Một số biện pháp gia cố nền đất nền nhanh chóng và hiệu quả

Nền móng là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với một công trình hay dự án xây dựng. Tuy nhiên, nền đất yếu đang là vấn đề tồn tại là một bài toán khó đối với người xây dựng. Hãy cùng tìm hiểu về những biện pháp gia cố nền đất yếu để đảm bảo sự ổn định và độ lún cho phép của công trình.

Những đặc điểm của đất nền yếu

Nền đất yếu là loại nền đất không đủ sức để chịu tải trọng và độ bền của công trình. Nền đất yếu có thể biến dạng nhiều, không có khả năng chống đỡ kết cấu bên trên nên không thể chịu tải trọng của công trình xây dựng.  Đất nền yếu là thường là đất sét có lẫn rất nhiều hữu cơ và có những đặc điểm như sau:

  • Hệ số rỗng e lớn: e > 1,0.
  • Độ sệt lớn: B>1.
  • Mô đun biến dạng bé: E<50kg/cm2.
  • Khả năng chống cắt rất bé.
  • Khả năng thấm nư­ớc rất bé.
  • Hàm l­ượng n­ước trong đất nền cao.
  • Độ bão hòa nước G>0,8 và dung trọng bé.

Trong thực tế khi xây dựng có rất nhiều công trình bị lún và sập phải xây dựng đất nền yếu tuy nhiên không có biện pháp gia cố nền đất yếu hiệu quả. Đây được xem là vấn đề rất khó khăn đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa kiến thức khoa học xây dựng và những kinh nghiệm thực tế để có thể giải quyết được vấn đề nền đất yếu.

Đất nền yếu là vấn đề khó khăn cho công trình xây dựng
Đất nền yếu là vấn đề khó khăn cho công trình xây dựng

Một số nền đất yếu chủ yếu trong công trình

Dưới đây là một số loại đất nền yếu thường gặp ở các công trình xây dựng:

  • Đất sét mềm: Bao gồm các loại đất sét ở trạng thái bão hoà nước tương đối chặt và có cường độ thấp.
  • Đất bùn: Là các loại đất được tạo thành từ môi trường nước với thành phần hạt rất mịn, luôn ở trạng thái no nước cùng với hệ số rỗng rất lớn, rất yếu về khả năng chịu lực.
  • Đất than bùn: Là các loại đất yếu có nguồn gốc từ hữu cơ, đ­ược tạo thành do kết quả phân hủy các chất hữu cơ thường có ở các đầm lầy với hàm lượng hữu cơ từ 20 -80%.
  • Cát chảy: Bao gồm các loại cát mịn, kết cấu hạt cát rời rạc, có thể bị nén chặt hoặc pha loãng. Loại đất này khi chịu tải trọng động khi chuyển sang trạng thái chảy nên gọi là cát chảy.
  • Đất bazan: Đây là loại đất yếu có độ rỗng rất lớn, dung trọng khô bé cùng khả năng thấm nước cao, dễ bị lún sụt.

Một số biện pháp gia cố nền đất nền nhanh chóng và hiệu quả 1

Một số biện pháp gia cố nền đất yếu hiệu quả cao

Tuỳ thuộc vào mỗi loại đất, tính chất, những đặc điểm cũng như tình hình khảo sát thực tế của công trình sẽ có những biện pháp gia cố đất nền yếu khác nhau. Khi đã xác định được các yếu tố ở trên chủ thầu sẽ lựa chọn phương pháp gia cố phù hợp nhất. Thông thường sẽ có 3 biện pháp phổ biến như sau:

Biện pháp xử lý nền đất yếu

Trước tiên ta cần cải tạo sự phân bố ứng suất cùng với điều kiện biến dạng của nền đất yếu. Việc làm nào áp dụng cho trường hợp đất yếu có độ dày không quá cao và nằm trực tiếp dưới lớp móng của công trình. Khi đó, có thể gia cố đất nền bằng đệm cát, đệm phản áp, đệm đất, đệm sỏi,…Những lớp đệm này có thể thể gia cố đất nền yếu với chiều dày không quá 3m ở dưới móng tường và móng cột khi xây dựng.

Để có thể tăng độ chặt của đất nền có thể sử dụng các cọc cát, cọc đất và cọc tre, cọc cừ tràm,…để gia tải trước bằng tải và trọng tĩnh. Trong khi đó, cọc cát thường áp dụng cho các trường hợp đất yếu có chiều dày lớn hơn 2m. Cọc đất dùng cho nền đất có độ rỗng rất lớn và có tính lún sập rất cao. Còn những cọc vôi dùng để nền đất yếu là lớp đất sét bão hoà nước đất than bùn.

Xử lý nền đất là biện pháp gia cố nền đất yếu
Xử lý nền đất là biện pháp gia cố nền đất yếu

Biện pháp xử lý móng

Xử lý móng là một biện pháp gia cố nền đất yếu. Chi phí xử lý đất nền móng yếu trước khi xây công trình, dự án công cộng có thể chiếm từ 15 đến 30% phần mềm thậm chí lên đến 40 đến 50%. Bên thi công chọn độ sâu nền móng thích hợp. Khi móng càng nông thì càng tiết kiệm chi chí xây dựng.

Tuy nhiên, lớp đất mặt thường sẽ không ổn đụng dễ sụt lún và có độ chịu tải thấp. Vì vậy, khi thi công móng cho công trình chủ đầu tư cần tính toán độ sâu móng rất thích hợp. Đảm bảo móng nằm trên các lớp đất rất ổn định và tăng trị số chịu tải của đất nền. Thông thường sẽ có 3 yếu tố quyết định độ sâu của móng là điều kiện địa chất, các động của khí tượng tới đất trên cùng và đặc trưng của công trình và dự án lân cận.

Nếu trên các khu vực và những chiều dày nên dày nền đất yếu quá chênh lệch quá nhiều và  độ sâu của móng ở các khu vực cũng phải thay đổi linh hoạt. Nhà thi công có thể thay đổi kích thước và hình dáng móng. Biện pháp này có tác dụng thay đổi các áp lực tác động lên đến mặt đất yếu. Từ đó, có thể cải thiện được điều kiện biến dạng và điện kiện chịu tải.

Biện pháp xử lý kết cấu của công trình

Xử lý kết cấu của công trình là biện pháp gia cố nền đất yếu. Các giải pháp kết cấu phù hợp để giúp giảm tải trọng, qua đó có thể giảm được tác động của lớp đất nền yếu với một số biện pháp như sau:

  • Dùng vật liệu xây dựng có kết cấu nhẹ để có thể giảm tổng trọng lượng của công trình.
  • Dùng kết cấu tĩnh và phân cắt các bộ phận của dự án xây dựng bằng khe lún.
  • Dùng đai bê tông cốt thép để gia cố tại các vị trí dự đoán sẽ xuất hiện lún cục bộ.
Có nhiều biện pháp gia cố để xử lý kết cấu công trình
Có nhiều biện pháp gia cố để xử lý kết cấu công trình

Trên đây là những biện pháp gia cố nền đất yếu được sử dụng phổ biến hiện nay. Nếu muốn đảm bảo an toàn và chất lượng công trình của bạn hãy liên hệ đến công ty Đo Vẽ Nhanh để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả.