Tham khảo chi tiết bản đồ các quận Sài Gòn

Tp. Hồ Chí Minh được biết tới là thành phố lớn nhất của cả nước dựa vào dân số và quy mô kinh tế. Bản đồ các quận Sài Gòn là một trong những nội dung được nhiều bạn đọc quan tâm. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Đo Vẽ Nhanh để có được các thông tin chính xác nhất về các quận huyện tại thành phố này.

Vài nét Thành phố Hồ Chí Minh ( Sài Gòn)

Tp. Hồ Chí Minh hay Sài Gòn được thành lập từ ngày 2/7/1976 với tổng diện tích đất tự nhiên là 2.095,239 km2, nằm ở vị trí có tọa độ từ 10°10′ – 10°38′ Bắc và 106°22′ – 106°54′ Đông. 

Thành phố Hồ Chí Minh có mật độ dân số đông đúc
Thành phố Hồ Chí Minh có mật độ dân số đông đúc

Tỉnh này nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bình Dương, phía tây giáp với Tây Ninh và Long An. Phía đông Sài Gòn giáp với Đồng Nai , Bà rịa – Vũng Tàu , còn phía Nam là vùng Biển Đông và Tiền Giang. 

Bản đồ các quận Sài Gòn hay còn gọi là bản đồ hành chính các vùng quận, huyện và thành phố tại Tp.HCM. Bạn có thể tra cứu được tất cả các thông tin về hệ thống giao thông, địa hình cũng như ranh giới.

Bản đồ vị trí các quận, huyện chi tiết thuộc Sài Gòn. 

Trước giờ chúng ta đều biết, trên Bản đồ các quận Sài Gòn có tất cả 24 quận huyện, trong đó có 5 huyện và 19 quận. Tuy nhiên tính từ năm 2021, thành phố được chia thành 22 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 5 huyện ( Bình Chánh , Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè), 1 thành phố Thủ Đức và 16 quận. 

Trước kia Sài Gòn phân chia thành 24 quận huyện và bây giờ còn 22 
Trước kia Sài Gòn phân chia thành 24 quận huyện và bây giờ còn 22

Theo đó, TP.HCM hiện đang được chia ra làm 5 khu đô thị lớn, cụ thể như sau:

  1. Khu trung tâm Sài Gòn bao gồm có Quận 1, Quận 3 , Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 8, Quận 10, Quận 11, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận Và Bình Thạnh
  2. Khu Đông: Trước kia là Quận 2, Quận 9, Quận Thủ Đức và bây giờ chuyển thành thành phố Thủ Đức. 
  3. Khu Nam: Quận 7, huyện Nhà Bè, Bình Chánh và Cần Giờ.
  4. Khu Tây: Quận Bình Tân và 1 phần của huyện Bình Chánh.
  5. Khu Bắc: Hóc Môn, Củ Chi, quận 12. 

Thành phố Thủ Đức (Khu đông)

Thành phố thủ đức hình thành dựa trên sự sáp nhập của ba quận: quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức. Lấy ý tưởng của Phố Đông Thượng Hải, đầu tiên Tp. Thủ Đức đầu tiên có tên gọi là “ Thành phố phía Đông”, vào tháng 12/2020 mới đổi sang cái tên như ngày nay. 

Quận 1

Quận 1 thuộc phía đông là sông Sài Gòn – đối diện bên kia sông chính là Quận 2. Vùng này  tiếp giáp với Quận 3, Quận 5, Bình Thạnh – phân cách bởi rạch Thị Nghè và Quận 4 – phân cách bởi Kinh Bến Nghé. 

Quận 1 gắn liền với sự xa hoa
Quận 1 gắn liền với sự xa hoa

Nơi đây tập trung rất nhiều trung tâm thương mại lớn, các nhà hàng và đặc biệt là những tòa nhà cao ốc, gắn liền với sự xa hoa, thực sự là nơi đáng sống nhất của Sài Gòn.

Quận 3

Nằm giáp ranh với quận 1, nhưng Quận 3 lại không hề náo nhiệt và ồn ào. Đường sá tại đây chủ yếu là đường 1 chiều với thiết kế theo kiểu bàn cờ, dễ gây rối nếu bạn

Quận 3 không náo nhiệt và ồn ào như Quận 1
Bản đồ các quận Sài Gòn – Quận 3

Nhìn vào bản đồ, bạn có thể dễ dàng nhận thấy nhiều đại sứ quán của các nước được đặt ở Quận 3. Cuộc sống dân cư cũng rất hiện đại, khu vực này nổi tiếng với ga Sài Gòn, cư xá Đô Thành, kho đạn Nguyễn Đình Chiểu. 

Quận 4

Quận 4 có diện tích nhỏ nhất Sài Gòn, chỉ vỏn vẹn 4km2 và được bao bọc hoàn toàn bởi kênh rạch sông ngòi, Do đó, quận 4 có rất nhiều cây cầu kết nối giao thông với các khu vực lân cận. Nơi đây có tổng 15 phương từ 1 đến 18 nhưng lại thiếu đi các phường 7, 11, 17. 

Quận 5

Quận 5 nằm ở trung tâm TP, tiếp giáp với các quận 1, quận 6, quận 10 và quận 11, là nơi tập trung sinh sống của người Hoa tại Sài Gòn.

