Những quy định/tiêu chuẩn về khoan khảo sát địa chất công trình

Hoạt động khoan khảo sát địa chất là một trong những yếu tố quyết định đến sự an toàn cho các công trình xây dựng. Tuy nhiên để tiến hành được hoạt này các đơn vị cần phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản. Trong đó quy định/tiêu chuẩn về khoan khảo sát địa chất công trình phải được ưu tiên hàng đầu. Trong bài viết của dovenhanh .com, bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết về những quy định này.

Xem thêm: công ty dịch vụ khảo sát địa hình – khoan địa chất

Khảo sát địa chất công trình là như thế nào?

Việc khảo sát địa chất cho các công trình là hoạt động nghiên cứu và đánh giá địa hình của dự án trước khi đi vào xây dựng. Mục đích của việc làm này là xác định cấu trúc của đất, nước,… Hạn chế tối đa các thay đổi của địa chất và nhằm đưa ra được những phương án xử lý khi nền móng bị ảnh hưởng.

Hình 1: Khảo sát địa chất công trình đảm bảo được kết cấu đất
Hình 1: Khảo sát địa chất công trình đảm bảo được kết cấu đất

Khảo sát địa chất công trình còn có thể xác định được những biến đổi của môi trường từ hoạt động kinh tế, xã hội, sinh hoạt. Khi tiến hành khảo sát, các kỹ sư sẽ thực hiện công việc như: đào, xuyên tĩnh, nén ngang, nén tĩnh,… Thông thường, các công trình xây dựng có diện tích xây dựng lớn, cao tầng thì việc khảo sát này là cần thiết. Như vậy sẽ đảm bảo được kết cấu đất, phương thức xây thích hợp.

Đọc thêm:  Quy trình trắc địa nhà cao tầng chi tiết nhất

Những quy định/tiêu chuẩn về khoan khảo sát địa chất công trình

Hoạt động khoan khảo sát luôn được tiến hành theo những quy định, tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Các đơn vị muốn thi công khoan cần phải đáp ứng được các quy định cơ bản bao gồm:

Hình 2: Những quy định/tiêu chuẩn về khoan khảo sát địa chất
Hình 2: Những quy định/tiêu chuẩn về khoan khảo sát địa chất

Quy định về hoạt động khoan khảo sát địa chất công trình

  • Công trình xây dựng có diện tích sàn hơn 250m2 và có chiều cao từ 3 tầng trở lên thì cần phải thuê nhà thầu có đủ điều kiện năng lực để khảo sát xây dựng. Đồng thời cần theo dõi tình hình địa chất khi mở móng, hạ cọc
  • Các hoạt động khảo sát cần phải thực hiện theo yêu cầu của chủ đầu tư. Nếu chủ đầu tư có đủ điều kiện năng lực theo quy định về khảo sát xây dựng hoặc về thiết kế xây dựng thì có thể tự lập nhiệm vụ khảo sát.
  • Nội dung nhiệm vụ khảo sát thực hiện theo Điều 6 Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ và quy định tại các Điểm 2.2.1, 2.3.1 Mục 2, Phần II
  • Chủ đầu tư phải tổ chức lựa chọn nhà thầu khảo sát có đủ điều kiện năng lực phù hợp theo quy định
  • Phương án kỹ thuật do nhà thầu khảo sát lập và có trách nhiệm. Phương án kỹ thuật khảo sát phải phù hợp với nhiệm vụ khảo sát. Các tiêu chuẩn cần phải được áp dụng và phải tính đến quy mô, tính chất, mức độ phức tạp của điều kiện tự nhiên tại nơi khảo sát.
  • Nếu phát hiện bất thường khi khảo sát thì nhà thầu được quyền đề xuất điều chỉnh hoặc bổ sung
  • Khi thực hiện nhiệm vụ khảo sát, nhà thầu phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 57 Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ
  • Công tác khảo sát phải được giám sát kỹ càng và phải do người có chuyên môn phù hợp thực hiện.
  • Kết quả khảo sát địa chất phải được lập thành báo cáo chi tiết. Khi tiến hành nghiệm thu cần có biên bản
Đọc thêm:  Khảo sát địa hình Đồng Tháp và khảo sát địa chất
Hình 3: Hoạt động khoan khảo sát địa chất công trình cần phải có phương án
Hình 3: Hoạt động khoan khảo sát địa chất công trình cần phải có phương án

Tiêu chuẩn về khoan khảo sát địa chất công trình

Khi nắm được quy định/tiêu chuẩn về khoan khảo sát địa chất công trình sẽ đảm bảo được tính an toàn khi thi công. Một số tiêu chuẩn quan trọng để các nhà thầu có thể khoan địa chất bao gồm:

Khoan hố khảo sát

  • Khối lượng khoan: tùy thuộc vào điều kiện địa chất, quy mô và mức độ quan trọng của công trình.
  • Phương pháp khoan sẽ phụ thuộc vào chất lượng địa chất công trình để thực hiện: khoan đập, khoan xoay, khoan lòng máng,…
  • Điều kiện dừng khoan: Khi khoan vào đất tốt có khả năng chịu tải cho công trình dự kiến xây dựng thì dừng khoan.

Lấy mẫu đất đá

  • Mẫu đất trong hố khoan: được lấy bằng cách dùng ống mẫu nguyên dạng
  • Mẫu đất xáo động: được lấy trong ống mẫu SPT và cho vào trong túi bóng. Xếp cẩn thận vào hộp, bảo quản và vận chuyển đến phòng thí nghiệm
  • Mẫu đất nguyên dạng: lấy trong hộp tôn hoặc ống nhựa PVC 20cm để giữ nguyên độ ẩm. Xếp vào hộp, bảo quản và chuyển ngay đến phòng thí nghiệm
Hình 4: Lấy mẫu đất đá là hoạt động cơ bản khi khảo địa chất
Hình 4: Lấy mẫu đất đá là hoạt động cơ bản khi khảo địa chất

Thí nghiệm SPT tại hiện trường

Thí nghiệm SPT sẽ được tiến hành ngay trong lỗ khoan. Điều này nhằm xác định trạng thái, kết cấu và tính chất chịu tải của từng tầng đất đá. Từ đó có thể kết luận được khả năng chịu tác động của địa chất khu vực thi công.

Đọc thêm:  Quy định pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột

Có thể thấy quy định/tiêu chuẩn về khoan khảo sát địa chất công trình gồm rất nhiều điều khoản khác nhau. Do đó, các chủ đầu tư cần tìm kiếm các đơn vị thực hiện uy tín. Và Công ty TNHH Hợp Nhất Bách Việt  là đơn vị có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực đo đạc địa chính – khảo sát địa hình , địa chất – mobile mapping & GIS . Đội ngũ nhân viên kỹ thuật trình độ cao, tư vấn kỹ lưỡng…. Khách hàng có thể truy cập https://dovenhanh.com/ để có thêm hỗ trợ chi tiết nhé.