Cách xem bản đồ quy hoạch chi tiết từ A đến Z

Bạn muốn biết cách xem bản đồ quy hoạch? Bạn không hiểu ý nghĩa của các ký hiệu chữ có trên bản đồ? Đừng lo, vì ngay trong bài viết dưới đây, Đo Vẽ Nhanh sẽ “gỡ rối” mọi thắc mắc này. Hơn nữa, chúng tôi sẽ còn tiết lộ các cách tra cứu bản đồ nhanh chóng, đơn giản và đảm bảo tính chuẩn xác cao.

LIÊN HỆ ĐO ĐẠC VÀ KIỂM TRA QUY HOẠCH 0963951375

Khái niệm bản đồ quy hoạch là gì?

Xem thêm: Quy hoạch đô thị là gì?

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, giải thích: “Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị”.

Luật quy hoạch 2019 quy định như sau: “Sơ đồ, bản đồ quy hoạch là bản vẽ thể hiện nội dung quy hoạch.”

Như vậy, bạn có thể hiểu bản đồ quy hoạch nhà đất là bản đồ phân chia, xác định các chỉ tiêu sử dụng đất, kiến trúc, cảnh quan được phân theo từng lô. Thông qua cách xem bản đồ quy hoạch, nhà đầu tư sẽ có một cái nhìn tổng quan về toàn bộ lô đất như các tiện ích, cơ sở hạ tầng để định hướng xây dựng với mục đích phù hợp.

Có nhiều loại bản đồ quy hoạch khác nhau. Mỗi loại sẽ có chức năng, nhiệm vụ riêng. Bao gồm:

  • Bản đồ quy hoạch chung tỷ lệ 1/5.000: Xác định rõ mốc giới, địa giới, khu chức năng, định hướng giao thông, phát triển hạ tầng… Được sử dụng làm căn cứ để định hướng mục tiêu phát triển và kêu gọi các nhà đầu tư.
  • Bản đồ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000: Phân chia chức năng sử dụng đất, hạ tầng nhằm cụ thể hóa mục tiêu quy hoạch đô thị
  • Bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500: Cụ thể hóa nội dung quy hoạch chung và phân khu

Cách xem bản đồ quy hoạch

XEM THÊM bản đồ việt nam qua các thời kỳ lịch sử

Quản lý hoạt động khai thác khoáng sản bằng giải pháp UAV

Trên bản đồ có chú thích màu sắc, ký tự
Trên bản đồ có chú thích màu sắc, ký tự

Để xem bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bạn cần phải tìm hiểu các ký hiệu chữ và màu sắc quy định chung. Việc này tương đối khó với những người không có chuyên môn.

Các kí hiệu thường gặp trên bản đồ quy hoạch như:

  • ODT: Đất ở tại đô thị
  • ONT: Đất ở tại nông thôn
  • LUN: Đất trồng lúa nương
  • LUK: Đất trồng lúa nước còn lại
  • LUC: Đất chuyên trồng lúa nước
  • NHK: Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác
  • BHK: Đất bằng trồng cây hàng năm khác
  • LMU: Đất làm muối
  • NTS: Đất nuôi trồng thủy sản
  • NKH: Đất nông nghiệp khác
  • CLN: Đất trồng cây lâu năm
  • RDD: Đất rừng đặc dụng
  • RSX: Đất rừng sản xuất
  • RPH: Đất rừng phòng hộ
  • SKC: Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
  • SKS: Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản
  • CQP: Đất quốc phòng
  • CAN: Đất an ninh
  • TMD: Đất thương mại, dịch vụ
  • SKN: Đất cụm công nghiệp
  • SKT: Đất khu chế xuất
  • SKK: Đất khu công nghiệp
  • MNC: Đất có mặt nước chuyên dùng
  • PNK: Đất phi nông nghiệp khác
  • DGT: Đất giao thông
  • DTL: Đất thủy lợi
  • SKX: Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm
  • TSC: Đất xây dựng trụ sở cơ quan
  • DNG: Đất xây dựng cơ sở ngoại giao
  • DVH: Đất xây dựng cơ sở văn hóa
  • DGD: Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo
  • DYT: Đất xây dựng cơ sở y tế
  • DTT: Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao
  • DKH: Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ
  • DTS: Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp
  • DXH: Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội
  • DSK: Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác
  • DBV: Đất công trình bưu chính, viễn thông
  • DDT: Đất có di tích lịch sử – văn hóa
  • DDL: Đất có danh lam thắng cảnh
  • TON: Đất cơ sở tôn giáo
  • TIN: Đất cơ sở tín ngưỡng
  • DKV: Đất khu vui chơi, giải trí công cộng
  • DSH: Đất sinh hoạt cộng đồng
  • DNL: Đất công trình năng lượng
  • DCH: Đất chợ
  • DRA: Đất bãi thải, xử lý chất thải
  • NTD: Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng
  • DCK: Đất công trình công cộng khác
  • SON: Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
  • NCS: Núi đá không có rừng cây
  • BCS: Đất bằng chưa sử dụng
  • DCS: Đất đồi núi chưa sử dụng

