Khảo sát địa hình chuyên nghiệp
Khảo sát địa hình thành lập bản đồ tỷ lệ 1/200, 1/500, 1/1000, 1/2000 phục vụ công tác thiết kế, san lấp và duyệt quy hoạch 1/500.
HOTLINE: 0903692185Khảo sát địa hình thành lập bản đồ tỷ lệ 1/200, 1/500, 1/1000, 1/2000 phục vụ công tác thiết kế, san lấp và duyệt quy hoạch 1/500.
HOTLINE: 0903692185Khảo sát địa hình phục vụ cung cấp dữ liệu phục vụ phê duyệt dự án đầu tư và phê duyệt quy hoạch tổng thể 1/500. Lập quy hoạch 1/2000 và quy hoạch chung 1/5000 .
Bản đồ dịa hình là dự liệu đầu vào cực kỳ quan trọng trong công tác tính toán khối lượng đào đắp (san lấp). Số liệu khảo sát địa hình phải khách quan, trung thực và chính xác để khối lượng san lấp được tính toán phù hợp cho cả chủ đầu tư dự án và nhà thầu san lấp.
Cùng với dữ liệu địa chất, thủy văn, kết quả khảo sát địa hình là bản đồ thể hiện địa vật, độ cao. Qua đó, đơn vị tư vấn thiết kế sẽ dựa vào dáng đất để bố trí công trình phù hợp. Bên cạnh đó, các thông tin về hệ thống cống ngầm, điện…giúp cho việc thiết kế kết nối hạ tầng thuận lợi.
Khảo sát địa hình cung cấp dữ liệu cơ bản trong công tác thiết kế, nghiên cứu quy hoạch và nghiên cứu tiền khả thi trong các dự án đầu tư.
Khảo sát địa hình công trình còn được gọi là khảo sát địa hình là hoạt động nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên trên mặt đất tại địa điểm dự kiến xây dựng công trình phục vụ cho các công tác quy hoạch, thiết kế, tính khối lượng đào, đắp công trình.
Ngoài ra đối với các công trình quan trọng, trong quá trình thi công và khai thác công trình cũng cần phải quan trắc chuyển dịch, biến dạng công trình (lún, nghiêng, ngang). Qua đó để đánh giá mức độ ổn định của công trình và có biện pháp khắc phục kịp thời nếu vượt quá giới hạn cho phép.
(1) TCVN 4419:1987: Khảo sát cho xây dựng – Nguyên tắc cơ bản;
(2) 22TCN263 – 2000: Quy trình khảo sát đường ô tô;
(3) TCVN 9398:2012: Công tác trắc địa trong xây dựng – Yêu cầu chung;
(4) TCVN 10336:2015: Khảo sát độ sâu trong lĩnh vực hàng hải;
(5) TCVN 9437: 2012 – Khoan thăm dò địa chất công trình;
(6) TCVN 9351: 2012: Đất xây dựng – Phương pháp thí nghiệm hiện trường – Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT).
Về cơ bản, quy trình khảo sát địa hình liên quan đến quá trình quản lý chất lượng trong khảo sát địa hình. Quy trình cơ bản gồm:
Như chúng tôi đã nói ở trên, khảo sát địa hình sẽ cho chúng ta biết được tình trạng cụ thể về mặt bằng, nơi chuẩn bị tiến hành xây dựng các công trình mới. Vậy quy trình khảo sát địa hình diễn ra thế nào?
Xét từ những điểm cao độ quốc gia từ hệ Hòn Dấu tiến hành đo truyền cao độ công trình bằng phương pháp thủy chuẩn hạng 3. Tiếp tục đo di và khép về trong phạm vi 5km.
Từng vị trí cao độ quốc gia sẽ được đo truyền lên từng điểm khống chế tọa độ nằm trong khu vực. Thiết bị dùng để đo là máy thủy chuẩn điện tử Leica DNA03 với độ chính xác 0,9mm/km hoặc máy thủy chuẩn quang học Leica NA2 với độ chính xác 0/7mm/km.
Tuyến thủy chuẩn hạng 3 này sẽ được đo đi và đo về với sai số khép vòng cho phép ≤ 10√L (mm), trong đó L là chiều dài tuyến được tính bằng km.
Phương pháp tính toán bình sai chặt chẽ là PVV = min.
