Tìm hiểu hành vi lấn chiếm vỉa hè là gì và hình thức xử phạt như thế nào?

Hiện trạng tái chiếm lòng lề đường, vỉa hè để buôn bán, kinh doanh gây mất trật tự mỹ quan đô thị xảy ra ngày càng nhiều tại các địa phương. Chính bởi vậy, cần có những giải pháp như tuần tra, xử phạt quyết liệt để giảm thiểu tình trạng này. Nếu chưa hiểu rõ hành vi lấn chiếm vỉa hè là gì và bị phạt bao nhiêu tiền thì hãy cùng Bách Việt tìm hiểu qua bài viết sau.

Lấn chiếm vỉa hè là gì?

Lần trước, dovenhanh.com đã giới thiệu Lấn Chiếm Đất Công Xử Lý Thế Nào?. Kỳ này, dovenhanh.com sẽ đi chi tiết hơn ở trường hợp lấn chiếm vỉa hè.

Ở mỗi khu phố hay đô thị luôn được thiết kế làn đường riêng gọi là vỉa hè. Đây là bộ phận của đường đô thị với mục đích phục vụ chủ yếu cho người đi bộ và bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật dọc tuyến. Thông thường Nhà nước sẽ quản lý khu vực này.

Tìm hiểu hành vi lấn chiếm vỉa hè là gì và hình thức xử phạt như thế nào?
Tìm hiểu hành vi lấn chiếm vỉa hè là gì và hình thức xử phạt như thế nào?

Theo quy định của nhà nước Việt Nam tại điều 36 văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH của Luật Giao thông đường bộ thì lòng đường và hè phố chỉ sử dụng với mục đích giao thông. Vậy lấn chiếm vỉa hè là gì thì theo quy định của Pháp luật những hành vi sau đây sẽ bị nghiêm cấm:

  • Tổ chức họp chợ, mua/bán – giao dịch hàng hóa trên phần đường bộ.
  • Phơi các loại nông sản hoặc những vật khác trên đường.
  • Lắp đặt biển quảng cáo tại phần đường của người đi bộ.
  • Đổ rác, phế thải không đúng vị trí quy định
  • Xây, đặt các bục, bệ trái phép trên đường.

Quy định Pháp luật về vỉa hè và hành vi lấn chiếm vỉa hè là gì?

Lấn chiếm vỉa hè lòng đường là vi phạm gì? Trên thực tế vỉa hè dành cho người đi bộ đang dần bị lấn nghiêm nghiêm trọng. Nhiều bảng hiệu quảng cáo được đặt sai vị trí, những gánh hàng rong mọc lên tự do trên phần đường này.

Bên cạnh đó, các loại phương tiện giao thông dừng, đỗ hay ùn ùn kéo lên vỉa hè… Tất cả những hành vi đó đều được coi là vi phạm và bị nghiêm cấm thế nhưng người vi phạm vẫn cứ ngang nhiên thực hiện.

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008, lòng đường và hè phố chỉ sử dụng với mục đích giao thông (tại khoản 1 điều 36). Đồng thời nghiêm cấm các hành vi sử dụng phần đường bộ trái phép. Tuy nhiên một số trường hợp vẫn được tổ chức những hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội… theo quy định tại khoản 1 của điều 35.

Quy định Pháp luật về vỉa hè và hành vi lấn chiếm vỉa hè là gì?
Quy định Pháp luật về vỉa hè và hành vi lấn chiếm vỉa hè là gì?

Ngoài ra, Luật Giao thông đường bộ 2008 còn quy định không cho phép họp chợ, mua/bán hàng hóa; phơi phóng các loại nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ…. Trong một số trường hợp vẫn được phép tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội, diễu hành trên đường bộ.

Ở trường hợp đặc biệt, việc tạm thời sử dụng một phần khu vực này cho mục đích khác phải do UBND cấp tỉnh quy định. Tuy nhiên không được làm ảnh hưởng đến tình hình trật tự, an toàn giao thông.

