Đặc điểm và thông tin về bản đồ 6 vùng kinh tế Việt Nam

Với sự phát triển đồng đều và bền vững, Việt Nam đã phân chia thành 6 vùng kinh tế – xã hội mỗi vùng mang đặc điểm riêng. Nếu bạn mong muốn hiểu sâu hơn về các vùng này và đồng thời tìm kiếm những cơ hội đầu tư. Hãy tham khảo bài viết giới thiệu về 6 vùng kinh tế Việt Nam của Đo Vẽ Nhanh dưới đây. 

Tổng quan bản đồ 6 vùng kinh tế Việt Nam

Trải dài từ Bắc vào Nam, lần lượt là các vùng sau: Vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Vùng Đồng bằng sông Hồng, Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Vùng Tây Nguyên, Vùng Đông Nam Bộ và cuối cùng là Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 

Việc phân chia này có ý nghĩa chiến lược cực kỳ quan trọng, giúp chúng ta nắm bắt được rõ các thế mạnh và khó khăn của từng nơi từ đó sẽ có chiến lược, chính sách đầu tư.

Việt Nam phân chia thành 6 vùng kinh tế khác nhau 
Bản đồ 6 vùng kinh tế Việt Nam hiện tại

6 vùng kinh tế Việt Nam có đặc điểm gì ? 

Trung du và miền núi phía Bắc 

Đây là vùng thuộc cực Bắc của Việt Nam với địa hình trắc trở, nhiều đồi núi nhưng tài nguyên thiên lại vô cùng đa dạng và phong phú. Mặc dù, vấn đề giao thông đã được nâng cấp, tuy nhiên dân cư tại nơi này tập trung không đông nên nền kinh tế của vùng chưa được phát triển.

Trung du miền núi Bắc Bộ bao gồm có hai khu vực Tây Bắc Và Đông Bắc
Trung du miền núi Bắc Bộ bao gồm có hai khu vực Tây Bắc Và Đông Bắc

Tài nguyên của vùng này là các loại khoáng sản như sắt, thép, đồng, niken,… Thủy điện cũng là một trong những tài nguyên lớn của vùng với trữ lượng lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, vùng này thường diễn ra thiên tai, hạn hán và lũ quét, đời sống người dân còn khó khăn.

>>> Đặc điểm khu vực và bản đồ các tỉnh miền Bắc

Đồng bằng sông Hồng

Vùng kinh tế đồng bằng sông hồng có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi, do gần với con sông Hồng nên rất thuận lợi trong việc phát triển nông nghiệp. Giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng ở đây gần như đã được hoàn thiện, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế khu vực. 

Vùng kinh tế Đồng bằng Sông Hồng là vùng kinh tế trọng điểm ở phía Bắc 
Đồng bằng Sông Hồng là vùng kinh tế trọng điểm ở phía Bắc

Vùng này có mật độ dân số cao, đặc biệt là thủ đô Hà Nội – trung tâm của cả nước. Tuy nhiên, điểm hạn chế là dân số quá đông và chưa khai thác hết được những tiềm năng và thế mạnh của vùng. 

>>> Bản đồ các quận Hà Nội chi tiết và cụ thể nhất

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

Nằm ở phía dưới khu vực Bắc Bộ địa hình của vùng có rất nhiều rừng núi và hệ thống sông ngòi dày đặc. Chính vì vậy, kinh tế khu vực này tập trung phát triển các ngành nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, chăn nuôi,… 

Duyên hải Nam Trung Bộ nơi có lượng nuôi trồng thủy hải sản lớn nhất nước
Duyên hải Nam Trung Bộ nơi có lượng nuôi trồng thủy hải sản lớn nhất nước

Vùng ven biển có vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, đặc biệt là việc nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, làm muối. Cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải của khu vực cũng dần được cải thiện. Tuy nhiên, do giáp biển nên nơi đây cũng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai 

Tây Nguyên

Tây nguyên có địa hình chủ yếu là đồi núi, cao nguyên và diện tích đồng bằng nhỏ. Mặt ưu đãi của thiên nhiên là tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm, nông nghiệp và khai thác quặng mỏ. 

Vùng kinh tế Tây Nguyên thích hợp trồng cây công nghiệp
Vùng kinh tế Tây Nguyên thích hợp trồng cây công nghiệp

Tuy nhiên, kinh tế của vùng chưa phát triển bởi mật độ dân cư thưa thớt và đa số là lao động không có chuyên môn. Điều kiện cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư, nền kinh tế không đa dạng. 

Đông Nam Bộ

Đây chính là vùng kinh tế đầu tàu của cả nước với địa hình bằng phẳng, tập trung dân cư đông đúc nhất, cơ sở hạ tầng và mạng lưới giao thông phát triển tốt nhất. Nguồn lao động tập trung đầy đủ tất cả lực lượng lao động với đủ mọi ngành nghề và có nhiều lao động có trình độ chuyên môn cao. 

Vùng Đông Nam Bộ là đầu tàu phát triển kinh tế của Việt Nam
Đông Nam Bộ là đầu tàu phát triển kinh tế của Việt Nam

Chính vì vậy, Đông Nam Bộ thu hút được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó, Tp. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của cả nước, các tỉnh lân cận cũng tập trung phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. 

>>> Tham khảo chi tiết bản đồ các quận Sài Gòn

Đồng bằng sông Cửu Long

Đây chính là vùng đồng bằng lớn nhất của cả nước do được bồi đắp bởi hệ thống sông Cửu Long. Điều kiện tự nhiên nơi đây vô cùng phong phú, thích hợp để trồng lúa nước, cây nông nghiệp, cây ăn quả, khai thác và nuôi trồng thủy hải sản. Tuy nhiên, nền nông nghiệp hay chịu hậu quả nặng nề của thiên tai.

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt
Đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt

Bản đồ 6 vùng kinh tế Việt Nam là một phương tiện không thể thiếu của các nhà đầu tư. Hy vọng, qua những chia sẻ trên sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về vị trí và thế mạnh của từng vùng.