Hướng Dẫn Viết Mẫu Đơn Khiếu Nại Lấn Chiếm Lối Đi Chung

Lối đi chung giữa các nhà liền kề cùng nhau sử dụng hay gặp tình trạng bị lấn chiếm, sử dụng. Điều này gây ra khó chịu và bất tiện đến nhà còn lại. Nếu gặp tình huống này thì giải quyết thế nào? Nên báo công an? Hay nên viết mẫu đơn khiếu nại lấn chiếm lối đi chung gửi lên UBND? Hãy để Đo Vẽ Nhanh  giúp bạn giải đáp vấn đề này một cách rõ ràng.

HOTLINE: KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH BẰNG FLYCAM    0903692185

Lấn chiếm lối đi chung có phải là vi phạm pháp luật?

Bạn vẫn chần chừ chưa sử dụng mẫu đơn khiếu nại lấn chiếm lối đi chung? Bạn phân vân không biết liệu đây có phải hành vi vi phạm pháp luật hay không? Hãy để đội ngũ tư vấn pháp lý đất đai của Đo Vẽ Nhanh giải thích cho bạn.

Lấn chiếm lối đi chung là hành vi vi phạm pháp luật
Lấn chiếm lối đi chung là hành vi vi phạm pháp luật

Ví dụ tình huống xảy ra là trong ngõ nhà bạn có tổng cộng 20 nhà. Bạn là nhà số 7 và đối diện là nhà số 8. Đang chung sống yên bình thì nhà số 8 quyết định xây sửa mở rộng sân. Do vậy phần cổng nhà số 8 đã được đẩy lùi ra ngoài khiến ngõ chung càng bị thu hẹp. Tình huống này được gọi là lấn chiếm lối đi chung.

Theo điều 211 Bộ Dân Sự 2015, ngõ xóm thuộc sở hữu chung của cộng đồng. Do vậy, bất kỳ gia đình nào lấn chiếm lối chung trong ngõ đều là vi phạm pháp luật. Bất kỳ người nào cũng có quyền tố cáo hành vi lấn chiếm đất này. Việc đầu tiên cần làm là báo cáo với UBND xã, phường, thị trấn để được xem xét. Sự việc sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.

Hướng dẫn làm mẫu đơn khiếu nại lấn chiếm lối đi chung

>>> Nên đọc thêm: Tư Vấn Pháp Lý: “Đất Có Sổ Đỏ Bị Lấn Chiếm Phải Làm Sao?”

Như trong tình huống trên, bạn cần viết đơn khiếu nại để nộp lên cấp UBND để được giải quyết. Đơn khiếu nại lấn chiếm lối đi chung được người khiếu nại dùng để khiếu nại về việc lấn chiếm lối đi chung. Văn bản này cần nêu rõ nội dung khiếu nại và thông tin của người làm đơn.

Cơ quan giải quyết đơn khiếu nại chiếm lối đi chung

Đơn khiếu nại lấn chiếm lối đi chung lần đầu được gửi tới UBND cấp xã, phường xảy ra vụ việc. Mẫu đơn có thể được soạn và ký bởi bất kỳ cá nhân hay cá nhân đại diện cho nhóm người. Phía cơ quan chức năng có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm phải giải quyết trả lời theo quy định pháp luật.

Những điều cần biết khi lập mẫu đơn khiếu nại lấn chiếm lối đi chung
Những điều cần biết khi lập mẫu đơn khiếu nại lấn chiếm lối đi chung

Tổng thể cần có trong mẫu đơn khiếu nại lấn chiếm lối đi chung

Khi viết đơn, cần lưu ý trình bày ngắn gọn về quá trình hình thành khu đất, thửa đất đã bị lấn chiếm. Nếu được nên có thông tin đo đạc hiện trạng đất cụ thể trước và sau sự việc. Đồng thời nêu được thời gian, khả năng và hậu quả của hành vi lấn chiếm. Hình ảnh minh họa hoặc video thực tế cũng giúp cơ quan chức năng tìm hiểu và giải quyết nhanh chóng hơn.