Các hình thức xử phạt hành vi lấn chiếm vỉa hè

Lấn chiếm vỉa hè phạt bao nhiêu? Hình thức xử phạt hành vi lấn chiếm vỉa hè là gì thì được quy định tại điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Theo đó, tùy vào mức độ nghiêm trọng mà sẽ có các mức xử phạt hành chính khác nhau, cụ thể như:

Phạt tiền từ 100.000đ – 200.000đ

Hành vi lấn chiếm vỉa hè sẽ chịu mức phạt từ 100.000đ – 200.000đ trong các trường hợp như:

  • Buôn bán các mặt hàng nhỏ lẻ, gánh hàng rong ngay trên lòng đường đô thị hoặc vỉa hè của những tuyến phố đã có quy định cấm. Tuy nhiên, trừ các hành vi quy định tại điểm C khoản 2, điểm B khoản 5 và điểm E khoản 6 tại Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
  • Việt Nam là một nước nông nghiệp và ngay ở những vùng nông thôn thường có hành vi phơi thóc, lúa, rơm, rạ, sản phẩm nông, lâm, thủy – hải sản trên đường bộ. Hay việc đặt máy tuốt lúa tại phần đường này cũng thuộc trường hợp chịu mức phạt hành chính trên.
Các hình thức xử phạt hành vi lấn chiếm vỉa hè hiện hành
Các hình thức xử phạt hành vi lấn chiếm vỉa hè hiện hành

Phạt tiền từ 300.000đ – 400.000đ với cá nhân và 600.000đ – 800.000đ với tổ chức

Những hành vi lấn chiếm vỉa hè chịu mức phạt này được Pháp luật quy định như sau:

  • Sử dụng hoặc khai thác tạm thời trên đất hành lang đường bộ vào mục đích canh tác nông nghiệp. Điều này làm ảnh hưởng đến độ an toàn công trình đường bộ và giao thông;
  • Trồng các loại cây trong phạm vi đất của đường bộ làm che khuất tầm nhìn khi điều khiển phương tiện lưu thông trên đường;
  • Chiếm dụng vị trí dải phân cách giữa của đường đôi để bày, bán hàng hóa, vật liệu xây dựng… Tuy nhiên, trừ các hành vi vi phạm được quy định tại điểm B khoản 5; điểm D và điểm E khoản 6 của Điều 12;
  • Tổ chức họp chợ, mua/bán hàng hóa trong phạm vi đường bộ ở ngoài đô thị. Tuy nhiên, không bao gồm các hành vi vi phạm được quy định tại điểm D khoản 5; điểm D và điểm I khoản 6 của Điều 12;
  • Hành vi xả nước ra mặt đường bộ không đúng quy định. Tuy nhiên, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm H khoản 6 của Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Ngoài việc bị xử phạt, các cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi có quy định tại khoản 1 -> 8 điều 12 còn phải chịu một số biện pháp khắc phục hậu quả gây ra. Bao gồm: tháo dỡ công trình xây dựng biển quảng cáo, di dời cây trồng trái phép.

Thực hiện thu dọn rác, chất phế thải, hàng hóa, vật tư, vật liệu, máy móc, thiết bị không đúng nơi quy định. Đồng thời khôi phục lại hiện trạng ban đầu đã thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Hành vi lấn chiếm vỉa hè sẽ do ai có thẩm quyền xử phạt?

Căn cứ theo quy định tại điểm Đ khoản 3 của Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì cơ quan cảnh sát trật tự trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.

Đơn vị liên quan đến trật tự an toàn giao thông của đường bộ và đường sắt sẽ có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm lấn chiếm vỉa hè theo quy định tại Điều 12 Nghị định này. Ngoại trừ các hành vi như dựng quán, cổng ra vào, công trình tại gầm cầu, hầm đường bộ sẽ không bị xử lý theo quy định của Pháp luật.

Hy vọng với những thông tin trong bài viết trên đây sẽ giải đáp được phần nào thắc mắc của bạn đọc về lấn chiếm vỉa hè là gì. Việc chiếm dụng vỉa hè khống chỉ gây mất thẩm mỹ quan đô thị mà còn cản trở ùn tắc giao thông đường bộ.

Bách Việt chuyên đo đạc, khảo sát lập quy hoạch trên các tuyến phố
Bách Việt chuyên đo đạc, khảo sát lập quy hoạch trên các tuyến phố

Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi cơ quan các cấp có thẩm quyền cần thực hiện đo đạc xác định lại vị trí ranh đất. Nhằm mục đích sử dụng đất đúng quy định và lắp bản hiệu đúng quy định.

Tại Bách Việt, chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ đo đạc, mang lại hiệu quả cao mà chi phí tối thiểu.

Công ty TNHH Hợp Nhất Bách Việt

  • Website: https://dovenhanh.com/
  • Trụ sở chính: 369 Lò Lu, Phường Trường Thạnh,TP. Thủ Đức, Hồ Chí Minh.
  • Hotline: 028 35356895 hoặc 0963951375

Xem thêm:

Giải Đáp Pháp Lý: Đất Chưa Có Sổ Đỏ Bị Lấn Chiếm Xử Lý Thế Nào

Hướng Dẫn Viết Mẫu Đơn Khiếu Nại Lấn Chiếm Lối Đi Chung