Tùy vào diện tích của từng khu vực khảo sát để đưa ra phương án đạt, đủ mốc cơ sở cấp 1 hoặc cấp 2 theo quy phạm đã đề ra. Tới gần khu vực tối thiểu, cần phải trích lực tối thiểu 02 điểm ở móc tọa độ của nhà nước để thực hiện đo nối tọa đồ về các mốc cơ sở mỗi cấp nằm trong vị trí khảo sát.
Thiết bị sử dụng trong quy trình khảo sát địa hình là GPS 2 tần số, độ chính xác khoảng 5 – 10mm và thời gian đo trong 1 ca xấp xỉ khoảng 1 giờ.
Chú ý trong suốt quá trình đo cần bố trí chính xác các điểm mốc cơ sở như: khoảng cách tối đa, thời gian đo, bố trí ca đo từ mốc nhà nước phải tuân thủ theo quy định cũng như tiêu chuẩn xây dựng tại Việt Nam.
Các thiết bị đo gồm: Máy Toàn đạc điện tử Leica TC1800 với độ chính xác đo cạnh là 2mm + 2ppm và độ chính xác đo góc là 1”.
Phương pháp đo: Đo cạnh 2 lần, đo góc 2 vòng thuận và đảo kính, cần đo đi và đo về. Sai số cho phép ≤ 12”, sai số khép cạnh tương đối phải đạt 1/10.000.
Cấu tạp mốc khống chế: Sử dụng cây sắt ф10 dài 1.2m và đóng sau xuống mặt đất. Trên bề mặt đổ 1 khối bê tông dày 20cm, kích thước 30x30cm và mốc cao bằng mặt đất.
Phương pháp tính bình sai chặt chẽ: PVV = min.
Thiết bị sử dụng là máy Toàn đạc điện tử Leica TC307 và Leica TC405. Các vị trí cần đo gồm: cột điện, hàng rào, cống, nhà, đường, cao độ hố ga, đáy cống nằm trước mặt công trình hay các điểm địa vật địa hình đã được vẽ theo ký hiệu trong bản đồ địa hình.
Mỗi điểm đo chi tiết trong quy trình khảo sát địa hình đều thể hiện được sự thay đổi của địa vật, địa hình của công trình. Các khoảng cách từng điểm đo buộc phải tuân thủ theo quy phạm, quy chuẩn nhất định. Trường hợp là địa hình đặc biệt hay có sự thay đổi không lường trước thì sẽ đo theo địa hình đó và cần thể hiện được khoảng cách, chiều dài công trình và các đặc điểm chính của công trình…
Khoảng cách giữa các điểm đo không vượt quá 2.3m. Nếu đo các địa hình đặc biệt thì khoảng cách này có thể ngắn hơn. Trường hợp địa hình đo bị thay đổi thì nên đo theo địa hình và phải thể hiện chính xác những điểm thay đổi của địa vật, địa hình công trình.
Số liệu đo được sẽ lấy từ máy Toàn đạc điện tử, số liệu đo GPS, số liệu đo sâu sang máy tính nhằm tính toán và lập bình đồ. Từ những số liệu đó chúng ta có thể đánh giá, phân tích, kiểm tra và xử lý số liệu nội nghiệp.
Một số phần mềm có thể sử dụng như:
Trên đây là những thông tin về quy trình khảo sát địa hình mà chúng tôi đã chia sẻ.
Ngoài khảo sát địa hình, tư vấn cũng cần lập hồ sơ khảo sát địa chất để tư vấn tham khảo, xem xét và quyết định dự án đầu tư có hiệu quả không, công tác quy hoạch thiết kế có khả thi không…
Kết quả của khảo sát địa hình cơ bản gồm những hồ sơ liên quan sau đây.
Nhiệm vụ khảo sát địa hình thường được tư vấn thiết kế, hoặc chủ đầu tư ban hành.
Nó đưa ra các đề bài cần phải giải để phục vụ công tác thiết kế của dự án. Nhiệm vụ đưa ra các mục tiêu cần đạt được của quá trình khảo sát địa hình.
Hướng dẫn lập nhiệm vụ khảo sát địa hình chuẩn xác cho những ai chưa có kinh nghiệm. Thực hiện khảo sát địa hình để nắm rõ điều kiện tự nhiên của mặt đất nơi cần xây dựng công trình. Qua đó mọi người có thể lên kế hoạch quy hoạch, thiết kế, tín toán khối lượng đào đắp công trình phù hợp. Đo Vẽ Nhanh sẽ giới thiệu kỹ hơn về vấn đề này.