Cuối đơn cần có chữ ký của người người lập đại diện hoặc để tất cả người có cùng ý kiến ký. Cơ quan chức năng sẽ giải quyết và đưa ra câu trả lời trong vòng từ 10 đến 15 ngày. Khi cần xác minh, hòa giải, đối thoại sẽ được tổ chức bởi bộ phận Tư pháp của UBND.

Chi tiết nội dung trong mẫu đơn khiếu nại lấn chiếm lối đi chung

Nội dung trong mẫu đơn bao gồm các mục được sắp xếp theo thứ tự sau:

  • Ngày tháng lập, tiêu ngữ và tên mẫu đơn;
  • Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, hộ khẩu, CMND… các thông tin liên lạc cá nhân của các bên liên quan;
  • Lý do viết đơn: Đề nghị lên dơn vị quý cơ quan giải quyết vấn đề tranh chấp lối đi chung giữa hai gia đình. Viết y theo lý do trên không nên chỉnh sửa quá dài dòng;
  • Tiến hành trình bày nội dung vụ việc tranh chấp về lối đi chung giữa bên lấn chiếm và bên bị chiếm;
  • Giải trình cụ thể về tình trạng thửa đất đang được tranh chấp làm lối đi chung. Bao gồm đo đạc thửa đất số, loại đất, hạng đất,  vị trí, địa chỉ…
  • Trình bày yêu cầu cụ thể để bên cơ quan chức năng giải quyết. Thông thường sẽ là yêu cầu cơ quan thẩm quyền tiến hành đo đạc diện tích và ranh giới thửa đất có tranh chấp. Đồng thời lập biên bản hòa giải tranh chấp lối đi chung giữa hai bên gia đình. Bồi thường các khoản liên quan nếu có.
  • Cần phải có mục liệt kê các tài liệu đính kèm theo. Cơ bảo bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, biên bản hòa giải, xác nhận của UBND, xác nhận của hàng xóm…
  • Chữ ký xác thực của người làm đơn là yếu tố không thể thiếu.
Xử lý vấn đề tranh chấp lối đi chung
Xử lý vấn đề tranh chấp lối đi chung

Ngoài mẫu đơn ra, còn cần rất nhiều tài liệu đính kèm để giải trình cho cơ quan chức năng. Lưu ý về các hồ sơ kèm theo gồm có:

  • Bản sao y sổ hộ khẩu người khởi kiện, viết đơn;
  • Bản sao y CMND của người khởi kiện, viết đơn;
  • Bản sao y giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người khởi kiện, viết đơn;
  • Sơ đồ minh họa thể hiện vị trí, kích thước, diện tích các thửa đất liên quan.
  • Hợp đồng/ văn bản thỏa thuận về việc sử dụng và mở lối đi chung; ….

Thủ tục và quy trình tiếp nhận xử lý đơn tranh chấp lối đi chung

Tranh chấp lối đi chung thường có 2 cách để giải quyết. Một là tự thương lượng hòa giải giữa hàng xóm với nhau. Hai là đâm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp. Và theo điều 203 Luật Đất Đai 2013, quy trình tiến hành được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự theo các bước:

  • Hòa giải cơ sở trong giải quyết tranh chấp lối đi chung hoặc khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Trong trường hợp hòa giải không thành, đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp được nộp cho Tòa án.
  • Cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét hồ sơ giấy tờ, yêu cầu của các bên.
  • Tòa án quyết định giải quyết tranh chấp, quyết định mức đền bù hợp lý.
  • Chấp thuận quyết định của tòa án đưa ra. 
  • Nộp án phí, lệ phí giải quyết tranh chấp theo đúng quy định của Pháp luật.

Kết luận

Mong rằng, nội dung sơ bộ liên quan đến mẫu đơn khiếu nại lấn chiếm lối đi chung trên sẽ giúp ích cho bạn. Nếu còn bất kỳ vấn đề nào liên quan đến đo đạc và khảo sát hiện trạng đất cũng như cần tư vấn pháp lý, hãy liên hệ với chúng tôi. Công ty TNHH hợp nhất Bách Việt sẽ giúp bạn giải quyết nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.