Quận 5 nổi tiếng với các món ăn ngon 
Quận 5 nổi tiếng với các món ăn ngon

Tại đây nổi tiếng với các món đồ ăn ngon với câu nói quen thuộc “ Ăn quận 5, nằm quận 3 và xa hoa quận 1”. Quận 5 cũng phát triển nhiều bệnh viện chuyên khoa lớn nhất khu vực phía Nam như Chấn thương chỉnh hình, Chợ Rẫy, bệnh viện Nhiệt Đới,…

Quận 6 

Quận này giáp ranh với quận 5, 8, 11, quận Tân Phú và Bình Tân. Quận 6 là nơi tập trung người Hoa đông nhất và nổi tiếng với khu Chợ Lớn, công viên Phú Lâm, Chùa Kiển Phước,… Kinh tế nơi đây chủ yếu phát triển theo hướng dịch vụ và thương mại với chợ đầu mới là Bình Tây. 

Quận 6 nơi tập trung nhiều người Hoa
Quận 6 nơi tập trung nhiều người Hoa

Quận 7

Quận 7 nằm ở phía nam của Tp, HCM, được thành lập năm 1997 từ 5 xã phía Bắc và một thị trấn cũ của huyện Nhà Bè.Quận nổi tiếng với khu đô thị Phú Mỹ Hưng là nơi tập trung của những người có thu nhập cao và cả người nước ngoài. 

Quận 8

Quận 8 nằm về phía nam khu vực nội thành của Sài Gòn,  địa bàn quận nằm trải dài theo kênh Đôi và kênh Tàu Hủ và bị chia cắt bởi một hệ thống kênh rạch chằng chịt. 

Quận 10

Quận 10 là một quận trung tâm của Sài Gòn giáp ranh với các quận 3, quận 5 quận 11 và quận Tân Bình.

Quận 10 nổi tiếng với các khu ăn chơi cho giới trẻ
Bản đồ các quận Sài Gòn – Quận 10

Quận 11

Quận 11 thuộc nội thành của TP.HCM, nằm sát bên quận 10 nhưng xa trung tâm (quận 1) hơn một chút. Nơi này nổi tiếng với khu du lịch Đầm Sen,  trường đua Phú Thọ. 

Quận 12

Quận 12 nằm ở  phía Bắc thành phố, khá xa trung tâm với  nhiều đường lớn đi qua như quốc lộ 1, quốc lộ 22 và nhiều tỉnh lộ khác. Tiếng xe ben, xe tải và xe container là âm thanh quen thuộc tại quận 12.

Quận Bình Tân

Quận Bình Tân nằm thuộc phía Tây thành phố, có cơ sở hạ tầng tốt và dân cư khá đông đúc. Quận nổi tiếng với Aeon Mall Bình Tân – trung tâm mua sắm Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam và khu vực  nghĩa trang Bình Hưng Hoà.

Quận Bình Tân nổi tiếng với trung tâm mua sắm Aeon
Quận Bình Tân nổi tiếng với trung tâm mua sắm Aeon

Quận Bình Thạnh

Quận Bình Thạnh giáp với quận 1 và là một quận khá rộng, đồng thời, cũng giáp với sông Sài Gòn. Ở đây nổi bật với bến xe miền đông và khu đô thị Vinhomes Central Park với toà nhà Landmark 81 cao nhất Việt Nam.

Quận Gò Vấp

Quận Gò Vấp nằm ở phía Bắc và Đông  của sân bay Tân Sơn Nhất. Quận không nằm ở gần trung tâm nhưng cũng không phải là quá xa. Do nền đất cao nên quận rất ít ngập khi trời mưa. 

Quận Gò Vấp thường xuyên bị ngập nước
Bản đồ các quận Sài Gòn – Gò Vấp

Quận Phú Nhuận

Quận Phú Nhuận là quận nhỏ nằm ở  gần trung tâm với  cơ sở hạ tầng phát triển,  là một nơi đáng sống bởi từ Phú Nhuận đi đâu cũng gần.

Quận Tân Bình

Quận được thành lập từ những  năm 1976 trên cơ sở sáp nhập hai quận Tân Sơn Hòa và Tân Sơn Nhì.

Quận Tân Phú

Quận Tân Phú thuộc  phía Tây thành phố,  được thành lập năm 2003 – tách từ quận Tân Bình.

Huyện Bình Chánh

Huyện Bình Chánh nằm ở phía Tây, Nam của TP.HCM với diện tích rộng bằng 6 quận trung tâm cộng lại.

Huyện Bình Chánh có diện tích rất rộng
Huyện Bình Chánh có diện tích rất rộng

Xem thêm:

Vị trí địa lý và bản đồ tỉnh Bến Tre

Tham khảo chi tiết bản đồ các quận Sài Gòn

Khám phá chi tiết bản đồ tỉnh Bình Phước

Huyện Cần Giờ

Huyện Cần Giờ nằm ở phía Nam và được sáp nhập về TP.HCM  năm 1978, với hơn 7000 km vuông, Cần Giờ rộng bằng gấp đôi các quận nội thành cộng lại. 

Huyện Củ Chi

Huyện Củ Chi thuộc phía Tây Bắc TP.HCM và có đường Xuyên Á nối với Campuchia qua Cửa khẩu kinh tế Mộc Bài của tỉnh Tây Ninh.

Huyện Hóc Môn

Huyện Hóc Môn nằm ở vùng phía Tây Bắc của Tp.HCM và đi qua đây thì mới tới được Củ Chi, với nhiều đường quốc lộ và vành đai đi qua nhiều kênh rạch. 

Hóc Môn nằm ở vùng phía Tây Bắc của Tp.HCM
Bản đồ các quận Sài Gòn – Hóc Môn

Huyện Nhà Bè

Nhìn trên bản đồ có thể thấy huyện Nhà Bè nằm ở án ngữ trên đoạn đường thủy huyết mạch từ Biển Đông vào trong nội thành của TP.HCM, tiếp giáp với rừng Sác.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bản đồ các quận Sài Gòn mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng qua những chia sẻ trên bạn sẽ hiểu thêm về vùng đất mang tên Bác.