Quy trình trắc địa nhà cao tầng chi tiết nhất

Ngày nay, các ngôi nhà cao tầng mọc lên như nấm kéo theo đó là sự phát triển mạnh mẽ ở trong công tác trắc địa, đặc biệt là trắc địa nhà cao tầng. Đây là một trong những hạng mục rất cần thiết và không thể thiếu nhằm đảm bảo an toàn cho người thi công cũng như độ chính xác của công trình. Cùng Đo Vẽ Nhanh tìm hiểu về quy trình trắc địa nhà cao tầng qua bài viết dưới đây. 

Tiến hành nhận mặt bằng và tiếp nhận bản vẽ của công trình 

Trong quy trình trắc địa nhà cao tầng thì việc đầu tiên cần làm đó chính là nhận mặt bằng và tiếp nhận bản vẽ của công trình mà mình dự định thi công. 

Nhận mặt bằng

 Trong công tác này bạn cần tiến hành như sau: 

  • Nhận và kiểm tra mốc tọa độ cũng như cao độ của công trình theo các tiêu chuẩn như sau: Sai số trung phương vị trí điểm, sai số đo cạnh và cuối cùng là sai số góc, tất cả đều phải nằm ở trong hạn sai. 
  • Ngoài ra, phải thực hiện nhận và kiểm tra tọa độ, cao độ cùng với góc ranh giới nhằm phục vụ cho công tác hoàn công sau này. 
Tiến hành nhận mặt bằng và kiểm tra kỹ các tọa độ, cao độ và góc ranh giới
Tiến hành nhận mặt bằng và kiểm tra kỹ các tọa độ, cao độ và góc ranh giới

Thực hiện tiếp nhận bản vẽ công trình

Thông thường khi tiếp nhận bản vẽ công trình, chúng ta sẽ được nhận 3 loại bản vẽ như sau: 

  • Bản vẽ autocad: Ở bản vẽ này phải thể hiện rõ ràng kích thước thực của công trình sử dụng để vẽ các trục gửi chữ và số. 
  • Bản vẽ giấy: Trong bản vẽ giấy phải có đầy đủ mộc dấu và chữ ký của chủ đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Bản vẽ PDF: Đây chính là sai số của bản vẽ giấy. 

Xử lý bản vẽ

Sau khi tiếp nhận mặt bằng và bản vẽ của công trình thì bước tiếp theo trong quy trình trắc địa nhà cao tầng là tiến hành xử lý bản vẽ. Thực tế, bản vẽ được gắn bởi tọa độ quốc gia chứa rất nhiều con số dẫn tới những bất tiện trong việc nhập các thiết bị đo và dễ gây nhầm lẫn. Hơn nữa, các trục bản vẽ lại nằm tại tâm các cột vách vì vậy cần phải xử lý lại thành bản vẽ trắc địa. 

Sau khi tiếp nhận bản vẽ chúng ta cần xử lý sang bản vẽ trắc địa 
Sau khi tiếp nhận bản vẽ chúng ta cần xử lý sang bản vẽ trắc địa

Theo đó, cần chuyển sang tọa độ công trình – tọa độ giản đơn, không chứa nhiều chữ số. Hoặc gửi các trục số và chữ trong khoảng gửi là 1000mm. Sau đó, in bản vẽ đã qua xử lý trình tư vấn giám sát chủ đầu tư để ký và xác nhận.  

Xem thêm:

Trắc đạc công trình là gì? Đơn vị nào cung cấp dịch vụ uy tín?

Tìm hiểu phương pháp tính chênh cao trong trắc địa

Bố trí nhân lực và thiết bị

Trong quy trình trắc địa nhà cao tầng thì việc bố trí nhân lực và thiết bị vô cùng quan trọng, bởi vì công việc này rất nguy hiểm và phức tạp. Chính vì vậy khi bố trí nguồn nhân lực bạn cần những người thi công đã có chứng chỉ hành nghề, có tính chịu khó, tỉ mỉ trong công việc và đặc biệt là không sợ độ cao. 

Người thi công phải có chứng chỉ hành nghề và có sức khỏe đảm bảo
Người thi công phải có chứng chỉ hành nghề và có sức khỏe đảm bảo

Đối với những người thực hiện đảm nhiệm chức vụ tổ trưởng phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm. Ngoài nguồn nhân lực thì cần trang bị thêm các loại máy móc hiện đại từ máy thủy bình , máy toàn đạc điện tử cho đến thước thép,…  Tất cả các thiết bị phải được kiểm nghiệm trước khi đưa vào dùng nhằm tối ưu độ chính xác. 