Để thực hiện khảo sát địa hình mang lại hiệu quả, mọi người cần lập bản nhiệm vụ rõ ràng. Vậy bản nhiệm vụ cần có những gì?
Nội dung của nhiệm vụ khảo sát địa hình bao gồm
Trong phần nội dung cần nêu rõ mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ khảo sát là gì. Thông thường mục đích của việc khảo sát địa hình là để miêu tả đầy đủ hiện trạng của địa hình cùng vật kiến trúc tại khu vực đó.
Nhờ vậy có thể cung cấp bản đồ địa hình với tỷ lệ thích hợp để phục vụ cho công tác thiết kế và thi công về sau.
Công tác khống chế tọa độ, độ cao phục vụ bố trí công trình cũng như phục vụ điểm đo chi tiết như thế nào là hợp lý.
Nhiều trường hợp kết quả khảo sát địa hình có thể củng cố và quyết định phương án khảo sát địa chất hơn nữa. Vì theo địa hình, dáng đất có thể bố trí khảo sát địa chất thêm những vị trí có tính thay đổi địa hình nhiều.
Ở phần này cần nêu rõ đặc điểm, quy mô và tính chất của công trình là gì. Thực hiện khảo sát đầy đủ các hiện trạng đất đai trong khu vực cần xây dựng để phục vụ cho mục đích xây dựng sau này
Phần này cần nêu rõ các mục như: phạm vi ranh giới khảo sát thường là diện tích của khu vực dự định xây dựng công trình, điều kiện tự nhiên tại khu vực đó (điều kiện giao thông đi lại, mật độ dân cư xung quanh…), một số tài liệu trắc địa sử dụng để khảo sát địa hình.
Đơn vị khảo sát đã tiến hành khảo sát được bao nhiêu mục, khối lượng như nào, cấp độ địa hình ra sao cần ghi rõ vào bản nhiệm vụ.
Quy trình khảo sát thông thường mọi người có thể tham khảo để áp dụng:
Đối với phương pháp khảo sát thì tùy vào loại hình công trình, địa hình cụ thể để áp dụng phương án thích hợp. Bên cạnh đó mọi người cần liệt kê ra những máy móc, thiết bị được sử dụng cho cuộc khảo sát địa hình.
Dựa vào số liệu, kết quả đo được sau khi thực hiện khảo sát để tiến hành phân tích và đánh giá. Qua đó có thể đưa ra biện pháp khắc phục nếu địa hình chưa đạt đủ điều kiện xây dựng công trình.
Sau khi khảo sát địa hình cụ thể, lập bản đồ với tỷ lệ thích hợp thì đưa ra giải pháp phục vụ nhu cầu thiết kế và quy hoạch về sau. Ví dụ như cần nghiên cứu kỹ địa hình, địa vật, hệ thống cơ sở hạ tầng đã có, đặc điểm khí hậu, điều kiện tự nhiên – xã hội, hệ thống giao thông đường bộ, mối liên hệ với các vùng khác trước khi thi công xây dựng.
Công tác khảo sát địa hình đã được diễn ra theo đúng nhiệm vụ được giao. Sau khi hoàn thành công cuộc khảo sát đơn vị khảo sát sẽ cung cấp đầy đủ tài liệu, số liệu, bản đồ liên quan đến khu vực khảo sát. Chủ đầu tư sẽ dựa vào đó để quy hoạch chính xác và phục vụ cho nhiều công tác về sau.
Như vậy một bản nhiệm vụ khảo sát địa hình sẽ gồm những phần cơ bản như trên. Tùy vào loại hình công trình cần xây dựng, tùy vào địa hình khu vực sẽ có những thay đổi khác nhau.
Phần trả lời các câu hỏi của nhiệm vụ khảo sát thường gọi là đề cương khảo sát địa hình. Hoặc cũng có khi nó được gọi tên phương án khảo sát địa hình.
Dựa trên nhiệm vụ khảo sát địa hình, nhà thầu lập phương án thi công hoặc đề cương khảo sát địa hình. Phương án thi công trình bày các bước, các thiết bị sử dụng và thời gian, kế hoạch hoàn thành công việc theo yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát địa hình.
Phương án thi công chính là cơ sở để tư vấn giám sát kiểm tra, chủ đầu tư nghiệm thu kết quả khảo sát địa hình sau này.
