Khảo sát địa hình khu công nghiệp là một bước không thể thiếu trong quá trình quy hoạch và xây dựng các dự án công nghiệp, thiết kế và xây dựng cơ sở hạ tầng. Mục tiêu chính của công tác khảo sát này là thu thập dữ liệu địa hình chính xác để phục vụ cho việc bố trí công trình, phân chia lô đất, và thiết kế hệ thống giao thông, cấp thoát nước, cũng như các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác.
LIÊN HỆ ĐỂ NHẬN TƯ VẤN BÁO GIÁ ƯU ĐÃI KHẢO SÁT KHU CÔNG NGHIỆP 0903692185
Mục lục nội dung
Khảo sát địa hình khu công nghiệp là gì ?
Đây là quá trình thu thập và phân tích dữ liệu về bề mặt đất, độ cao, độ dốc và các yếu tố hiện trạng khác như: hệ thống thoát nước, tình trạng đất, các công trình hiện có… để tạo ra bản đồ địa hình chi tiết của khu vực đang khảo sát. Quá trình này giúp các nhà thầu và nhà thiết kế có cái nhìn tổng quan về khu đất cũng như nhận biết các vấn đề tiềm ẩn trong môi trường như: lũ lụt, ngập úng, ô nhiễm đất và nước,… từ đó đưa ra phương án quy hoạch xây dựng tối ưu và đảm bảo tính khả thi của dự án.
Vì sao nên khảo sát địa hình công nghiệp ?
Xác định đúng vị trí của các hạng mục công trình
Khảo sát địa hình giúp xác định vị trí chính xác của các hạng mục công trình như: cơ sở công nghiệp, đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, và các công trình công cộng khác.
Thông qua việc sử dụng các công cụ đo đạc và các thiết bị như: GPS, Máy thu GNSS Hi Target V30 plus, Máy thủy bình NA730 Plus, máy toàn đạc điện tử Leica,… khảo sát viên có thể xác định đúng và chính xác vị trí của các hạng mục công trình trên bản đồ.
Đưa ra ước tính khối lượng đào đắp công trình
Khảo sát địa hình giúp xác định khối lượng đất cần đào và đắp cho công trình, là thông tin quan trọng để tính toán nguồn lực và ngân sách cần thiết cho quá trình thiết kế và thi công.
Bên canh đó, trong quá trình thi công và hoạt động công trình việc thực hiện đo lường sự chuyển động, lún và nghiêng là không thể thiếu để đánh giá độ ổn định của công trình và xác định biện pháp khắc phục phù hợp nếu vượt quá ngưỡng cho phép.
Các phương pháp khảo sát khu công nghiệp
Hiện nay, có nhiều phương pháp khảo sát địa hình công nghiệp được sử dụng để thu thập dữ liệu và thông tin của địa hình một cách chính xác. Sau đây là một số cách thường được sử dụng
Sử dụng công nghệ GNSSS
Công nghệ GPS (Global Positioning System) được sử dụng để thu thập thông tin về vị trí và tạo ra bản đồ địa hình bằng phương pháp đo đạc trực tiếp. Các thiết bị GPS giúp xác định vị trí trên bề mặt trái đất một cách chính xác.
Khảo sát bằng Flycam RTK
Máy bay không người lái được trang bị camera và cảm biến tiên tiến giúp chụp ảnh và thu thập dữ liệu địa hình từ trên cao. Công nghệ này giúp khảo sát các khu vực rộng lớn trong thời gian ngắn và tạo ra mô hình 3D chính xác. Các hình ảnh này cung cấp thông tin chi tiết về địa hình, đặc biệt là ở các khu vực mà việc sử dụng phương tiện truyền thống để tiếp cận gặp phải nhiều hạn chế.
Áp dụng công nghệ LiDAR
Công nghệ Li DAR ( Light Detection and Ranging) sử dụng tia laser để đo khoảng cách từ máy đo tới các điểm trên bề mặt trái đất. Dữ liệu thu được có độ chính xác về độ cao và hình dạng của địa hình.
Khảo sát trực tiếp
Bằng cách sử dụng các thiết bị đo lường như: máy quét 3D, máy đo độ sâu, GPS, thủy bình, toàn đạc điện tử, kinh vĩ… Đây là một phương pháp quan trọng trong việc khảo sát địa hình khu công nghiệp. Cách tiếp cận này được dùng để phân tích chi tiết các đặc trưng của địa hình cụ thể.
Các bước của quy trình khảo sát khu công nghiệp
Như đã đề cập trước đó, việc khảo sát địa hình công nghiệp sẽ cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng địa hình tại các vị trí dự kiến xây dựng các công trình mới. Dưới đây là quy trình cơ bản của việc khảo sát địa hình, từ việc chuẩn bị cho đến hoàn thành báo cáo:
Bước 1: Công tác khống chế cao độ
Xét từ những điểm cao độ quốc gia từ hệ Hòn Dấu tiến hành đo truyền cao độ công trình bằng phương pháp thủy chuẩn hạng 4.
