Trong thời đại kỹ thuật số, các thiết bị thông minh như: Smartphone, Smartwatch, Laptop hay Tablet đều được tích hợp công nghệ định vị A-GPS (tính năng bản đồ và xác định vị trí). Vậy A-GPS là gì? Cơ chế hoạt động và tác dụng của công nghệ định vị này như thế nào? Hãy cùng Đo Vẽ Nhanh tìm hiểu nó là gì nhé!
Mục lục nội dung
A-GPS là gì?
Đây là công nghệ kết hợp giữa định vị GPS và các sensor cảm biến, thông qua việc truyền tín hiệu của mạng viễn thông để tìm ra vị trí hiện tại của thiết bị. Những thiết bị được tích hợp tính năng này vẫn có thể xác định vị trí đối tượng nếu chẳng may đi vào vùng mất tín hiệu vệ tinh GPS.
A-GPS được phát triển dựa trên các tài nguyên của mạng di động sẵn có gồm:
- Giải pháp mạng ( Network-based ).
- Giải pháp cầm tay ( Handset-based ).
Cơ chế hoạt động của công nghệ định vị A-GPS
Cơ chế hoạt động của A-GPS là gì ? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. A-GPS thông qua các nhà cung cấp dịch vụ di động, từ đó triển khai trên server hệ thống tính năng.
Các server này được dùng như một dạng bộ nhớ đệm của dữ liệu GPS. Khi thiết bị thông minh của bạn kết nối với máy chủ thông qua 3G, 4G hoặc Wifi, các kết nối này sẽ đạt tốc độ nhanh hơn gấp nhiều lần so với đường truyền vệ tinh. Vì A-GPS dựa vào Internet để hoạt động, do đó, tính năng này sẽ ngừng hoạt động nếu bạn đi vào khu vực có tín hiệu yếu hoặc kết nối mạng bị ngắt.
Ứng dụng của A-GPS
Ngoài khái niệm, A-GPS là gì thì bạn cũng cần phải biết được ứng dụng của A-GPS.
- Theo dõi hành trình cũng như định vị chính xác vị trí của các đối tượng kể cả phương tiện lẫn con người.
- Cập nhập nhanh các thông tin hành trình như: tốc độ, hướng di chuyển, các điểm dừng đỗ,…
- Tích hợp được với thiết bị định vị cầm tay chống trộm và truy tìm phương tiện đã mất.
- Đưa ra cảnh báo khi xe vượt quá tốc độ quy định hoặc đi vào khu vực nguy hiểm,…
- Hỗ trợ nhận dạng người lái nhằm ngăn chặn hành vi trộm cắp hoặc thay đổi người.
Xem thêm:
Giải đáp: Hệ thống định vị GLONASS là gì?
Nguyên tắc hoạt động của hệ thống định vị BDS – Bắc Đẩu
Các loại dữ liệu hỗ trợ A-GPS
Sau khi biết được A-GPS là gì rồi, thì việc nhận biết các loại dữ liệu hỗ trợ sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Thông qua phần dữ liệu này người dùng có thể xác định vị trí các vệ tinh một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Mobile Station Based (MSB)
Nếu đang dùng điện thoại thông minh với server MSB sẽ giúp bạn tìm thấy các vệ tinh nhanh hơn. Do phiên bản này đã được trang bị sẵn thông tin quỹ đạo bay của các vệ tinh và thời gian một cách chính xác. Lúc này, điện thoại người dùng có thể tự tính ra vị trí chính xác của nó.
Mobile Station Assisted (MSA)
Thiết bị di động theo dõi thời gian và vị trí của các vệ tinh GPS thông qua MSA sẽ truyền toàn bộ dữ liệu tới máy chủ mặt đất. Sau đó, máy chủ sử dụng dữ liệu này để xác định vị trí của các vệ tinh (kết hợp với một số dữ liệu lưu trữ khác).
Lúc này, hệ thống sẽ trả lại vị trí hiện tại cho điện thoại ngay khi đã tính toán xong. Một ưu điểm của MSA đó là server sẽ thực hiện hết mọi thao tác tính toán vị trí. Vì vậy, điện thoại sẽ không cần làm việc nhiều, kết quả vị trí cần xác định cũng ra nhanh hơn.
Hy vọng với nội dung bài viết trên các bạn đã hiểu được A-GPS là gì cũng như cơ chế và ứng dụng của hệ thống định vị này. Mong rằng người dùng có thể vận dụng thật tốt để dễ dàng hơn trong việc tính toán và tìm ra đối tượng nhanh nhất.
Xem thêm:
Ứng dụng 3D laser scanning trong quản lý thông tin tòa nhà
Trạm cors là gì : Thành phần và ứng dụng
Hệ tọa độ Oxyz và ứng dụng trong đo đạc địa chính