Báo cáo khảo sát địa hình là phần trình bày những kết quả đạt được tuân theo phương án thi công. Đánh giá kết quả khảo sát địa hình có đạt yêu cầu theo nhiệm vụ khảo sát địa hình đã được duyệt hay chưa.
Trong báo cáo khảo sát địa hình thể hiện chi tiết cách thức đã làm, kết quả đạt được, so sánh với tiêu chuẩn quy định đúng chưa.
Bên cạnh đó, báo cáo khảo sát địa hình cần đi cùng với bộ hồ sơ pháp lý:
Trong công tác khảo sát địa hình, khảo sát địa chất thì việc viết báo cáo là một công tác bắt buộc. Nó đi đôi với việc xây dựng đề cương khảo sát địa hình hoặc phương án khảo sát địa hình. Nhiều dự án có quy mô khác nhau, và tùy thuộc vào nhiệm vụ khảo sát do chủ đầu tư yêu cầu hoặc đơn vị tư vấn thiết kế yêu cầu mà nhiệm vụ và báo cáo ksdh có những nội dung khác nhau.
Tuy nhiên, về cơ bản một bài báo cáo khảo sát địa hình phải có những nội dung như sau.
Cùng chúng tôi tìm hiểu một số nội dung phải có trong báo cáo khảo sát cũng như: các yêu cầu pháp lý liên quan đến báo cáo. Qua đó để cung cấp thông tin đầu tư xây dựng công trình cũng như thông tin thiết kế quy hoạch, quyết định bố trí công trình, thiết kế cơ sở cũng như quy hoạch hạ tầng cơ sở, giao thông…
Có rất nhiều căn cứ để lập hồ sơ báo cáo đo đạc, tuy nhiên 4 căn cứ sau đây phải có:
Phải kiểm tra rõ các tiêu chuẩn khảo sát địa hình áp dụng trong quá trình thực hiện cũng như trong nhiệm vụ khảo sát địa hình.
Một hồ sơ khảo sát địa hình hoàn chỉnh thông thường có 8 tài liệu đính kèm theo sau:
Nội dung báo cáo là phần cốt lõi. Nội dung báo cáo khảo sát chia thành 3 phần chính như sau
Báo cáo thể hiện rõ công tác khống chế tọa độ, độ cao, điểm đo chi tiết được đo bằng phương pháp nào.
Bên cạnh đó, cần làm rõ hệ tọa độ sử dụng, kinh tuyến trung ương bao nhiêu.
Một số trường hợp khảo sát địa hình giao thông, thủy lợi còn thể hiện khối lượng đào đắp thông qua đo mặt cắt dọc, cắt ngang của tuyến.
Khi triển khai đo đạc khảo sát xây dựng hoặc khảo sát địa hình nhiều dự án lớn. Theo quy định, nhà thầu khảo sát địa hình phải thực hiện tự giám sát nội bộ thông qua nhật ký công trình khảo sát địa hình. Cùng tìm hiểu các quy định liên quan về ghi nhật ký công trình và cách ghi nhật ký công trình nhé.
Có rất nhiều văn bản quy định trong công tác quản lý chất lượng xây dựng đề cập về vấn đề ghi chép nhật ký thi công khảo sát địa hình trong xây dựng. Tuy nhiên, Đo Vẽ Nhanh sẽ giới thiệu một văn bản năm 2004 (tức việc ghi nhật ký công trình đã có từ lâu. Đó là Nghị định 209/2004/NĐ-CP của chính Phủ về việc quản lý chất lượng công trình xây dựng. Cụ thể:
Hướng dẫn ghi nhật ký khảo sát địa hình đúng cách mới nhất. Tại khoản 2, Điều 11 Giám sát công tác khảo sát xây dựng có nếu rõ: Nội dung tự giám sát công tác khảo sát xây dựng của nhà thầu khảo sát xây dựng:
Tại khoản 3, Điều 11 của nghị định 209/2004/NĐ-CP: Nội dung giám sát công tác khảo sát xây dựng của chủ đầu tư:
Sổ nhật ký thi công phải được đóng thành tập có đánh số trang và đóng dấu giáp lai trước khi đưa vào ghi chép hàng ngày. Cán bộ Giám sát và cán bộ kỹ thuật thi công của nhà thầu phải ký tên sau khi ghi chép hàng ngày.