Từng vị trí cao độ quốc gia sẽ được đo truyền lên từng điểm khống chế tọa độ nằm trong khu vực. Thiết bị dùng để đo là máy thủy chuẩn điện tử Leica DNA03 với độ chính xác 0,9 mm/km hoặc máy thủy chuẩn quang học Leica NA2 với độ
chính xác 0/7mm/ km.
Tuyến thủy chuẩn hạng 4 này sẽ được đo đi và đo về với sai số khép vòng cho phép ≤ 20√L (mm), trong đó L là chi ều dài tuyến được tính bằng km.
Phương pháp tính toán bình sai chặt chẽ là PVV = min.
Bước 2: Công tác khống chế mặt bằng
Tùy vào diện tích của từng khu vực khảo sát để đưa ra phương án đạt, đủ mốc cơ sở cấp 1 hoặc cấp 2 theo quy phạm đã đề ra. Tới gần khu vực tối thiểu, cần phải trích lực tối thiểu 03 điểm ở móc tọa độ của nhà nước để thực hiện đo nối tọa đồ về các mốc cơ sở mỗi cấp nằm trong vị trí khảo sát.
Thiết bị sử dụng trong quy trình khảo sát địa hình là GPS 2 tần số, độ chính xác khoảng 5 – 10mm và thời gian đo trong 1 ca xấp xỉ khoảng 1 giờ.
Chú ý trong suốt quá trình đo cần bố trí chính xác các điểm mốc cơ sở như: khoảng cách tối đa, thời gian đo, bố trí ca đo từ mốc nhà nước phải tuân thủ theo quy định cũng như tiêu chuẩn xây dựng tại Việt Nam.
Bước 3: Xây dựng lưới khống chế tọa độ khu vực
Các thiết bị đo gồm: Máy Toàn đạc điện tử Leica, Topcon, Trimble với độ chính xác đo cạnh là 2mm + 2ppm và độ chính xác đo góc là 1” đên 5 giây.
Phương pháp đo: Đo cạnh 2 lần, đo góc 2 vòng thuận và đảo kính, cần đo đi và đo về. Sai số cho phép ≤ 12”, sai số khép cạnh tương đối phải đạt 1/ 10. 000.
Cấu tạo mốc khống chế: Sử dụng cây sắt ф10 dài 1. 2m và đóng sau xuống mặt đất. Trên bề mặt đổ 1 khối bê tông dày 20cm, kích thước 30x30cm và mốc cao bằng mặt đất.
Phương pháp tính bình sai chặt chẽ: PVV = min.
Bước 4: Công tác đo đạc cụ thể
Các công tác đo đạc trong quy trình khảo sát địa hình khu công nghiệp bao gồm:
-
Đo vẽ địa hình chi tiết
Thiết bị sử dụng là máy Toàn đạc điện tử . Các vị trí cần đo gồm: cột điện, hàng rào, cống, nhà, đường, cao độ hố ga, đáy cống phía trước công trình hay các điểm địa vật địa hình đã được vẽ theo ký hiệu trong bản đồ địa hình.
-
Đo mặt cắt dọc
Mỗi điểm đo chi tiết trong quy trình khảo sát địa hình đều thể hiện được sự thay đổi của địa vật, địa hình của công trình. Các khoảng cách từng điểm đo buộc phải tuân thủ theo quy phạm, quy chuẩn nhất định.
Trường hợp là địa hình đặc biệt hay có sự thay đổi không lường trước thì sẽ đo theo địa hình đó và cần thể hiện được khoảng cách, chiều dài công trình và các đặc điểm chính của công trình…
-
Đo mặt cắt ngang
Khoảng cách giữa các điểm đo không vượt quá 2.3m. Nếu đo các địa hình đặc biệt thì khoảng cách này có thể ngắn hơn.
Trường hợp địa hình đo bị thay đổi thì nên đo theo địa hình và phải thể hiện chính xác những điểm thay đổi của địa vật, địa hình công trình.
Bước 5: Công tác nội nghiệp
Số liệu đo được sẽ lấy từ máy Toàn đạc điện tử, số liệu đo GPS, số liệu đo sâu sang máy tính nhằm tính toán và lập bình đồ. Từ những số liệu đó chúng ta có thể đánh giá, phân tích, kiểm tra và xử lý số liệu nội nghiệp.
Xem thêm:
Dịch vụ đo đạc đất đai Đo Nhanh – Vẽ Đúng – Chuẩn TP.HCM
Công ty đo đạc hoàn công nhà Thủ Đức nhanh và uy tín số 1
Khảo sát địa hình thiết kế trang trại giá rẻ bằng UAV
Công ty chuyên khảo sát khu công nghiệp
CÔNG TY TNHH HỢP NHẤT BÁCH VIỆT
Đo đạc địa chính – Khảo sát địa hình – Mobile mapping & GIS
Trụ sở chính: 369 Lò Lu, P. Trường Thạnh, Tp. Thủ Đức, TPHCM
Chi Nhánh Sông Tiền: Tổ 5 , Ấp Thống Nhất, Xã Bình Phú, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp.
Văn phòng Đồng Nai : huyện Định Quán – tỉnh Đồng Nai
Địa điểm kinh doanh: 31/ 13 đường 160, phường Tăng Nhơn Phú A, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 028 35356895 hoặc 0903692185
Email: viet@bachvietunited.com