Mẫu đề cương phương án khảo sát địa chất tham khảo

Đề cương phương án khảo sát địa chất là hồ sơ cần đệ trình để chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế phê duyệt trước khi tiến hành công việc. Đây là hồ sơ chất lượng của dự án nên tính quan trọng rất cao. Hãy cùng tôi tìm hiểu ngay mẫu đề cương khảo sát địa chất công trình nhé!

LIÊN HỆ TƯ VẤN KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH – ĐỊA CHẤT  0963951375

Đề cương khảo sát địa chất là gì?

Theo quy định của pháp luật thì đề cương hay phương án kỹ thuật khảo sát địa chất tuân thủ quy định sau:

  1. Nhà thầu khảo sát lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phù hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng.
  2. Nội dung phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng;
  3. Cơ sở lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng;
  4. Thành phần, khối lượng công tác khảo sát xây dựng;
  5. Phương pháp, thiết bị khảo sát và phòng thí nghiệm được sử dụng;
  6. Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng áp dụng;
  7. Tổ chức thực hiện và biện pháp kiểm soát chất lượng của nhà thầu khảo sát xây dựng;
  8. Tiến độ thực hiện;
  9. Biện pháp bảo đảm an toàn cho người, thiết bị, các công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình xây dựng khác trong khu vực khảo sát; biện pháp bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan trong khu vực khảo sát và phục hồi hiện trạng sau khi kết thúc khảo sát.
  10. Chủ đầu tư có trách nhiệm phải kiểm tra hoặc thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng theo quy định của hợp đồng.

Đề cương khảo sát địa chất hay là phương án khảo sát địa chất là tài liệu mà nhà thầu đáp ứng các điều kiện của nhiệm vụ khảo sát địa chất. Đây là hồ sơ cơ sở để chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế nghiệm thu kết quả khảo sát địa chất của nhà thầu.

Đề cương khảo sát địa chất là gì?
Đề cương khảo sát địa chất là gì?

Mẫu phương án khảo sát địa chất

Sau đây, tôi sẽ giới thiệu mẫu phương án khảo sát địa chất thường gặp

Các căn cứ lập phương án khảo sát

  • Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/06/2020 của Quốc hội khóa XIII nước CHXHCN Việt Nam.
  • Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Thủ tướng Chính phủ về “Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình”.
  • Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ về “Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng”.
  • Căn cứ vào qui mô và tính chất của dự án.
  • Căn cứ vào các tiêu chuẩn thiết kế, qui chuẩn thiết kế liên quan.

Mục đích khảo sát

Mục đích của công tác khảo sát địa chất công trình là nhằm đánh giá điều kiện địa chất công trình để bố trí sơ bộ các hạng mục công trình lựa chọn các giải pháp nền móng (và xử lý nền công trình nếu có) đưa ra các biện pháp thi công chủ đạo; cung cấp các chỉ tiêu về nguồn nước trong phạm vi xây dựng công trình làm cơ sở cho việc đánh giá tác động của phong hóa và ăn mòn lên các bộ phận công trình nằm dưới nước và khả năng sử dụng nguồn nước này trong quá trình xây dựng công trình.

 Phạm vi khảo sát

  • Phạm vi khảo sát địa chất

Số hố khoan, chiều sâu hố khoan xem bản vẽ mặt bằng hố khoan đính kèm

  • Công tác khảo sát
    • Công tác khoan lấy mẫu.
    • Công tác bơm nước phục vụ bơm rửa trên cạn.
    • Thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý và cường độ của mẫu đất nguyên dạng.
    • Công tác thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn của đất đá.
  • Hoàn thành công việc và dọn dẹp hiện trường

Khi hoàn thành công việc đã được chủ đầu tư nghiệm thu, các hố khoan sẽ được nhà thầu lấp đất hợp vệ sinh và an toàn. Ngoài ra sau khi hoàn thành công tác khảo sát, nhà thầu sẽ dọn dẹp toàn bộ vật tư thiết bị ra khỏi phạm vi công trường, trả lại mặt bằng như hiện trạng ban đầu.

Phương pháp khảo sát

Mẫu đề cương phương án khảo sát địa chất tham khảo
Mẫu đề cương phương án khảo sát địa chất tham khảo
  • Tổng quát

Đặc biệt chú ý đảm bảo quan sát được tất cả các thay đổi của địa tầng. Không được phép sử dụng các kỹ thuật gây ra sự xáo trộn trước mũi khoan, hoặc đưa đến kết quả mẫu hoặc kết quả thử nghiệm không chính xác. Tại các hố khoan được khoan bằng thiết bị xoay, sử dụng các mũi khoan có tính nhạy cao để có thể biết được sự thay đổi địa tầng qua sự thay đổi tốc độ khoan.