Sau đây là một số mẫu nhật ký khảo sát địa hình bạn nên tham khảo. Các bản word bạn có thể liên hệ contact@dovenhanh.com để được gửi về. Website dovenhanh không hỗ trợ upload file word. Bạn có thể tải file mẫu PDF để tham khảo cách làm nhật ký công trình khảo sát địa hình.
Các mẫu nhật ký khảo sát địa hình trên, tùy tình hình thực tế và thống nhất với chủ đầu tư mà bạn sẽ sử dụng mẫu nào. Các mẫu có thể khác nhau, tuy nhiên nội dung bên trong phải đầy đủ như đã nói ở phần trên.
Sau đây là các file PDF mẫu có thể tải về tham khảo:
1. Mẫu nhật ký khảo sát địa hình 1.
2. Mẫu nhật ký khảo sát xây dựng 2
Vì Dovenhanh thực hiện rất nhiều dự án liên quan từ quy mô nhỏ đến lớn khác nhau. Các yêu cầu của chủ đầu tư khác nhau. Do đó, không tiện upload các báo liên quan để public.
Bên cạnh đó, những cam kết bảo mật nên dovenhanh cũng không chia sẻ mẫu báo cáo khảo sát địa hình được. Do đó, sẽ không có mục download báo cáo khảo sát địa hình mà bạn mong đợi.
Tuy nhiên, bạn có thể email về contact@dovenhanh.com để nhận được mẫu báo cáo đặc thù gần với dự án bạn thực hiện nhất một cách miễn phí. Dĩ nhiên, tên dự án, quy mô, chủ đầu tư, địa điểm đã được dovenhanh xóa trước khi cung cấp.
MẪU BỐ CỤC BÁO CÁO KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH THEO THÔNG TƯ 46 MỚI NHẤT HIỆN NAY
1. CÁC CĂN CỨ THỰC HIỆN
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.2. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
2. QUY TRÌNH, TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ KHẢO SÁT
2.1. QUY TRÌNH, TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG
2.2. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
2.3. THIẾT BỊ KHẢO SÁT
2.3.1. Danh sách thiết bị phục vụ khảo sát
2.3.2. Các thông số kỹ thuật thiết bị đo đạc
3. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA KHU VỰC KHẢO SÁT, QUY MÔ TÍNH CHẤT DỰ ÁN
3.1. ĐẶC ĐIỂM DỰ ÁN
3.2. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN
3.3. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA KHU VỰC KHẢO SÁT
3.3.1. Đặc điểm địa hình, dân cư
3.3.2. Khí hậu, thủy văn
3.4. TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG SỐ LIỆU GỐC
3.4.1. Tài liệu tham khảo
3.4.2. Hệ thống tọa độ và cao độ gốc
3.4.3. Tọa độ gốc
3.4.4. Cao độ gốc
4. NỘI DUNG VÀ KHỐI LƯỢNG KHẢO SÁT ĐÃ THỰC HIỆN
4.1. NỘI DUNG CÔNG TÁC KHẢO SÁT ĐÃ THỰC HIỆN
4.1.1. LẬP LƯỚI KHỐNG CHẾ TỌA ĐỘ HẠNG IV
4.1.1.1. Công tác chọn điểm chôn mốc
4.1.1.2. Quy cách và kích thước mốc
4.1.1.3. Đo lưới khống chế toạ độ Hạng IV
4.1.1.4. Công tác bình sai lưới khống chế tọa độ hạng IV
4.1.2. LẬP LƯỚI KHỐNG CHẾ CAO ĐỘ HẠNG IV
4.1.2.1. Công tác chọn điểm chôn mốc
4.1.2.2. Công tác đo thủy chuẩn
4.1.2.3. Công tác bình sai lưới
4.1.3. LẬP LƯỚI KHỐNG CHẾ CAO ĐỘ KỸ THUẬT
4.1.4. CÔNG TÁC ĐO VẼ BÌNH ĐỒ TRÊN CẠN TỶ LỆ 1/500 ĐƯỜNG ĐỒNG MỨC 0.5M
4.2. KHỐI LƯỢNG KHẢO SÁT ĐÃ THỰC HIỆN
