiệu quả và chất lượng của dự án/ công trình.
Đo Vẽ Nhanh chuyên khảo sát địa hình, đo đạc cắm mốc ranh đất và đo đạc hiện trạng vị trí phục vụ xin phép xây dựng .