  • Định vị hố khoan ngoài hiện trường

Nhà thầu sẽ cho tổ khảo sát định vị hố khoan ngoài thực địa bằng máy trắc địa kết hợp đo giao hội bằng thước thép. Các hố khoan được định vị trong khoản 0.5 – 1.0m quanh vị trí được chỉ định của chủ đầu tư hoặc của đơn vị tư vần thiết kế. Tất cả hố khoan được khoan theo hướng thẳng đứng ngay tại vị trí đã được đánh dấu. Khi thay đổi vị trí hố khoan vì bất kỳ lý do gì thì phải được sự nhất trí của chủ đầu tư.

  • Khoan tại hiện trường, SPT

Nhà thầu phải trình thiết bị khoan và các thông số kỹ thuật của thiết bị cho chủ đầu tư chấp thuận.

  • Bơm nước phục vụ công tác khoan

Máy bơm nước phải đạt công suất và lưu lượng phù hợp với chiều sâu khoan. Việc bơm cấp nước tốt nhất là sau khi khoan qua mực nước ngầm.

  • Lấy mẫu đất

Việc lấy mẫu sẽ lấy ở mỗi khoảng cách 2.0m nhưng có thể thay đổi tùy theo độ dày của các địa tầng.

Các mẫu đất được dán nhãn ghi tên rõ số hố khoan, lấy mẫu ở độ sâu nào, ngày lấy mẫu và chiều cao mẫu.

Các mẫu không nguyên dạng được gói trong túi ny-lông, các túi được đánh dấu bằng mực không phai hoặc đeo thẻ có ghi tên bên ngoài, sắp xếp để cho ít không khí lọt vào và tránh ánh nắng mặt trời để mẫu không bị khô.

Các mẫu nguyên dạng được lấy ở lớp đất dính. Không được sử dụng búa SPT hoặc thiết bị tương tự để đưa ống mẫu vào đất dính.

Trước khi tiến hành lấy mẫu, các hố khoan phải được làm sạch cẩn thận. Sau khi lấy mẫu lên khỏi mặt đất, các ống mẫu phải được niêm kín ngay, phải bọc mẫu bằng vải màn tẩm paraffin để giữ ẩm hoặc băng dính. Bên trên ống mẫu được dán nhãn ghi rõ ràng số hố khoan, chiều sâu mẫu, ngày lấy mẫu.

  • Khảo sát địa chất thủy văn

Mục nước cần được điều tra từ nhiều nguồn khác nhau để so sánh. Cao độ mực nước là cao độ tương đối so với miệng hố khoan.

Mực nước ngầm ổn định cuối cùng sẽ được ghi vào nhật ký khoan.

Hố khoan được thổi rữa bằng nước sạch trước khi đo mực nước ngầm.

  • Thí nghiệm trong phòng

Các mẫu đất được thí nghiệm theo TCVN và ASTM (American Standard for Testing Materials), được phân loại theo hệ thống phân loại thống nhất USCS (Unified Soil Classification System). Trong mỗi mẫu đất, mỗi chỉ tiêu vật lý được thí nghiệm hai lần song song, giữa hai lần không vượt quá sai số cho phép. Các chỉ tiêu làm thí nghiệm như sau:

  1. Thành phần hạt: TCVN 4198-2014
  2. Độ ẩm tự nhiên W (%): TCVN 4196-2014

–   Tỷ trọng (ρ) (g/cm3): TCVN 4195-2014

  1. Khối lượng thể tích tự nhiên của đất (γw): TCVN 4202-2014
  2. Giới hạn chảy của đất (WL %), giới hạn dẻo của đất (Wp %): TCVN 4197-2014
  3. Lực dính (C) và góc ma sát trong (φ) : TCVN 4199-2012.

Ngoài các chỉ tiêu làm thí nghiệm trên, các chỉ tiêu khác như: Dung trọng khô, dung trọng đẩy nổi, độ bảo hòa nước, độ rỗng, chỉ số dẻo, chỉ số độ sệt, hệ số rỗng, module biến dạng. Dùng các công thức theo tiêu chuẩn hiện hành để tính toán.

  • Nhật ký khoan và cột địa tầng

Đại diện nhà thầu tại hiện trường sẽ lưu lại nhật ký công tác khoan diễn biến hàng ngày, địa tầng gặp, lấy mẫu, kết quả hiện trường, mực nước theo độ sâu và chi tiết điều kiện khí hậu.

Khối lượng khảo sát

  • Công tác ngoài hiện trường
    • Công tác khoan:

Tiến hành khoan 08 hố khoan: có chiều sâu 25m

Quy định dừng khoan: Các hố khoan đạt chiều sâu quy định và khoan vào tầng đất có giá trị SPT N ≥ 50 tối thiểu 5 m.

Ghi chú: Chiều sâu hố khoan được tính từ cao độ mặt đất hiện trạng

  • Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT) dọc theo chiều sâu hố khoan cứ mỗi 2m sâu
  • Công tác lấy mẫu:

Lấy mẫu nguyên dạng thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý, cứ trung bình 02 mét lấy 1 mẫu.

  • Thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của mẫu đất đá nguyên dạng
    • Phương pháp xác định thành phần hạt (TCVN 4198 -2014)
    • Phương pháp xác định độ ẩm (TCVN 4196 -2012)
    • Phương pháp xác định khối lượng thể tích (TCVN 4202 -2012)
    • Phương pháp xác định khối lượng riêng (TCVN 4195 -2012)
    • Phương pháp xác định giới hạn chảy (TCVN 4197 -2012)
    • Phương pháp xác định giới hạn dẻo (TCVN 4197 -2012)
    • Phương pháp xác định tính nén lún (TCVN 4200 -2012)
    • Phương pháp xác định góc ma sát trong (TCVN 4199 -1995)
    • Phương pháp xác định lực dính C (TCVN 4199 -1995)

Chiều sâu hố khoan và khối lượng mẫu thí nghiệm có thể thay đổi tùy thuộc vào địa tầng khu vực khảo sát sao cho kết quả cuối cùng đáp ứng cho việc tính toán thiết kế cũng như trong phạm vi TCVN cho phép. (Theo yêu cầu của chủ đầu tư).

  • Bảng ước tính khối lượng các công việc
STT  Công việc thực hiện Đơn vị  K.Lượng
1 Khoan 08 hố khoan sâu 25m m dài 200
2 Lấy mẫu mẫu 100
3 TN 9 chỉ tiêu cơ lý mẫu 100
4 TN xuyên tiêu chuẩn SPT mẫu 100

 

Tiêu chuẩn áp dụng

Các phương pháp dùng trong khảo sát phải phù hợp với thực tiễn, ngoài ra còn phải tuân theo các yêu cầu của TCVN và ASTM hoặc các tiêu chuẩn khác khi được sự thống nhất với chủ đầu tư.

  • Ngoài hiện trường
    • Khảo sát địa kỹ thuật: TCVN 9363–2012
    • Lấy mẫu thí nghiệm: TCVN 2683–2012
    • Phương pháp thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT: TCVN 9351-2012
  • Thí nghiệm trong phòng
    • Các phương pháp xác định thành phần hạt: TCVN 4198-2012
    • Phương pháp xác định khối lượng thể tích: TCVN 4202-2012
    • Phương pháp xác định khối lượng riêng: TCVN 4195-2012
    • Phương pháp xác định độ ẩm: TCVN 4196-2012
    • Phương pháp xác định giới hạn Atterberg: TCVN 4197-2012
    • Phương pháp xác định sức chống cắt: TCVN 4199-2012
    • Phương pháp xác định tính nén lún: TCVN 4200 – 2012
    • Chỉnh lý thống kê các kết quả thí nghiệm: TCVN 9153-2012

Hồ sơ báo cáo khảo sát

Nhà thầu sẽ cung cấp các hồ sơ + báo cáo và nộp cho chủ đầu tư sau khi công tác khoan đã hoàn thành theo hợp đồng đã được ký kết

Hồ sơ báo cáo kỹ thuật + bản vẽ + hình ảnh

Hồ sơ báo cáo khảo sát được soạn thảo bằng tiếng Việt, tiếng Anh và đóng thành tập bao gồm các nội dung sau đây:

  1. Kiểu hố khoan.
  2. Kích thước hố khoan.
  3. Bản vẽ hình trụ hố khoan thể hiện: địa tầng, chiều sâu mỗi địa tầng, mẫu thí nghiệm công trường, số liệu đo mực nước ngầm và cao độ hố khoan ứng với hệ
  4. Mô tả đầy đủ và liên tục địa tầng bao gồm phân loại mỗi địa tầng theo tên, theo phương pháp và thuật ngữ nêu trong TCVN.
  5. Nêu cụ thể các công tác thực hiện.
  6. Nêu kết luận và các kiến nghị về nền đất, giải pháp móng.
  7. Bản vẽ mặt bằng bố trí hố khoan, hố khảo sát. Định vị hố khoan theo VN2000, cao độ đỉnh hố khoan theo cao độ QG Hòn Dấu.
  8. Bản vẽ hình trụ hố khoan và các mặt cắt địa chất.
  9. Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý của các mẫu đất, lớp đất
  10. Các biểu mẫu thí nghiệm thành phần hạt, cắt, nén, . . .

Tiến độ thực hiện

Dự kiến 20 ngày hoặc theo yêu cầu của chủ đầu tư

  • Công tác hiện trường: 5 ngày.
  • Công tác thí nghiệm trong phòng: 12 ngày.
  • Tổng hợp báo cáo: 3 ngày.

Nghiệm thu hồ sơ

Thực hiện theo định 06/2021/NĐ-CP

Liên hệ tư vấn và báo giá khảo sát xây dựng

CÔNG TY TNHH HỢP NHẤT BÁCH VIỆT

Đo đạc địa chính – Khảo sát địa hình – Mobile mapping & GIS

  • Trụ sở chính: 369 Lò Lu, P. Trường Thạnh, Tp. Thủ Đức, TPHCM
  • Hotline: 028 35356895 hoặc 0963951375
  • Email: viet@bachvietunited.com

Xem thêm:

Công ty khảo sát địa chất công trình uy tín

Dịch vụ đo sâu lòng sông lòng hồ đáy biển chất lượng

Ứng Dụng 3d Laser Scanning Trong Ngành Bất Động Sản