5. KẾT QUẢ SỐ LIỆU KHẢO SÁT SAU KHI PHÂN TÍCH
5.1. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ SỐ LIỆU SAU KHI KHẢO SÁT
5.1.1. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ LẬP LƯỚI TỌA ĐỘ HẠNG IV
5.1.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ DẪN LƯỚI THỦY CHUẨN HẠNG IV
5.1.3. PHÂN TÍCH SỐ LIỆU KHẢO SÁT BÌNH ĐỒ TỶ LỆ 1/500
5.2. KẾT QUẢ SAU KHI PHÂN TÍCH
5.2.1. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN BÌNH SAI LƯỚI
5.2.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT BÌNH ĐỒ ĐỊA HÌNH VÀ HIỆN TRẠNG TỶ LỆ 1/500
5.3. CÁC Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ, LƯU Ý VÀ ĐỀ XUẤT
6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 7. PHỤ LỤC
7.1. PHỤ LỤC 1: THÀNH QUẢ TÍNH TOÁN BÌNH SAI LƯỚI
7.2. PHỤ LỤC 2 : KẾT QUẢ TÍNH TOÁN, BÌNH SAI LƯỚI TỌA ĐỘ HẠNG IV
7.2.1. Sơ đồ đo lưới
7.2.2. Kết quả tính toán bình sai lưới GPS
7.3. PHỤ LỤC 3 : KẾT QUẢ TÍNH TOÁN, BÌNH SAI LƯỚI CAO ĐỘ HẠNG IV
7.3.1. Sơ đồ dẫn lưới
7.3.2. Kết quả tính toán bình sai
7.4. PHỤ LỤC 4: SƠ HỌA MÔ TẢ MỐC KHỐNG CHẾ
7.4.1. Mốc hạng khống chế tọa độ, cao độ hạng IV
7.5. PHỤ LỤC 5: MỘT SỐ HÌNH ẢNH CÔNG TÁC KHẢO SÁT HIỆN TRƯỜNG
7.5.1. Lập mốc khống chế tọa độ hạng IV
7.5.2. Công tác đo lưới hạng IV
7.5.3. Công tác dẫn thủy chuẩn hạng IV
7.5.4. Công tác đo đạc bình đồ
7.6. PHỤ LỤC 6: PHIẾU KIỂM NGHIỆM THIẾT BỊ KHẢO SÁT
7.7. PHỤ LỤC 7: SỐ LIỆU MỐC GỐC NHÀ NƯỚC
Chi phí khảo sát địa hình được tính toán dựa trên yêu cầu của công việc trong nhiệm vụ khảo sát địa hình. Ngoài ra chi phí khảo sát địa hình còn phụ thuộc vào cấp địa hình cần khảo sát. Địa hình càng phức tạp thì chi phí khảo sát càng cao.
Chi phí khảo sát địa hình được tính toán dựa trên bộ định mức khảo sát xây dựng do Bộ Xây Dựng ban hành.
Cách tính khối lượng khảo sát địa hình rất quan trọng. Nó là tiền đề trong công tác chất lượng của khảo sát và tính hiệu quả kinh tế của dự án. Việc tính toán khối lượng khảo sát địa hình giúp chủ đầu tư tiết kiệm được chi phí mà vẫn đảm bảo công việc.
Công việc tính toán khối lượng khảo sát do kỹ sư có nhiều năm kinh nghiệm thực hiện. Bên cạnh đó kỹ sư phải nắm rõ quy định của Bộ Xây Dựng về số lượng mốc khống chế tọa độ, cao độ…
Ví dụ: 100ha với tỷ lệ bản đồ 1/1000 hoặc 1/2000 thì tổng số mốc tọa độ cần lập từ 8-12 điểm.
Còn tỷ lệ 1/500 thì tổng số mốc tọa độ cần lập từ 15 – 18điểm tùy cấp địa hình.
Cách tính khối lượng khảo sát địa hình cần lưu ý khi khảo sát địa hình phải khảo sát phủ bì từ 15- 20m để đơn vị thiết kế có thể thiết kế đấu nối hạ tầng cho dự án.
Về khái quát, ký hiệu bản đồ về ý nghĩa là phương tiện thể hiện nội dung thông tin của bản đồ. Nó cũng là hình thức để qua đó người ta nhận biết được mức độ tổng quá hóa nội dung bản đồ.
Ký hiệu bản đồ là hệ thống các ký hiệu có kết cấu đặc trung riêng, gồm 2 thành phần, đó là nội dung mang ý nghĩa và hình thức mang tính đồ họa.
