Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp phải đo đạc lại đất vì lý do pháp lý và thực tiễn. Cần phải tiến hành khảo sát đất đai để giải quyết các tình huống này một cách thích hợp và đảm bảo tính toàn vẹn của quyền sở hữu và sử dụng đất đai. Vậy những trường hợp nào cần phải đo đạc lại đất trong năm 2024.
Mục lục nội dung
Thông tin chung về trường hợp phải đo đạc lại đất
Đây là việc cán bộ đo đạc sẽ sử dụng các thiết bị kỹ thuật nhằm mục đích xác định được diện tích thửa đất với các ranh giới, mốc giới. Từ đó, phục vụ công tác quản lý hành chính nhà nước, thủ tục hành chính cần thiết.
- Quản lý đất đai.
- Chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Xác định lại hiện trạng đất bị sai lệch vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
Bạn có muốn biết: Lệ phí đo đạc cắm mốc ranh giới đất là bao nhiêu?
Các trường hợp phải đo đạc lại đất
Trường hợp phải đo đạc lại đất do sai sót
Căn cứ khoản 5 – Điều 98 của “Luật đất đai 2013″ đã quy định cụ thể về việc này.
- Có sự chênh lệch giữa số liệu và diện tích đất trong thực tế. Lúc này, việc đo đạc lại là cần thiết để bảo vệ quyền lợi của người sử dụng thửa đất đó và những thửa đất lân cận, giáp ranh.
- Việc đo đạc lại ranh giới mảnh đất là cần thiết khi ranh giới thửa đất tại thời điểm thực tế nhiều hơn diện tích trên giấy tờ. Lúc này, phần diện tích chênh lệch sẽ được cơ quan quản lý xem xét và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người đứng tên trong thực tế.
Trường hợp phải đo đạc lại đất do có sự thay đổi
Quy định tại khoản 1 – Điều 17 – Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về việc chỉnh lý bản đồ trong những trường hợp sau đây:
- Xuất hiện thửa đất và các đối tượng lấn chiếm đất mới – trừ các đối tượng là công trình, xây dựng và tải sản trên đất.
- Khi có thay đổi ranh giới thửa đất, những đối tượng lấn chiếm đất.
- Có thay đổi diện tích thửa đất.
- Có thay đổi về mục đích sử dụng đất.
- Thay đổi thông tin về pháp lý, tình trạng quản lý và sử dụng thửa đất.
- Thay đổi về mốc giới, đường địa giới hành chính các cấp khác nhau lân cận, hoặc liên quan đến thửa đất đó.
- Thay đổi mốc giới, hành lang an toàn của công trình.
- Thay đổi về điểm, tọa độ hành chính, địa chính và điểm tọa độ Quốc gia.
Xem thêm: Công nghệ đo đạc RTN là gì?
Thủ tục cần thiết trong các trường hợp phải đo đạc lại đất
Bước 1
Người sử dụng đất cần mang hồ sơ theo quy định đến nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Sau khi xem xét, Văn phòng sẽ tiến hành đo đạc lại và tiến hành chỉnh lý hồ sơ theo đúng luật.
Bước 2
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất sẽ tiến hành thành lập hợp đồng, hồ sơ cần thiết. Sau đó, thông báo cho người sử dụng đất về thời gian, lịch cụ thể thực hiện đo đạc, xác định lại ranh giới đất.
Sau khi hai bên ký hợp đồng đo vẽ, một bộ hồ sơ địa chính sẽ được thành lập. Và cán bộ đo đạc sẽ được cử xuống để hoàn thành công tác cần thiết.
Bước 3
Người sử dụng đất sẽ nhận kết quả đo đạc và tiến hành xác định lại ranh giới đất. Ngay sau đó, hồ sơ quản lý đất đai sẽ được chỉnh sửa, cập nhật theo số liệu mới.
Giải đáp những thắc mắc liên quan đến các trường hợp phải đo đạc lại đất
Nâng đất nông nghiệp lên thổ cư có cần đo đạc lại không?
Tuy không bắt buộc, nhưng trường hợp nâng đất nông nghiệp lên thổ cư thì cần đo đạc lại. Từ đó, đảm bảo các công tác, tính toán chi phí nâng đất nông nghiệp lên thổ cư thuận tiện, chính xác hơn.
Khi sang tên quyền sử dụng đất có cần đo đạc lại không?
Nếu bạn sang tên toàn bộ thửa đất thì không. Nhưng chỉ sang tên một phần thì cần tiến hành đo đạc lại chi tiết.
Thủ tục đo đạc lại thửa đất có khó không?
Thực chất, việc thực hiện thủ tục này tuân theo 3 bước cơ bản ở trên. Nhưng nếu muốn thực hiện, bạn sẽ mất khá nhiều thời gian chờ đợi. Để đơn giản hơn, hãy liên hệ ngay với Đo Vẽ Nhanh để được hỗ trợ về dịch vụ trong các trường hợp phải đo đạc lại đất nhé.
Dịch vụ cần thiết dành cho bạn:
- Tư vấn pháp lý nhà đất.
- Đo đạc hiện trạng nhà đất.