Độ cao so với mực nước biển là gì? Đây là thuật ngữ thuộc kiến thức chuyên ngành địa lý mà không phải ai cũng biết bởi chúng không liên quan nhiều đến đời sống hàng ngày. Tuy nhiên vẫn có những đối tượng tò mò muốn được giải đáp thắc mắc về điều này. Vậy nên tại bài viết này, Đo Vẽ Nhanh sẽ cung cấp cho các bạn thêm nhiều kiến thức hơn về vấn đề nói trên.
LIÊN HỆ ĐO ĐẠC NHÀ ĐẤT VÀ KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT THỦY VĂN 0903692185
Mục lục nội dung
Độ cao so với mực nước biển là gì?
Mực nước biển được định nghĩa là một bề mặt hình Ellipsoid bao quanh Trái Đất. Chúng đại diện cho độ cao của biển cả và cũng chính là cột mốc để người ta tiến hành đo đạc về chiều cao của các vật thể khác trên khắp thế giới (đặc biệt là những thứ có liên quan đến địa hình, tự nhiên,…). Người ta cũng đã lấy khái niệm này để áp dụng sang các hành tinh khác nằm bên ngoài không gian vũ trụ.
Độ cao so với mực nước biển chính là số đo của vật thể được tính từ mốc là bề mặt hình ellipsoid bao quanh Trái Đất như đã nói ở trên. Nó còn được gọi là độ cao tuyệt đối. Trong các tài liệu địa lý chắc chắn cũng sẽ nhắc đến khái niệm này.
Khái niệm cụ thể như sau:
Mét trên mực nước biển trung bình (MAML) được gọi với cách đơn giản hơn là độ cao so với mực nước biển. Đây là một thước đo tiêu chuẩn tính bằng đơn vị mét theo khoảng cách dọc. Nó có thể là chiều cao hoặc độ cao của một vị trí liên quan tới mực nước biển trung bình trong lịch sử được lấy như một cột mốc thời gian dọc nhất định.
Một lưu ý là mực nước biển trong thực tế sẽ luôn thay đổi do biến đổi khí hậu, các yếu tố con người. Vì lý do này hoặc lý do khác, các phép đo độ cao dựa trên mực nước biển có thể khác với độ cao trong thực tế khi so sánh với mực nước biển ở một thời điểm nhất định nào đó.
Tại sao phải tính độ cao so với mặt nước biển?
Nhiều người cứ thắc mắc rằng tại sao mực nước biển lại là cột mốc đo độ cao hay được dùng nhất mà không phải là một thứ khác. Về vấn đề này, các chuyên gia đều đã có tính toán cả.
Thật ra, khi chọn một cột mốc tiêu chuẩn nào đó để đo đạc độ cao của những thứ to lớn như núi, đồi, nhà cao tầng,… thì lấy thiên nhiên là tối ưu nhất. Tuy nhiên, nhược điểm nằm ở chỗ rằng theo năm tháng, mọi thứ đều sẽ thay đổi, bị mài mòn hoặc nâng cao thêm… mà con người không tài nào có thể dự đoán hay kiểm soát được.
Chỉ có nước biển là ít có biến động và thay đổi nhất trong tất cả. Bởi chúng có sự liên kết toàn cầu, chỗ nào thiếu sẽ có chỗ khác bù lại. Chưa kể, theo quy luật tự nhiên, biển luôn có một lượng nước tuần hoàn do mưa cung cấp, nên sự thiếu hụt là không đáng kể.
Công dụng của việc độ cao so với mực nước biển là gì?
Người ta thường lấy mực nước biển làm chuẩn để đo đạc độ cao của một số thứ như là:
- Chiều cao của các vật thể to lớn trong tự nhiên như núi, đồi,…
- Vị trí địa lý của khu vực nào đó như thị trấn, địa danh,…
- Độ cao của các vật thể bay xác định như trực thăng, máy bay,…
- Chiều cao tính từ đỉnh của các tòa nhà hoặc các cấu trúc thiết kế khác
Nhìn chung, thông số này có ý nghĩa rất lớn đối với các ngành nghề liên quan tới địa chất. Nếu không có nó, việc so sánh độ cao, xem xét các tiêu chuẩn chung sẽ gặp ít nhiều khó khăn.
Cách xác định độ cao so với mặt nước biển
Có một số cách để chúng ta có thể đo được độ cao của một vật thể gì đó so với mực nước biển. Sau đây, Đo Vẽ Nhanh sẽ giới thiệu để cho các bạn được biết:
- Sử dụng hệ thống định vị toàn cầu (hay còn gọi là GPS) để xác định vị trí có liên quan đến nhiều vệ tinh
- Dùng máy đo độ cao. Thông thường là sẽ dựa vào áp suất khí quyển để tìm ra, cứ càng lên cao thì chúng lại càng giảm
- Chụp ảnh trên không. Có thể là sử dụng vệ tinh, trực thăng hoặc Flycam để làm điều này
- Khảo sát xây dựng, đặc biệt là công việc san lấp mặt bằng
- Hiện nay, người ta còn sản xuất ra các app điện thoại có thể tiến hành đo đạc độ cao vô cùng tiện lợi. Mọi người có thể tìm hiểu trên các trang web online để hiểu rõ về cách hoạt động.
Xem thêm:
Khảo Sát 3D lập bản đồ hiện trạng rừng
Dịch vụ khảo sát địa hình bằng Flycam RTK
Công ty dịch vụ quét 3D Laser Scan công trình tại TPHCM
Hệ thống đo lường độ cao so với mặt nước biển
Độ cao so với mực nước biển là gì? Để đo đạc có thể dùng đơn vị Feet hoặc Mét
Thông thường tại Mỹ người ta sẽ dùng đơn vị là Feet để đo độ cao của một sự vật nào đó so với mực nước biển. Tuy nhiên, ở Việt Nam, thì đơn vị là Mét vẫn được ưu ái hơn cả. Một phần vì nó dễ sử dụng, tiếp theo nữa là giúp mọi người tiện lợi hơn trong việc tối ưu hóa thông tin và kết hợp chúng với các tài liệu khác.
Bài viết trên đây đã cung cấp kiến thức cho bạn đọc về câu hỏi: Độ cao so với mực nước biển là gì. Khái niệm này cũng khá là đơn giản, tuy nhiên nếu không tìm hiểu kỹ thì sẽ không hiểu được bản chất để vận dụng trong ngành trắc địa. Còn nếu như bạn đã nắm chắc lý thuyết nhưng chưa yên tâm về tay nghề của mình thì có thể tìm đến Đo Vẽ Nhanh. Chúng tôi là một đơn vị thực hiện dịch vụ đo đạc nhà đất, hy vọng sẽ mang lại được sự hài lòng cho quý khách.