Về mặt hình thức, ký hiệu là những hình vẽ có hình dạnh, kích thước, màu sắc và cấu trúc khác nhau. Có thể có những phần tử của ngôn ngữ khác được dùng làm ký hiệu như số, chữ, ký hiệu toán học,…
Ký hiệu bản đồ được cấu tạo từ 6 kiểu phần tử đồ họa (còn gọi là 6 biến trị trực quan) như sau: hình dạng, kích thước, màu sắc, độ sáng, cấu trúc.
Mỗi ký hiệu có thể được tạo từ một hoặc một số phần tử đã nêu.
2. Kích thước của ký hiệu (to – nhỏ, cao – thấp, rộng – hẹp,…) thường được dùng để phản ảnh mặt định lượng hoặc quy mô của đối tượng (lớn – nhỏ, nhiều – ít, mạnh – yếu, …)
3. Màu sắc của ký hiệu là các sắc màu (xanh, đỏ, …) thường được dùng để phản ánh thuộc tính của đối tượng (ví dụ: phân biệt được loại hình sử dụng đất) hoặc trạng thái của đối tượng (ví dụ: hồ có nước quanh năm, hồ có nước theo mùa,…)
4. Hướng của ký hiệu là dùng những ký hiệu giống nhau nhưng sắp đặt theo hướng khác nahu trên bản đồ, thường dúng để biểu thị hướng phân bố của đối tượng (ví dụ: hướng nhà) hoặc trạng thái (ví dụ: ký hiệu cửa lò đang khai thác và ngưng kahi thác có hướng ngược nhau 1800). Trong thực tế ít sử dụng ký hiệu này vì dễ gây nhầm lẫn.
5. Độ sáng là mức độ gần của màu so với màu trắng, dùng để phản ánh mức độ khác nhau giữa các đối tượng, theo một quy ước phân bậc, phân khoáng theo chiều tăng dần hoặc giảm dần.
6. Cấu trúc là sự phối hợp một số kiểu phần tử đồ hạo để tạo nên một ký hiệu có cấu trúc. Sự phối hợp này làm cho hệ thống ký hiệu trở nên phong phú và đa dạng và có khả năng truyền đạt nhiều thông tin.
Ký hiệu bản đồ địa chính chia ra làm 3 loại:
Ký hiệu bản đồ địa chính
STT | Loại đất | Mã |
I | NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIÊP | |
1 | Đất chuyên trồng lúa nước | LUC |
2 | Đất trồng lúa nước còn lại | LUK |
3 | Đất lúa nương | LUN |
4 | Đất bằng trồng cây hàng năm khác | BHK |
5 | Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác | NHK |
6 | Đất trồng cây lâu năm | CLN |
7 | Đất rừng sản xuất | RSX |
8 | Đất rừng phòng hộ | RPH |
9 | Đất rừng đặc dụng | RDD |
10 | Đất nuôi trồng thủy sản | NTS |
11 | Đất làm muối | LMU |
12 | Đất nông nghiệp khác | NKH |
II | NHÓM ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP | |
1 | Đất ở tại nông thôn | ONT |
2 | Đất ở tại đô thị | ODT |
3 | Đất xây dựng trụ sở cơ quan | TSC |
4 | Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp | DTS |
5 | Đất xây dựng cơ sở văn hóa | DVH |
6 | Đất xây dựng cơ sở y tế | DYT |
7 | Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo | DGD |
8 | Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao | DTT |
9 | Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ | DKH |
10 | Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội | DXH |
11 | Đất xây dựng cơ sở ngoại giao | DNG |
12 | Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác | DSK |
13 | Đất quốc phòng | CQP |
14 | Đất an ninh | CAN |
15 | Đất khu công nghiệp | SKK |
16 | Đất khu chế xuất | SKT |
17 | Đất cụm công nghiệp | SKN |
18 | Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp | SKC |
19 | Đất thương mại, dịch vụ | TMD |
20 | Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản | SKS |
21 | Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm | SKX |
22 | Đất giao thông | DGT |
23. | Đất thủy lợi | DTL |
24 | Đất công trình năng lượng | DNL |
25 | Đất công trình bưu chính, viễn thông | DBV |
26 | Đất sinh hoạt cộng đồng | DSH |
27 | Đất khu vui chơi, giải trí công cộng | DKV |
28 | Đất chợ | DCH |
29 | Đất có di tích lịch sử – văn hóa | DDT |
30 | Đất danh lam thắng cảnh | DDL |
31 | Đất bãi thải, xử lý chất thải | DRA |
32 | Đất công trình công cộng khác | DCK |
33 | Đất cơ sở tôn giáo | TON |
34 | Đất cơ sở tín ngưỡng | TIN |
35 | Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng | NTD |
36 | Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối | SON |
37 | Đất có mặt nước chuyên dùng | MNC |
38 | Đất phi nông nghiệp khác | PNK |
III | NHÓM ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG | |
1 | Đất bằng chưa sử dụng | BCS |
2 | Đất đồi núi chưa sử dụng | DCS |
3 | Núi đá không có rừng cây | NCS |
Định nghĩa truyền thống đòi hỏi một bản đồ địa hình phải hiển thị các chi tiết của cả thiên nhiên và con người tạo ra. Định nghĩa hiện đại thì do Trung tâm Thông tin Canada đưa ra: Bản đồ địa hình là biểu diễn đồ họa đầy đủ và chính xác các chi tiết văn hóa và tự nhiên trên mặt đất
Dựa vào bản đồ địa hình có thể nhanh chóng xác định được: tọa độ, độ cao của bất kỳ điểm nào trên mặt đất; khoảng cách và phương hướng giữa hai điểm; tính được chu vi, diện tích hay khối lượng một vùng; và hàng loạt các chỉ số khác,….
