GLONASS là một hệ thống định vị vệ tinh do Lực lượng Phòng vệ Không gian của Nga điều hành thay thế cho GPS. Vậy hệ thống định vị GLONASS là gì, hoạt động như thế nào? Hãy cùng Đo Vẽ Nhanh tìm hiểu chi tiết ở trong bài viết này để giúp bạn hiểu rõ hơn về hệ thống định vị này.
Mục lục nội dung
Tìm hiểu hệ thống định vị Glonass là gì?
Hệ thống định vị Glonass là hệ thống định vị toàn cầu dựa vào các vệ tinh trong không gian bay xung quanh trái đất. Hệ thống này sẽ cung cấp các dịch vụ định vị, đường dẫn xác định thời gian một cách chính xác nhất. Hệ thống này sẽ miễn phí cho tất cả mọi người trên thế giới.
Glonass phát triển từ quốc gia nào?
Bên cạnh việc tìm hiểu hệ thống Glonass là gì, sau đây sẽ là những thông tin về lịch sử phát triển của hệ thống này. Glonass được phát triển bởi Liên Xô với các cột mốc thời gian như sau:
Năm 1967 chiếc Tàu vũ trụ đầu tiên của Liên Xô Cyclone đã được phóng lên quỹ đạo khởi đầu của hệ thống định vị quỹ đạo đầu tiên. Tàu vũ trụ bao gồm bốn vệ tinh được đặt trong quỹ đạo tròn ở độ cao 1000km và độ nghiêng 83 độ và có thể cung cấp dữ liệu định với độ chính xác ở vài trăm mét.
Tiếp đến năm 1982 các chuyến bay thử nghiệm hệ thống định vị ở độ cao 20000km. Đây được gọi là GLONASS và bắt đầu với việc phóng Kosmos- 1413, Kosmos -1414 và Kosmos -1415.
Cho tới năm 1991, hệ thống Glonass được tiếp tục bởi Liên Bang Nga và tuyên bố chính thức hoạt động vào năm 1993. Vào năm 1995 đưa lên trạng thái tối ưu của 24 vệ tinh hoạt động.
Sau khi hoàn thành, hệ thống rơi vào tình trạng hư hỏng, sự sụp đổ của nền kinh tế Nga đã giảm tài trợ cho ngành công nghiệp vũ trụ. Tới năm 2000 Tổng thống Vladimir Putin đã tập trung rót thêm ngân sách để vực lại hệ thống. Bảy năm sau, năm 2007 Putin đã ký sắc lệnh hệ thống định vị Glonass cung cấp dịch vụ miễn phí cho khách hàng trên toàn cầu.
Một số phiên bản của Glonass
Bạn đã biết hệ thống định vị Glonass là gì và lịch sử phát triển của Glonass. Sau đây là một số phiên bản nổi tiếng bạn có thể tham khảo thêm:
- GLONASS được phóng vào năm 1982 với mục đích định vị thời gian, tốc độ, thời tiết trên toàn cầu.
- GLONASS-M được ra mắt vào năm 2003 và thêm mã dân sự thứ hai. Đây là một dấu mốc quan trọng để các nhà khảo sát phát triển đầu thu tín hiệu vệ tin phục vụ cho việc vẽ bản đồ được chính xác.
- GLONASS-K được trở lại năm 2011 với 3 loại nữa đó là K1, K2, và K, thêm tần số dân dụng thứ 3.
- GLONASS-K2 chính thức ra mắt năm 2015.
- GLONASS-KM dự kiến sẽ ra mắt vào sau năm 2025 đang trong quá trình nghiên cứu.
Hiệu suất làm việc của GLONASS
So với các hệ thống định vị vệ tinh trong GNSS, Glonass không thua kém về mặt kỹ thuật sau khi đã trải qua hàng loạt quá trình lên xuống đầy khó khăn, thử thách. Dưới đây là những hiệu suất làm việc của hệ thống định vị này:
- Năm 2006, tín hiệu vệ tinh GLONASS đã cung cấp cho người dùng dân sự với hiệu suất đạt được chỉ khoảng 30m.
- Năm 2007, tổng thống Vladimir Putin đã ký sắc lệnh toàn bộ hệ thống được cung cấp cho mọi người trên thế giới. Theo đó, hiệu suất đã tăng lên đáng kể với độ chính xác đạt tới 10m nhưng vấn kém hơn hiệu suất định vị GPS.
- Đến ngày nay, đã có nhiều nghiên cứu, cải tiến và hiệu suất làm việc của hệ thống GLONASS đã đạt tới độ chính xác tương đương với hệ thống định vị GPS.
Những thông tin xung quanh Glonass
Ngoài việc nắm được hệ thống định vị Glonass là gì, bạn đọc nên nắm vững được những thông tin liên quan tới hệ thống định vị này. Từ đó có cái nhìn toàn diện và hiểu hơn về Glonass.
- Từ năm 2011 đến năm 2020, chính phủ Nga đã đầu tư tổng cộng khoảng 15 tỷ đô lên hệ thống định vị Glonass của mình để nghiên cứu và phát triển hơn nữa.
- Hiện đã có 24 vệ tinh thuộc hệ thống Glonass đang hoạt động và bay xung quanh trái đất.
- Glonass có chiều cao quỹ đạo là 21150km.
- Độ nghiêng của vệ tinh so với mặt phẳng quỹ đạo đó là 64.8 độ.
- Chu kỳ quỹ đạo của một vệ tinh được tính là 11 giờ và 16 phút.
Xem thêm:
A-GPS là gì? Cơ chế hoạt động và công dụng của A-GPS
Nguyên tắc hoạt động của hệ thống định vị BDS – Bắc Đẩu
Tìm hiểu chi tiết về hệ thống định vị IRNSS
Hai dịch vụ chính của GLONASS
Glonass đa mang tới các dịch vụ tiện ích cho người dùng nước Nga nói chung và trên thế giới nói riêng. Sau đây là hai dịch vụ chính mà Glonass cung cấp:
- SPS – Standard Positioning Service: Dịch vụ này được mở miễn phí cho người dùng trên thế giới và được cung cấp trong dải băng tần à G1, G2.
- PPS – Precise Positioning Service: Dịch vụ này chỉ được sử dụng tiên cho nước Nga và đồng minh với mục đích quân sự.
Nhờ có hai dịch vụ của Glonass mà bộ thu tín hiệu của máy RTK ngày nay có thể theo dõi được các vệ tinh của hệ thống định vị này. Từ đó, giúp cải thiện đáng kể độ chính xác trong đo đạc . khảo sát, trắc địa bản đồ toàn cầu.
Trên đây là lời giải đáp hệ thống định vị Glonass là gì và những thông tin hữu ích về hệ thống định vị này. Mong rằng những thông tin này đã trang bị cho bạn những kiến thức mới về Glonass. Đừng quên liên hệ với Đo Vẽ Nhanh để có thể được cung cấp và tư vấn về dịch vụ khảo sát địa hình , đo đạc hiện trạng các dự án công trình chính xác và chất lượng cao nhé.