Để biết khoảng cách giữa 2 điểm là bao nhiêu bạn không thể sử dụng các phương pháp đo truyền thống để kiểm tra. Bởi điều này sẽ không đảm bảo được độ chính xác. Lúc này, người dùng nên lựa chọn máy toàn đạc để đo. Vậy cách xác định tọa độ bằng máy toàn đạc như thế nào? Hãy cùng Đo Vẽ Nhanh đi tìm lời giải ngay dưới bài viết sau đây.
Mục lục nội dung
Công dụng của máy đo toàn đạc
Có thể nói toàn đạc là dòng máy đo khá đa năng và mang lại kết quả với độ chính xác tương đối cao. Trước khi tìm hiểu cách xác định tọa độ bằng máy toàn đạc, Đo Vẽ Nhanh sẽ giới thiệu đến bạn một số công dụng của thiết bị này.
Đo khoảng cách tọa độ
Để đo khoảng cách 2 tọa độ, bạn không thể sử dụng những phương pháp đo truyền thống để kiểm tra. Vì như thế sẽ không đảm bảo được độ chính xác, lúc này người dùng cần phải dùng máy toàn đạc để đo.
Máy toàn đạc đo cao độ
Cao độ thường được dẫn truyền bằng máy thủy bình (thiết bị chuyên dụng). Tuy nhiên, trong quá trình đo khảo sát, hiện trạng, bạn có thể sử dụng máy toàn đạc để đo cũng như tính toán luôn cả cao độ.
Mặc dù độ chính xác không phải tuyệt đối, nhưng đảm bảo nhanh chóng và dễ dàng cho người dùng. Phương pháp này thường được ứng dụng trong đo khảo sát cao độ san lấp, đầu cọc,…
Đo diện tích và khối lượng
Bạn cũng có thể đo diện tích và khối lượng nhờ các giá trị vị trí chiều cao các điểm khống chế. Từ đó, máy sẽ tự động tính thông số cụ thể.
Chuyển mốc tọa độ gốc về công trình
Nhờ có máy toàn đạc mà người dùng dễ dàng chuyển tọa độ gốc từ vị trí rất xa về công trình. Điều này nhằm xây dựng một hệ thống lưới tọa độ, cao độ khống chế công trình không làm sai lệch tọa độ, thuận lợi cho quá trình thi công.
Đường cong tham chiếu
Chưa hết, việc xác định đường cong và kiểm tra điểm tham chiếu đến đường cong cũng là việc mà máy toàn đạc có thể làm. Bạn sẽ dựa vào việc quan sát đồ họa, chuyển điểm khảo sát, chuyển đường cong và góc nhờ định hướng qua đồ họa để tham chiếu.
Xem thêm:
Phương pháp nhập và xác định tọa độ máy toàn đạc điện tử
Máy toàn đạc được xem là thiết bị vô cùng quan trọng đối với ngành trắc địa. Không chỉ được sử dụng để đo độ cao, khoảng cách người ta còn dùng máy này để xác định tọa độ.
Cách xác định tọa độ bằng máy toàn đạc đòi hỏi người dùng nắm được phương pháp nhập tọa độ. Bạn sẽ phải ngắm tại mục tiêu để thiết lập định hướng và độ cao, sau đó:
Bước 1: Bạn tiến hành nhập tên trạm và chiều cao máy rồi bấm phím OK và click tiếp F4 Cont.
Bước 2: Kế đến, người dùng bấm F4 ENH để nhập tọa độ trạm máy. Hoặc:
- Bấm F1 List để lựa chọn điểm tọa độ từ danh sách bộ nhớ
- Bấm F2 Find để tìm kiếm tọa độ điểm trong Job hiện tại
- Bấm F3 ENH=0 để truy gán tọa độ E=0, N=0, H=0
Bước 3: Sau đó, bạn nhập tên điểm mục tiêu rồi chọn OK để đồng ý.
Bước 4: Lúc này, người dùng bấm F4 ENH để nhập tọa độ điểm mục tiêu rồi chọn F4 Cont để tiếp tục.
Bước 5: Tiếp theo, bạn tiến hành xoay máy ngắm sao cho thật chính xác tới điểm mục tiêu và bấm F1 Meas để đo và lưu điểm.
Bước 6: Cuối cùng, người dùng bấm F4 Compute để tính toán định hướng.
Hoặc: Bấm F1 để đo thêm điểm mục tiêu
Bấm F2 để đo trên bàn độ trái
Bấm F3 để truy cập cài đặt dung sai
Sau đó, bạn kiểm tra kết quả tính toán bằng việc bấm F4 Set để thiết lập trạm máy và bắt đầu đo đạc.
Lưu ý khi sử dụng máy toàn đạc trong quá trình đo
Cách xác định tọa độ bằng máy toàn đạc có chính xác không sẽ phụ thuộc vào quá trình dùng và bảo quản máy. Do đó, bạn nên tránh đặt thiết bị thẳng xuống đất, chỉ đặt máy lên phần chân máy khi đã chắc chắn đế máy được vặn hệ thống vít cẩn thận.
Tuyệt đối không để ống kính ngắm khoảng cách đối diện với ánh nắng mặt trời, vì dễ làm hỏng mắt cũng như bộ phận quang học của máy. Ngoài ra, bạn cũng cần đảm bảo máy luôn được đặt ở nơi râm mát, không bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào quá lâu dù đang thi công.
Người dùng cũng không nên dùng chất tẩy rửa độc hại để lau chùi, vệ sinh máy vì như thế sẽ làm mờ và mất đi nhiều kí tự được in trên đó. Bạn cũng cần cho máy và phụ kiện vào thùng thật cẩn thận.
Khi vừa đo ở ngoài nắng to về, người dùng không nên cho máy vào thùng ngay mà cần để máy ở ngoài khoảng 15 phút để nhiệt độ máy giảm bớt. Không sử dụng sào gương hay đoạn nối dài ở nơi đặt các trạm điện, đường dây điện cao thế để đảm bảo an toàn.
Có thể bạn quan tâm:
Cách chuyển tọa độ VN2000 sang WGS-84 và ngược lại
Chắc hẳn, với những thông tin về cách xác định tọa độ bằng máy toàn đạc trên người người dùng đã có cho mình những kiến thức cần thiết trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, để biết thêm nhiều thông tin hơn nữa, đặc biệt là chi tiết về các cách đo trong trắc địa, các bạn có thể liên hệ trực tiếp với Đo Vẽ Nhanh qua số hotline: 0963951375 để được tư vấn, hỗ trợ sớm nhất.