Ngoài ra trên Bản đồ địa hình còn phản ánh được các định tính, định lượng, định hình, trạng thái của các yếu tố địa lý và ghi chú địa danh của chúng.
Cùng tham khảo các yêu cầu cơ bản qua sơ đồ sau:
Vậy, nội dung của bản đồ địa hình gồm những gì? Cùng tìm hiểu ở phần sau.
Ghi chú trên bản đồ địa hình
Quyết định 1125/ĐĐBĐ ngày 19/11/1994 của Tổng cục địa chính ban hành: Ký hiệu bản đồ địa hình tỉ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000 và 1:5000” áp dụng thống nhất trong tất cả các Cơ quan Đo đạc – Bản đồ thuộc các ngành ở Trung ương và các địa phương trong phạm vi cả nước.
Hiện nay, khảo sát thành lập bản đồ địa hình, khảo sát thủy văn và địa chất là 3 mảng tiên quyết khi triển khai một dự án. Do đó, bản đồ địa hình rất cần thiết, đọc và tương ứng hiểu các ký hiệu của bản đồ địa hình cũng rất quan trọng trong lúc thiết kế dự án.
Việc này cần được thực hiện bởi những chuyên viên đo vẽ có kinh nghiệm, đã được đào tạo qua các trường lớp. Trong trường hợp cần dịch vụ đo vẽ, bạn nên liên hệ với những đơn vị chuyên nghiệp để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất. Tuyệt đối không tự ý đo vẽ hay sử dụng dịch vụ của những đơn vị không chuyên nhé.
Số hiệu múi | Kinh tuyến biên trái | Kinh tuyến trục | Kinh tuyến biên phải |
481 | 100o30′ | 102o | 103o30′ |
482 | 103o30′ | 105o | 106o30′ |
491 | 106o30′ | 108o | 109o30′ |
492 | 109o30′ | 111o | 112o30′ |
501 | 112o30′ | 114o | 115o30′ |
502 | 115o30′ | 117o | 118o30′ |
Bạn đang tìm 1 nhà thầu khảo sát địa hình am hiểu quy định, công việc chất lượng, trung thực với chi phí hợp lý. Có thể bạn nên tham khảo thêm dịch vụ khảo sát địa hình của Công ty Hợp Nhất Bách Việt – một công ty khảo sát địa hình chuyên nghiệp hiện nay.
Chúng tôi đã tư vấn khảo sát địa hình nhiều công trình. Công ty áp dụng nhiều công nghệ mới trong khảo sát và tạo ra nhiều sản phẩm mang giá trị gia tăng thêm cho kết quả khảo sát địa hình. Cụ thể:
Tất cả dịch vụ này đều được đảm bảo chất lượng nhờ những chuyên viên giàu kinh nghiệm. Từ đó, mang tới cho khách hàng những lựa chọn tuyệt vời.
Liên hệ báo giá dịch vụ khảo sát địa hình thông qua hotline 0903692185 hoặc email viet@bachvietunited.com
Chúng tôi hy vọng được phục vụ và làm hài lòng quý khách hàng sử dụng dịch vụ khảo sát địa hình của chúng tôi.