Làm việc với người chỉ huy trưởng, giám sát, tư vấn chủ đầu tư

Tùy thuộc từng công trường mà có những nội quy về giờ giấc, về an toàn lao động là khác nhau. Nhưng tất cả đều phải thống nhất và được thông báo từ trước. Theo thông tư số 28/2016/TT-BYT quy định: Người vào công trường phải thực hiện khám sức khỏe và có chứng chỉ an toàn lao đông do sở lao đông và thương binh và xã hội cấp. Ngoài ra, các loại vật dụng như giày, nón, ủng, áo phản quang, dây cứu sinh, dây an toàn phải được thống nhất trước khi thi công. 

Cần chuẩn bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ, nhằm đảm bảo an toàn
Cần chuẩn bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ, nhằm đảm bảo an toàn

Đối với những loại sai số như:  sai số định vị chân cột, sai số gửi trục, sai số đo cạnh, đáy đà, cao độ gửi 1m (hoàn thiện hay thô), hoàn công sau khi đổ bê tông, độ nghiêng của cột. Quy định về bao nhiêu sàn là khóa một lần, sai số khóa sàn, quy định xây tường bao nhiêu đường xây, bao nhiêu đường gạch, bao nhiêu đường tô, bổ trụ, bật cửa sổ,…. Tất cả đều phải được thống nhất trên văn bản trước khi tiến hành thi công. 

Phải thống nhất một số công việc trước khi thi công
Phải thống nhất một số công việc trước khi thi công

Triển khai công việc

Đây là quy trình được thực hiện từ mặt đất trở lên nếu như công trình làm tầng hầm thì nên xem thêm chuyên đề hầm và các bước thực hiện như sau: 

  • Định vị góc ranh của công trình.
  • Dẫn cao độ của quốc gia về chân công trình, quy cốt 0.0m.
  • Kiểm tra phần móng, trường hợp có sai số lớn phải phối hợp với ban chỉ huy công trường, thống nhất phương án xử lý.
  • Định vị đáy đà chân cột vạch cao độ lên thép và  trực đổ bê tông nhằm phục vụ cho công tác đổ sàn tầng trệt.
  • Khi bê tông khô, chúng ta tiến hành gửi trục số và chữ 1m, nghiệm thu trục. Nếu đạt thì thực hiện triển khai bật mực chân cột để ghép cốt pha cột, chỉnh độ nghiêng của cột để không được vượt quá H/1000 nhưng cũng  không vượt quá 35mm trong trường hợp cột quá cao. 
  • Sau khi đổ bê tông cột xong cần bật mực tim cột và cao độ 1m lên cột, phục vụ cho công tác làm đáy đà. Sau khi đội xây dựng đóng cốt pha đà và sàn thì tiến hành vạch mực lên đà và sàn nhằm phục vụ cho công tác rải thép (lưu ý cốt pha sàn trước khi bật mực phải được cố định chắc chắn). Nếu cốt pha nhôm thì bỏ qua công tác bật mực tim cột. Trong quá trình làm cốt pha sàn phải chú ý chừa lỗ thông sàn ít nhất 20x20cm và đảm bảo đủ để định vị cho sàn trên, trực đổ bê tông như sàn trệt.
  • Khi đổ bê tông xong, sàn tầng một dùng thước thép để kiểm tra việc truyền cao độ theo thép cột khi đóng cốt pha sàn 1 nếu sai số dưới 3mm thì không cần phải sửa. 
  • Đặt máy thông sàn tại các vị trí lỗ thông sàn tiến hành thông từ tầng trệt lên tầng một. Thực hiện bật trục gửi công trình lên tầng 1 và các công tác tiếp theo như tầng trệt.
  • Thông thường, sau khi đổ bốn sàn đơn vị thi công hay bịt lỗ thông sàn vì vậy, phải tiến hành khóa sàn. Công tác hoàn thiện gồm có xây, tô, cửa sổ, lát gạch trần thạch cao, M&E, lắp kính.
Tiến hành triển khai các công việc một cách tỉ mỉ và cẩn thận
Tiến hành triển khai các công việc một cách tỉ mỉ và cẩn thận

Có thể bạn cần biết:

Máy trắc địa Leica có tốt không? Cách sử dụng như thế nào?

Bật mực trắc địa loại nào tốt và được ưa chuộng hiện nay?

Hoàn thành đưa vào sử dụng

Bước cuối cùng trong quy trình trắc địa nhà cao tầng là tiến hành vẽ lại toàn bộ căn nhà so với bản vẽ thiết kế thi công. Thực hiện thông báo với tư vấn giám sát và chủ đầu tư về độ sai lệch là bao nhiêu nhằm thuận tiện cho công tác quản lý về sau. 

Trên đây là toàn bộ quy trình trắc địa nhà cao tầng Đo Vẽ Nhanh muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng bài viết đã cung cấp được các thông tin hữu ích và giúp bạn giải đáp các thắc mắc. Nếu bạn có nhu cầu khảo sát và đo đạc thì đừng quên liên hệ với Đo Vẽ Nhanh qua số điện thoại 0963951375 để được tư vấn chi tiết nhé.