Trong trường hợp bạn gặp khó khăn trong quá trình xem bản đồ quy hoạch có thể lên hệ tới Đo Vẽ Nhanh để được hỗ trợ. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực Địa chính, địa hình, chúng tôi sẽ tư vấn pháp lý và cung cấp các dịch vụ liên quan nhằm hỗ trợ khách hàng.

Cách tra cứu bản đồ quy hoạch

Sau khi đã nắm được cách xem bản đồ quy hoạch, việc tiếp theo là tìm kiếm nguồn thông tin chính xác và nhanh chóng. 

Xem trực tiếp tại cơ quan chức năng

Đến trực tiếp cơ quan chức năng để được hỗ trợ
Đến trực tiếp cơ quan chức năng để được hỗ trợ

Bạn có thể đến trụ sở làm việc của một trong các đơn vị sau:

  • Gặp trực tiếp cán bộ địa chính tại Ủy ban nhân dân  cấp xã hoặc phường
  • Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện hoặc quận
  • Phòng Quản lý đô thị cấp tỉnh, thành phố, quận
  • Trung tâm Phát triển quỹ đất đô thị
  • Trung tâm Xây dựng công trình và đô thị TP

Tại đây, cán bộ sẽ hỗ trợ và cung cấp cho bạn các thông tin quy hoạch chính xác, rõ ràng. Đồng thời giải đáp thắc mắc có liên quan.

Xem thêm: Lộ giới là gì, mốc lộ giới là gì?

Truy cập trang điện tử của cơ quan chức năng

Thay vì mất thời gian đến trực tiếp trụ sở của cơ quan chức năng, bạn có thể truy cập vào trang thông tin điện tử của đơn vị để tìm kiếm các thông tin về vấn đề muốn tìm hiểu. Bạn chỉ cần click vào đường link: https://thongtinquyhoach.hochiminhcity.gov.vn. Tại đây có đầy đủ các loại bản đồ quy hoạch với nhiều chức năng tìm kiếm, hiển thị đa dạng, dễ nhìn.

Xem thêm: Hành lang an toàn đường bộ là gì?

Xem bản đồ quy hoạch trên ứng dụng

Tra cứu bằng phần mềm
Tra cứu thông tin quy hoạch trên điện thoại thông minh trước khi mua bất động sản

Các cơ quan hành chính ngày càng hiện đại hóa và ứng dụng công nghệ hiện đại trong việc cung cấp và đưa thông tin đến gần người dân hơn. Hồ Chí Minh là đơn vị đi đầu trong việc này, khi ra mắt ứng dụng tra cứu bản đồ quy hoạch trên cả 2 nền tảng iOS và Android. 

Bạn có thể tải ứng dụng cho điện thoại thông minh qua địa chỉ và dễ dàng cài đặt:

Ứng dụng cho phép người dùng tra cứu với 3 chức năng chính: bằng tay, định vị GPS, tọa độ trên giấy tờ của thửa đất, vị trí bất động sản. Cách xem bản đồ quy hoạch tại đây cũng rất đơn giản, bạn có thể thu / phóng hình ảnh tùy thích.

Kiểm tra thông tin ngay trên sổ đỏ

Xem thông tin quy hoạch bằng cách đọc sổ sổ hồng là cách làm cơ bản nhất

Tuy nhiên không phải sổ hồng nào cũng ghi rõ thông tin quy hoạch, do đó cần kiểm tra thêm các biện pháp khác.

Xem thêm:

Lời kết

Cách xem bản đồ quy hoạch sử dụng đất nhìn chung khá khó và phức tạp đối với những người chưa có kiến thức chuyên môn hoặc mới tìm hiểu lần đầu. Nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn nào trong việc tìm kiếm thông tin, khảo sát địa hình… có thể liên hệ đến Đo Vẽ Nhanh để được hỗ trợ.

CÔNG TY TNHH HỢP NHẤT BÁCH VIỆT

  • Trụ sở chính: 369/16 Lò Lu, Phường Trường Thạnh, Tp. Thủ Đức, TPHCM
  • Hotline: 0963951375
  • Email: viet@bachvietunited.com